Đi đại tiện ra máu đông – Coi chừng bệnh nguy hiểm

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đại tiện ra máu đông là một triệu chứng nghiêm trọng cần hết sức chú ý. Bởi nó thường là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

đại tiện ra máu đông
Đi đại tiện ra máu đông là triệu chứng nghiêm trọng cảnh báo nhiều bệnh lý

Đại tiện ra máu đông là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Đại tiện ra máu đông là tình trạng hậu môn bị chảy máu sau phân hay trong phân có lẫn máu đông. Tình trạng này có thể được kích hoạt đơn thuần hay cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác.

Biểu hiện của triệu chứng phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây ra nó. Thông thường, tình trạng đại tiện ra máu đông sẽ liên quan đến một số bệnh lý sau đây:

1. Viêm loét đại trực tràng

Bệnh lý này gây ra tình trạng tổn thương lan tỏa ngay tại lớp niêm mạc và dưới niêm mạc ở trực tràng và sẽ giảm dần cho tới đại tràng phải. Nguyên nhân gây bệnh đến này vẫn chưa được xách định rõ ràng nhưng được cho là có liên quan đến quá trình đáp ứng miễn dịch.

Đại tiện ra máu đông là một trong những triệu chứng rất dễ phát sinh khi bạn mắc bệnh lý này. Ngoài ra, để nhận diện bệnh được rõ ràng hơn, cần chú ý đến các triệu chứng đi kèm khác. Điển hình nhất là đau quặn bụng, mót rặn khi đại tiện, khát nước…

Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh viêm loét đại trực tràng rất dễ phát sinh biến chứng. Nghiêm trọng phải kể đến như chảy máu ồ ạt, phình giãn đại tràng, ung thư hóa…

2. Bệnh trĩ

Đại tiện ra cục máu đông nếu không kèm theo đau bụng hay các triệu chứng khác thì có thể nguyên nhân là do bệnh trĩ. Đây là bệnh lý rất phổ biến có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào.

Bệnh đặc trưng bởi sự hình thành những búi trĩ  có thể ở cả bên ngoài hay bên trong. Điều này khiến cho mạch máu bị co giãn và phình to quá mức. Từ đó gây ra tình trạng đại tiện ra máu và lượng máu bị chảy ra nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ bệnh.

Ở giai đoạn đầu, thường người bệnh sẽ chảy máu tươi. Còn trường hợp có xuất hiện của các cục máu đông thì chứng tỏ bệnh đã chuyển nặng. Nếu không sớm điều trị có thể gây thiếu máu, hoại tử búi trĩ, thậm chí là ung thư trực tràng.

3. Polyp hậu môn

Polyp hậu môn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng chảy máu ở đường tiêu hóa dưới. Đây cũng chính là lý do khiến bạn bị đi ngoài ra máu đông.

đi ngoài ra máu đông
Cả bệnh trĩ và polyp hậu môn đều có thể gây triệu chứng đi ngoài ra máu đông

Polyp hậu môn mặc dù là một loại u lành tính nhưng trong nhiều trường hợp có thể chuyển thành ác tính nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó, nó còn dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như sa hậu môn trực tràng, bệnh trĩ hay lồng ruột.

Vấn đề di truyền, thói quen ăn uống, tắc tĩnh mạch hậu môn hay tổn thương ngoài hậu môn đều là những nguyên nhân có thể gây ra bệnh lý này. Đau bụng, tiêu chảy, khó chịu… là một số triệu chứng thường sẽ đi kèm với tình trạng đi ngoài ra máu đông.

4. Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn cũng là một trong những bệnh lý liên quan đến triệu chứng đi ngoài ra máu đông. Cùng với đó là tình trạng đau rát ở vùng hậu môn.

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn thường là hệ quả của chứng táo bón kéo dài. Từ đó khiến cho khi đại tiện phải mót rặn quá mạnh khiến tĩnh mạch ở hậu môn bị kéo căng quá mức.

Ở giai đoạn đầu của bệnh, triệu chứng dễ nhận biết nhất chính là đau rát hậu môn kèm theo đi ngoài ra máu tươi hay máu đông. Sau khi đại tiện, bạn có thể thấy hậu môn sưng tấy, ngứa ngáy, làm tăng nguy cơ rò hay lở loét hậu môn.

5. Xuất huyết đường tiêu hóa

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, cả xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới đều có khả năng khiến bạn bị đại tiện ra máu đông. Trong đó, chứng xuất huyết tiêu hóa dưới thường là nguyên nhân phổ biến hơn.

Tình trạng xuất huyết ở đường tiêu hóa thường liên quan trực tiếp đến rất nhiều bệnh lý. Trong đó điển hình nhất là viêm loét dạ dày tá tràng, lỵ trực trùng, bệnh Corhn, ung thư đại tràng…

đi đại tiện ra máu đông
Đi đại tiện ra máu đông có thể là do chứng xuất huyết tiêu hóa

Ngoài triệu chứng đi đại tiện ra máu đông, người bệnh còn có thể gặp các vấn đề khác. Dễ thấy nhất là nôn ra máu, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, da nhợt nhạt…

6. Ung thư hậu môn – trực tràng

Đối với bệnh lý này, khi vừa khởi phát triệu chứng thường không rõ ràng, thậm chí là không xuất hiện triệu chứng. Khi mà bạn gặp tình trạng đi ngoài ra máu đông chứng tỏ bệnh đã diễn tiến nặng.

Mệt mỏi, suy nhược, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, giảm cân không rõ nguyên nhân… là những biểu hiện khác có thể xuất hiện. Mức độ của triệu chứng thường nặng nề theo thời gian khi các khối u phát triển to dần.

Ung thư hậu môn trực tràng được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm nhất trong tất cả các trường hợp đi đại tiện ra máu đông. Nguyên nhân trực tiếp gây ra nó là sự xuất hiện của các khối u nhỏ hoặc polyp ngay trong lòng hậu môn trực tràng.

Đại tiện ra máu đông nguy hiểm không? Khi nào cần khám bác sĩ

Đại tiện ra máu đông là một trong những triệu chứng về đường tiêu hóa được các chuyên gia đánh giá là tương đối nghiêm trọng. Bởi đây chính là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý. Trường hợp không can thiệp kịp thời và đúng cách có thể phát sinh biến chứng.

Dễ gặp nhất là tình trạng thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa. Ở các bệnh viêm loét tiêu hóa còn có thể khiến tình trạng viêm nhiễm phát triển nhanh. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất trong các bệnh gây đại tiện ra máu đông chính là ung thư hậu môn – trực tràng. Bởi nguy cơ gây tử vong của bệnh lý này đang được thống kê ở mức đáng báo động.

Trong một số trường hợp sau, bạn cần tìm đến bác sĩ ngay lập tức khi bị đi ngoài ra máu đông:

  • Triệu chứng đau quặn vùng bụng kèm theo
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao
  • Chóng mặt, hoa mắt do thiếu máu
  • Lượng máu đông nhiều và có mùi rất khó chịu
  • Hậu môn sưng nóng, đau rát, ngồi khó
  • Nôn ói kéo dài có kèm theo máu hay dịch màu nâu
  • Sút cân bất thường, khó kiểm soát
đại tiện ra máu đông
Cần sớm thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời khi bị đại tiện ra máu đông

Ngăn ngừa tình trạng đi ngoài ra máu đông

Tình trạng đi ngoài ra máu đông do bệnh lý gây ra thường chỉ chấm dứt khi các bệnh liên quan được điều trị triệt để. Tuy nhiên, các biện pháp ngăn ngừa cũng có thể hỗ trợ khắc phục triệu chứng. Đồng thời còn hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh.

Bạn nên thực hiện một số khuyến nghị sau đây:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường chất xơ và vitamin để hỗ trợ tiêu hóa. Cùng với đó là kích thích nhu động ruột và làm mềm phân.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để chống táo bón, đồng thời giúp phân dễ di chuyển hơn trong đường ruột.
  • Tránh các loại thực phẩm khó tiêu, dễ gây táo bón. Điển hình thư thức ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ chiên xào có hàm lượng chất béo cao. Rượu bia, thức uống có gas, có cồn hay chất kích thích cũng cần hạn chế.
  • Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày, không nên đứng ngồi hay nằm một chỗ quá lâu để kích thích nhu động ruột và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
  • Không nên lạm dụng các loại thuốc Tây dễ gây tác dụng ngoại ý lên cơ quan tiêu hóa.
  • Nên đại tiện ngay khi có nhu cầu và cố gắng tập thói quen đại tiện đúng giờ.

Đại tiện ra máu động là triệu chứng cần chú ý và thăm khám kịp thời để ngăn ngừa diễn tiến nghiêm trọng. Ngoài việc nghiêm túc điều trị theo phác đồ điều trị thì bạn cần chú ý hơn trong ăn uống cũng như sinh hoạt. Đây chính là yếu tố quan trọng hỗ trợ quá trình đẩy lùi triệu chứng.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 11:32 - 13/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:40 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Trung tâm Thuốc dân tộc đã chữa khỏi TRĨ NỘI, TRĨ NGOẠI, TRĨ HỖN HỢP cho hàng ngàn người chỉ bằng bài thuốc Đông y đơn giản. Đội ngũ chuyên gia, BS giỏi tại đây luôn sẵn sàng đồng hành và tư vấn giúp người bệnh 24/7.
Thuốc trĩ Antika giá bao nhiêu? Cách sử dụng và review

Thuốc trĩ Antika là dược phẩm của Công ty cổ phần Truepharmco. Thuốc có hai dạng bào chế: Viên uống…

THUỐC NGÂM PHÒNG CHỐNG BỆNH TRĨ

Sử dụng thuốc ngâm phòng chống bệnh trĩ không phải là phương pháp mới song không phải ai cũng biết…

Phòng chữa bệnh trĩ bằng yoga và bấm huyệt Phòng chữa bệnh trĩ bằng yoga và bấm huyệt

Ngoài các phương pháp điều trị nội khoa thì các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ thiên về kích thích…

Khám, cắt trĩ ở Bệnh viện Đại Học Y Dược – Thông tin & Chi phí

Khám bệnh trĩ ở Bệnh viện Đại học Y dược đảm bảo an toàn, chất lượng với chi phí niêm…

Rất nhiều người thắc mắc: Bệnh trĩ có gây đau bụng hay không? Bị bệnh trĩ có đau bụng không? Chuyên gia tư vấn

Bệnh trĩ có đau bụng không? Theo chuyên gia khuyến cáo, bệnh trĩ không gây ra tình trạng đau bụng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua