Đi Tiểu Nhiều Có Phải Thận Yếu Không Hay Bị Bệnh Gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không là vấn đề lo lắng của không ít người. Theo các chuyên gia, số lần đi tiểu cũng là một trong những yếu tố phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể, đặc biệt là chức năng thận. Vậy nguyên nhân nào gây ra triệu chứng này và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không?
Thận có nhiệm vụ lọc và đào thải các chất cặn bã trong máu ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu

Mối liên hệ giữa thận và nước tiểu

Thận là cơ quan đảm nhiệm vai trò lọc và đào thải các chất cặn bã độc hại trong cơ thể thông qua đường nước tiểu. Ở một người khỏe mạnh bình thường, trung bình một ngày sẽ bài tiết khoảng 1.2 – 1.7 lít nước tiểu đối với nam giới và 1.1 – 1.5 lít nước tiểu đối với nữ giới. 

Nước tiểu sau khi được thận bài tiết sẽ đi xuống bàng quang, qua niệu quản và được đưa ra ngoài thông qua niệu đạo. Khi bàng quang chứa khoảng 200ml nước tiểu sẽ tự động có phản xạ buồn tiểu. Tóm lại, trung bình một người bình thường sẽ đi tiểu khoảng 6 – 8 lần/ ngày, mỗi lần thải trên dưới 200ml và cứ khoảng 2 – 3 tiếng sẽ có cảm giác buồn tiểu. 

Những yếu tố gây ảnh hưởng đến tần suất đi tiểu của bạn

Với những thông tin trên, có thể thấy nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 8 lần/ ngày với hơn 2 lít nước tiểu được thải ra thì được xem là tiểu nhiều lần. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số lần đi tiểu của một người, cụ thể được chia làm 2 nhóm nguyên nhân chính gồm:

Bước vào giai đoạn mãn dục nam ở độ tuổi 60 khiến nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hải nhiều lần "tẽn tò" trong chuyện chăn gối. Nhờ biết đến bài thuốc bí truyền, nghệ sĩ đã lấy lại phong độ, sung mãn như thời trai trẻ. [Tham khảo ngay]

Yếu tố sinh lý

Việc đi tiểu nhiều lần có thể xuất phát từ một số nguyên nhân thông thường như:

Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không?
Uống quá nhiều nước cùng một thời điểm là nguyên nhân phổ biến khiến bạn đi tiểu nhiều hơn
  • Do uống nước nhiều: Việc nạp vào cơ thể một lượng nước lớn sẽ khiến thận lọc thải nhiều hơn so với bình thường nên việc bạn đi tiểu nhiều lần cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra, uống nước sai cách cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng số lần đi tiểu. Cụ thể nhiều người có thói quen uống một lượng nước lớn vào cùng thời điểm khiến bàng quang bị kích thích quá mức dẫn đến phản xạ buồn tiểu.  
  • Do ảnh hưởng từ thời tiết: Thời tiết chuyển lạnh khiến cơ thể ít tiết mồ hôi hơn so với khi trời nắng nóng. Vì vậy, hầu hết lượng chất thải sau khi được thận lọc qua sẽ được chuyển thành nước tiểu và khiến bạn đi tiểu nhiều lần hơn. 
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc Đông – Tây y nhằm mục đích lợi tiểu cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn đi vệ sinh liên tục. 
  • Do thói quen ăn uống: Thường xuyên sử dụng các loại thức uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tiểu nhiều lần.
  • Do yếu tố tâm lý: Nếu để ý bạn sẽ nhận thấy mỗi khi càng lo lắng, hồi hộp hoặc sợ hãi bạn thường có cảm giác buồn tiểu đột ngột. Nguyên nhân là do não truyền tín hiệu đến tất cả các bộ phận trong cơ thể, trong đó có bàng quang. Sự nhạy cảm quá mức của bàng quang chính là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn. 
  • Do tuổi tác: Sự suy giảm chức năng bài tiết của thận ở những người tuổi tác cao cũng là nguyên nhân gây ra tiểu nhiều. 

Yếu tố bệnh lý

Bên cạnh các yếu tố sinh lý thì đi tiểu nhiều lần cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm như:

Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không?
Đi tiểu nhiều lần một cách bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý như suy thận, sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu…
  • Sỏi thận: Giảm chức năng lọc máu và bài tiết độc tố khiến các chất này tích tụ lâu ngày và hình thành các khối sỏi thận. Chúng phát triển ngày càng to lên gây mất cân bằng hệ bài tiết, ngăn cản đào thải khiến nước tiểu tích tụ quá mức trong bàng quang khiến bạn luôn có cảm giác buồn tiểu nhưng không thể tiểu được hoặc tiểu ít. 
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là một trong những bệnh lý đường tiết niệu phổ biến xảy ra. Người bệnh thường có cảm giác buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần trong ngày do sự xâm nhập phát triển của các loại vi khuẩn trong niệu đạo và gây áp lực cho bàng quang. 
  • Các bệnh về tuyến tiền liệt: Một số bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt như u xơ phì đại tuyến tiền liệt, viêm tiền liệt tuyến cũng là những bệnh lý gây ra tiểu nhiều lần. 
  • Suy thận mạn tính: Suy thận mạn giai đoạn đầu thường gây ra một số biểu hiện như tiểu nhiều lần, tiểu ít, tiểu đêm nhiều kèm theo chán ăn, da dẻ xanh xao, suy nhược cơ thể. 
  • Ung thư bàng quang: Ung thư bàng quang là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm, làm xuất hiện khối u trong bàng quang dẫn đến suy giảm chức năng hoạt động của cơ quan này. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tiểu nhiều lần trong ngày. 
  • Một số bệnh lý khác: Bên cạnh các bệnh lý vừa nêu trên, tình trạng đi tiểu nhiều lần cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý mạn tính như huyết áp cao, đột quỵ, bệnh Addison… 

Vậy đi tiểu nhiều lần có phải thận yếu không? Biểu hiện

Để đánh giá tình trạng đi tiểu nhiều lần có phải thận yếu hay không cần tiến hành phân tích về tần suất và lượng nước tiểu thải ra như thế nào, có yếu tố nào trong những yếu tố như vừa nêu trên tác động đến hay không. Theo đó, tình trạng này sẽ được chia làm 2 trường hợp như sau:

  • Nếu tần suất đi tiểu của bạn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như uống nhiều nước, cà phê, rượu bia… thì không phải do thận yếu. 
  • Nếu tăng tần suất đi tiểu kèm theo những triệu chứng như đau lưng, đau bụng, thay đổi màu sắc nước tiểu, tiểu ra máu… thì mới được xem là dấu hiệu của thận yếu hoặc một số bệnh lý về thận khác. 

Có nhiều cách kiểm tra thận yếu và một trong số đó là thông qua các triệu chứng sau:

Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không?
Thận yếu giảm khả năng lọc, đào thải khiến chất độc tích tụ lâu ngày gây ra những cơn đau lưng, đau buốt ngang hông
  • Tiểu ít, ngắt quãng: Mặc dù đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, khi tiểu bị ngắt quãng khiến dòng nước tiểu không được trơn tru và ngưng đột ngột. 
  • Đau lưng: Đau lưng là triệu chứng điển hình ở những người bị thận yếu, có dấu hiệu suy thận. Tình trạng này xuất phát từ việc thận bài tiết kém, gây cản trở quá trình lưu thông nước tiểu, gây tắc nghẽn quá trình đưa nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Từ đó khiến người bệnh có cảm giác đau buốt, nhức mỏi ngang vùng thắt lưng, xương sống. 
  • Ớn lạnh, rùng mình: Người bệnh thận yếu luôn có cảm giác lạnh, đặc biệt ở tay chân, xanh xao, thường xuyên rùng mình dù đang ở trong môi trường có nhiệt độ ổn định. Cơn rùng mình còn đặc biệt xuất hiện khi thay đổi nhiệt độ, kèm theo tình trạng đau bụng, đau đầu. 
  • Vàng da: Chức năng thận suy yếu không chỉ gây ảnh hưởng đến quá trình đào thải độc tố mà còn làm cho cơ thể không sản sinh đủ lượng hồng cầu cần thiết cho cơ thể. Từ đó gây mất cân bằng lượng máu trong cơ thể và dẫn đến ngứa ngáy da, vàng da, phát ban… 
  • Ù tai, chóng mặt: Quá trình sản xuất máu bị suy giảm do thận yếu chính là nguyên nhân gây thiếu máu, ù tai, nghe không rõ, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt…
  • Mệt mỏi, khó thở: Thận khỏe mạnh sẽ giúp tiết ra hormone erythropoietin giúp sản sinh các tế bào hồng cầu mang oxy vận chuyển đi khắp cơ thể. Nên khi thận yếu, lượng hormone này giảm khiến người bệnh cảm mệt mỏi, lờ đờ, thiếu tập trung và đặc biệt là khó thở, thở nông, hụt hơi thường xuyên. 
  • Yếu sinh lý: Đối với nam giới, khi thận yếu sẽ khiến suy giảm chức năng của tuyến thượng thận kéo theo giảm tiết hormone sinh dục là androgen và testosterone, từ đó giảm khả năng sinh lý, rối loạn xuất tinh, rối loạn cương dương… 

Cách khắc phục tình trạng đi tiểu nhiều lần do thận yếu

Với những trường hợp đi tiểu nhiều lần là dấu hiệu của chứng thận yếu cần phải áp dụng các biện pháp điều trị khắc phục càng sớm càng tốt để phục hồi chức năng thận và lấy lại đời sống sinh hoạt bình thường cho người bệnh. Dựa vào tình trạng sức khỏe, yếu tố tác động và mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các biện pháp phù hợp. 

1. Dùng thuốc Tây trị thận yếu

Có nhiều loại thuốc trị thận yếu đi tiểu nhiều, ưu điểm của chúng là phát huy tác dụng nhanh chóng sau khi sử dụng và tiện lợi dễ dùng. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý chỉ được sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn, không tự ý mua thuốc để dùng để tránh những tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. 

Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không?
Có nhiều loại thuốc chữa thận yếu như thuốc lợi tiểu, thuốc cân bằng acid uric, thuốc điều hòa huyết áp…

Một số loại thuốc thường dùng như:

  • Thuốc lợi tiểu: như Thiazidm Furosemid, Amilorid… giúp hỗ trợ đào thải các chất độc hại, giảm áp lực cho thận. 
  • Thuốc cân bằng acid uric: như Allopurinol, Colchicine… giúp cân bằng chỉ số acid uric, hỗ trợ quá trình đào thải các chất, hạn chế biến chứng bệnh gout ở người bị thận yếu, suy thận. 
  • Thuốc chống tăng huyết áp: như Amlodipin, Atenolol, Quinapril… giúp hạ huyết áp, cân bằng ổn định chỉ số huyết áp cho người mắc chứng thận yếu, suy thận
  • Thuốc chống rối loạn máu: như Darbe epo beta, sắt… để tăng sản sinh hồng cầu, bổ sung máu giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh. 

2. Tận dụng các loại thuốc Nam cải thiện chứng thận yếu đi tiểu nhiều

Theo kinh nghiệm dân gian, trong tự nhiên có rất nhiều loại thảo dược có tác dụng chữa chứng thận yếu đi tiểu nhiều lần. Cách này được nhiều người áp dụng và đánh giá cao về hiệu quả, đặc biệt ở những người mắc bệnh nhẹ ở giai đoạn đầu. Sau đây là gợi ý một số loại thuốc Nam thường dùng:

Rau ngổ 

Rau ngổ hay còn được gọi là rau om được sử dụng để làm gia vị trong chế biến thức ăn. Đặc biệt, loại rau này còn được tận dụng trong y học cổ truyền nhờ vị cay thơm, tính mát, hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, chống lão hóa, trị sỏi thận, cải thiện chức năng thận… Nhiều nghiên cứu hiện đại còn phát hiện trong loại rau này có chứa nhiều thành phần khác như bata caroten, endrin, vitamin C, vitamin B, tinh dầu… 

Cách thực hiện

  • Dùng 30g rau ngổ, rửa sạch và giã nát cùng một ít muối hạt. 
  • Cho hỗn hợp này vào nồi đun sôi cùng 5 chén nước. 
  • Khi nước sôi lên khoảng 5 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước phần bỏ bã và chia làm 3 phần uống hết trong ngày. 

Rau diếp cá

Theo dân gian, rau diếp cá có vị chua, tính hàn nên được sử dụng với công dụng tiêu viêm, sát khuẩn, thanh nhiệt giải độc và hỗ trợ trị bệnh sỏi thận hiệu quả. Còn theo y học hiện đại, trong rau diếp cá có chứa nhiều thành phần tốt như quercetin, hyperrin, mercene, tinh dầu… có tác dụng sát khuẩn tốt, làm tăng lượng nước tiểu và đặc biệt là tăng cường chức năng thận. 

Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không?
Nước rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ trị thận yếu và tăng cường chức năng thận

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 100g rau diếp cá, rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng rồi đem đun cùng 2 lít nước. 
  • Đun trên lửa vừa trong vòng 7 – 10 phút để các tinh dầu tiết hết ra ngoài. 
  • Lọc lấy phần nước uống đều đặn hàng ngày, mỗi ngày 1 ly để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Râu ngô

Theo nhiều nghiên cứu, râu ngô có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như sitosterol, tannin, stigmasterol, tinh dầu… Đặc biệt, những hoạt chất này còn rất có lợi cho hệ bài tiết, đường tiểu, tăng lượng nước tiểu thải ra ngoài, giảm phù thũng, hỗ trợ điều trị hội chứng thận hư, thận yếu, sỏi thận, sỏi tiết niệu…

Cách sử dụng

  • Chuẩn bị 30g râu ngô tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng 500ml nước từ 10 – 15 phút. 
  • Lọc lấy phần nước chia làm 2 phần uống hết trong ngày. 

Cỏ xước 

Cây cỏ xước không chỉ tốt trong chữa trị chứng cảm mạo, viêm xoang, chứng mỡ máu cao mà còn rất tốt cho những người mắc bệnh thận yếu. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 25g rễ cỏ xước cùng huyết dụ, mộc thông, huyền sâm, mã đề và rễ cỏ tranh mỗi thứ 15g sắc cùng 3 chén nước. 
  • Kiểm tra thấy nước cạn xuống còn khoảng 100ml thì tắt bếp, rót ra chén chia làm 2 phần uống hết trong ngày. 

Lưu ý: Những bài thuốc Nam chữa thận yếu đi tiểu nhiều vừa nêu trên chỉ phù hợp với người mắc bệnh mức độ nhẹ, nhằm mục đích hỗ trợ cải thiện triệu chứng chứ không có khả năng điều trị bệnh dứt điểm.  

3. Chữa chứng thận yếu đi tiểu nhiều theo Đông y

Nếu như các bài thuốc Nam dùng để cải thiện triệu chứng thận yếu mức độ nhẹ thì các bài thuốc Đông y sẽ giúp tác động sâu vào gốc rễ nguồn căn gây bệnh, đem lại hiệu quả chữa trị cao mà vẫn đảm bảo an toàn, lành tính với cơ thể. Tuy nhiên, do sử dụng các vị thuốc chứa thành phần dược liệu nên người bệnh cần phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới có thể đem lại hiệu quả rõ rệt. 

Bài thuốc số 1

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các vị thuốc gồm: đương quy, ích trí nhân, ngũ vị tử, tang phiêu diêu, miệt giáp, mẫu lễ, đẳng sâm, hoài sơn, lô dược, thạch xương bồ, miết giáp, thỏ ty tử, long cốt, viễn chí, phục thần.
  • Phơi khô các vị thuốc, cắt nhỏ thành từng lát mỏng. 
  • Cho vào ấm sắc cùng 500ml nước cho đến khi cạn xuống còn khoảng 100ml nước thì tắt bếp. 
  • Lọc lấy nước thuốc uống hết 1 lần, ngày dùng tối đa 1 thang thuốc và dùng liên tục trong vòng ít nhất 7 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 
Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không?
Chữa chứng thận yếu đi tiểu nhiều bằng các bài thuốc Đông y đem lại quả cao, trị bệnh tận gốc và an toàn với cơ thể

Bài thuốc số 2

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị ngũ vị tử, thái tử sâm, mạch môn, phục linh, kỷ tử, địa hoàng thang, sơn dược, biển đậu. 
  • Cho hết các vị thuốc này vào ấm sắc cùng 500ml nước trên lửa nhỏ trong vòng 30 phút – 1 tiếng. 
  • Lọc lấy phần nước thuốc chia làm 2 – 3 phần uống hết trong ngày. 

Phòng ngừa thận yếu gây đi tiểu nhiều lần

Chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa chứng bệnh này thông qua việc thay đổi và điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Cụ thể như sau:

Đi tiểu nhiều có phải thận yếu không?
Tạo thói quen đi tiểu ngay khi cơ thể có nhu cầu để giảm tải áp lực cho thận, phòng ngừa thận yếu
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Vì đây là nhóm thực phẩm giúp cung cấp nguồn chất xơ, vitamin khoáng chất cần thiết để thúc đẩy hệ bài tiết hoạt động trơn tru, giảm áp lực cho thận. 
  • Tránh ăn những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá mặn, thức ăn cay nóng, chứa chất bảo quản, đặc biệt không hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá để giúp thận khỏe mạnh. 
  • Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, đối với người trưởng thành cần bổ sung trung bình khoảng 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Bạn cũng có thể xen kẽ với các loại nước ép trái cây, tuy nhiên cần tránh trái cây chứa nhiều axit. 
  • Ban đêm nên uống ít nước và nhớ đi tiểu trước khi đi ngủ để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. 
  • Tuyệt đối không được nhịn tiểu, khi có cảm giác buồn tiểu nên đi ngay là cách tốt nhất để quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi, vừa tạo thói quen tốt cho sức khỏe vừa tốt cho chức năng thận. 
  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc Tây theo cảm tính khi đi tiểu nhiều lần, tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị bằng biện pháp phù hợp. 
  • Cải thiện sức khỏe bằng những thói quen sinh hoạt lành mạnh như thường xuyên rèn luyện, tập thể dục thể thao, đảm bao ngủ đủ giấc, 8 tiếng/ ngày và massage toàn thân để kích thích khí huyết lưu thông, giúp ngủ ngon hơn. 

Tóm lại, tình trạng đi tiểu nhiều lần có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và để nhận định có phải là do thận yếu hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như triệu chứng, tần suất, lượng nước tiểu… Nếu không thể tự đánh giá, tốt nhất bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để được làm xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị bệnh sớm (nếu có) để tránh các biến chứng nguy hiểm khó lường khi bệnh chuyển sang các giai đoạn sau. 

Có thể bạn quan tâm

TIN NÊN ĐỌC

Ngày đăng 09:30 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:07 - 05/06/2023
Chia sẻ:
Bác Sĩ Nam Khoa Đầu Ngành Tư Vấn Phác Đồ Điều Trị Các Vấn Đề Sinh Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Trục trặc trong chuyện “giường chiếu” khiến cánh mày râu mặc cảm, tự ti với chính bản thân và người…

Uống thuốc bổ thận có tốt không? Uống Thuốc Bổ Thận Có Tốt Không? Thông Tin Cần Biết

Uống thuốc bổ thận có tốt không là vấn đề thắc mắc của nhiều người, đặc biệt đối với nam…

Nhận biết sớm các triệu chứng bệnh thận yếu ở nam giới sẽ giúp bạn bảo vệ cơ quan này tốt hơn Các triệu chứng bệnh thận yếu ở nam giới cần nhận biết sớm

Chức năng chính của thận là bài tiết độc tố trong cơ thể. Trong bối cảnh ô nhiễm và chất…

cà phê có hại cho thận không Cà phê có hại cho thận không? Thận yếu có nên uống?

Cà phê là thức uống được nhiều người ưa thích tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều có thể ảnh…

[Ký Sự] Hành Trình Hoàn Thiện Bài Thuốc Sinh Lý Nam Mãnh Lực Phục Dương Khang

Bài thuốc sinh lý nam Mãnh lực Phục dương khang được nghiên cứu và hoàn thiện bởi Trung tâm Nghiên…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Hàng triệu nam giới truyền tai nhau bài thuốc đặc trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, liệt dương... phối chế 50 vị thuốc "cực phẩm nhân gian" - "chồng uống vợ say"... [Không thể bỏ qua]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua