Bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì, kiêng gì giải quyết nhanh?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đầy bụng khó tiêu nên ăn gì, kiêng gì? Đây là câu hỏi phổ biến của đa số những người gặp vấn đề về tiêu hóa. Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Mối liên hệ giữa đầy bụng khó tiêu với ăn uống

Đầy bụng khó tiêu là cảm giác đau tức, căng nặng ở vùng bụng trên kèm theo một số triệu chứng khó chịu khác như ợ chua, ợ hơi, buồn nôn… Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân gây ra. Bên cạnh các vấn đề về bệnh lý thì chế độ ăn uống cũng góp phần dẫn đến chứng đầy bụng khó tiêu.

bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì
Hiểu rõ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình điều trị

Việc ăn uống vội vàng, không nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt hoặc sở thích ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, uống nhiều bia rượu có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày và đường ruột, khiến cho việc tiêu hóa thức ăn bị trề trệ. Từ đó gây cảm giác nặng bụng, ăn uống lâu tiêu.

Chính vì vậy, việc điều chỉnh thói quen ăn uống thường ngày là rất quan trọng nếu bạn muốn nhanh chóng đẩy lùi chứng đầy bụng, khó tiêu. Lựa chọn được các thực phẩm có lợi sẽ giúp tổn thương trong đường ruột nhanh lành và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngược lại, nếu bạn vẫn tiếp tục duy trì sở thích dùng những thức ăn không phù hợp thì có thể khiến tình trạng đầy bụng khó tiêu kéo dài kèm theo nhiều vấn đề xấu về mặt sức khỏe, đặc biệt là ở đường tiêu hóa.

Khi bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì?

Một số thực phẩm sau có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm các dấu hiệu đầy bụng khó tiêu, bạn có thể cân nhắc dùng trong các bữa ăn:

1. Táo

 Táo là một trong những sự lựa chọn hàng đầu cho người bị khó tiêu đầy bụng. Lý do bởi loại trái cây này đặc biệt giàu pectin và protopectin. Khi váo cơ thể, các chất này được tiêu hóa rất nhanh cho phép làm tăng tốc độ tiêu hóa, đồng thời cũng cố khối lượng phân, ngăn ngừa táo bón.

Ngoài ra trong táo còn có axit pectin. Đây là một chất không tan có khả năng kích thích nhu động ruột co bóp, đẩy thức ăn di chuyển từ dạ dày xuống ruột già nhanh hơn. Từ đó làm giảm cảm giác đầy bụng khó chịu.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bạn nên ăn trực tiếp táo tươi thay vì chỉ uống nước ép. Tốt nhất là ăn cả vỏ bởi phần này tập trung một lượng lớn chất xơ, các vitamin và khoáng chất quý cho sức khỏe.

2. Đu đủ

Đu đủ được khuyên dùng cho người bị đầy bụng khó tiêu nhờ chứa papain. Đây là một loại enzym khi vào trong đường ruột có khả năng chuyển hóa protein trong thức ăn, giải phóng lượng khí tồn động trong bụng, mang lại cảm giác nhẹ nhõm, dễ chịu cho bạn.

Mặc dù vậy cần lưu ý, nếu bạn bị đầy bụng khó tiêu do các vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày, đau dạ dày thì chỉ nên ăn đu đủ chín. Tránh ăn khi dạ dày đang trống rỗng.

3. Khó tiêu hóa nên ăn quả dứa ( thơm )

khó tiêu nên ăn dứa
ăn dứa giúp kích thích tiêu hóa, giảm đầy bụng khó tiêu

Chất bromelin – một thành phần được tìm thấy trong dứa rất có lợi cho tiêu hóa. Nó giúp làm tăng khả năng hấp thụ protein của cơ thể, đặc biệt là protein có trong thịt, cá.

Bên cạnh đó, dứa còn giúp bổ sung lượng chất xơ cenllulo dồi dào. Trung bình cứ 100g dứa thì cung cấp khoảng 1,4g chất xơ cho cơ thể. Nó giúp kích thích các co bóp trong ruột, làm tăng khối lượng phân, tạo điều kiện để chất thải được tống khứ ra ngoài nhanh hơn. Nhờ đó làm giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu.

Xem thêm: Đầy bụng khó tiêu – Triệu chứng bệnh dạ dày và cách chấm dứt tận gốc bằng bài thuốc Đông y

4. Mật ong

Mật ong chính là một câu trả lời hữu ích cho thắc mắc bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mật ong có thể giúp cân bằng môi trường axit trong dạ dày, kích thích tiêu hóa và kháng khuẩn, làm nhanh lành tổn thương ở đường ruột.

Hãy nuốt 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất mỗi ngày hoặc pha với nước ấm. Duy trì thói quen này một thời gian sẽ giúp bạn kiểm soát được chứng đầy bụng khó tiêu.

5. Lê

Không chỉ chứa nhiều nước, các vitamin và khoáng chất, lê còn cung cấp cho bạn nguồn chất xơ cellulo và hemicellulo còn nhiều hơn cả táo ( 2,3g/100g lê ). Chất này hoạt động tích cực trong việc chống đầy bụng khó tiêu bằng cách hút nước trong đường ruột và trương nở, tạo điều kiện để thức ăn được nghiền nát nhanh hơn.

Khi ăn lê, bạn nên chọn những quả lê tươi ngon, có xuất xứ rõ ràng và ăn cả vỏ để hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng có lợi nhất.

6. Sữa chua

Đừng quên thêm 1- 2 hũ sữa chua mỗi ngày vào trong thực đơn của bạn nếu đang bị đầy bụng khó tiêu. Lợi khuẩn Probiotic được tạo ra trong quá trình lên men tự nhiên có thể giúp nâng cao sức khỏe đường ruột, cải thiện khả năng tiêu hóa, ức chế hoạt động sinh khí của các vi khuẩn có hại trong đường ruột. Từ đây, tình trạng đầy bụng khó tiêu hóa cũng sẽ dần được khắc phục.

Ngoài sữa chua đặc bạn có thể thay đổi khẩu vị bằng cách dùng sữa chua uống. Hạn chế ăn các sản phẩm có chứa trái cây vì chúng có thể được bổ sung thêm chất bảo quản không tốt cho đường ruột.

7. Gừng

Gừng thường được các bà nội trợ sử dụng trong các món ăn để khử mùi tanh của thực phẩm và làm tăng hương vị. Đây còn là vị thuốc có tác dụng kích thích bài tiết dịch mật và men tiêu hóa ở tuyến tụy, làm cho thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn.

đầu bụng khó tiêu nên ăn gừng
Người bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gừng hoặc uống trà gừng

Loại gia vị này được sử dụng dưới dạng bột khô hay tươi đều có lợi. Hãy thêm một chút vào trong món cá, thịt bò, sử dụng làm nước chấm hoặc pha trà uống để giảm cảm giác ì ạch trong bụng.

8. Tía tô

Theo đông y, lá tía tô có tính ấm, vị cây, giúp tán phong, trừ hàn, giải độc, giảm đau, chống đầy bụng, nôn mửa. Thành phần tinh dầu có trong loại rau gia vị này còn chứa chất tanin và glucosid giúp kháng khuẩn, có thể giúp tiêu diệt các tác nhân gây hại, giảm viêm nhiễm trong dạ dày, cải thiện khả năng tiêu hóa.

Bạn có thể ăn lá tía tô tươi hoặc xay lấy nước uống. Liều dùng thông thường là 30g/ngày.

9. Nho

Nho cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào có tác dụng kháng viêm, bảo vệ các tế bào trong đường ruột. Thường xuyên ăn nho sẽ giúp bạn cải thiện được các vấn đề khó chịu trong đường ruột như đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, táo bón…

5 thực phẩm không nên ăn khi bị đầy bụng khó tiêu

Ngoài những thực phẩm nên bổ sung hàng ngày, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm như:

1. Muối, đồ mặn

Muối không chỉ gây tích nhiều nước khiến bạn có cảm giác đầy bụng mà còn thúc đẩy vi khuẩn Hp hoạt động mạnh hơn. Loại vi khuẩn này có thể tấn công vào dạ dày gây viêm loét, buồn nôn, ợ hơi, khó tiêu, hoặc thậm chí là ung thư dạ dày.

Vì vậy người bị đầy bụng, khó tiêu nên tránh ăn muối và các các món kho mặn. Ngay cả các thực phẩm như cá muối, đồ hộp cũng cần loại bỏ ra khỏi thực đơn.

2. Đồ cay

Niêm mạc đường tiêu hóa có thể bị kích ứng, tổn thương nếu bạn thường xuyên ăn các món cay được tẩm ướp nhiều tiêu, ớt, mù tạt hay sa tế. Nếu vẫn tiếp tục sử dụng chúng thì tình trạng đầy bụng, khó tiêu sẽ khó lòng mà khỏi được.

3. Sữa, phô mai

Chúng có thể khiến tình trạng đầy bụng khó tiêu thêm tồi tệ, một phần là do chứa nhiều chất béo, một phần là bởi cơ thể bạn không thể hấp thu được loại đường lactose có trong các sản phẩm này.

Nếu bắt buộc phải sử dụng, hãy thử các sản phẩm sữa không chứa lactose và bắt đầu dùng với số lượng ít. Theo dõi phản ứng của đường ruột nếu không thấy vấn đề gì thì mới nên tiếp tục dùng.

bị đầy bụng khó tiêu nên kiêng gì
Dùng các sản phẩm từ sữa có thể khiến tình trạng đầy bụng khó tiêu thêm trầm trọng

4. Các món chiên xào

Sử dụng nhiều dầu mỡ trong quá trình chế biến, các món chiên xào khiến đường ruột phải hoạt động hết công suất vì chúng rất khó tiêu hóa. Khi ở lâu trong dạ dày, chúng có thể sinh ra nhiều khí gây cảm giác đầy bụng, khó chịu, đau âm ỉ ở vùng bụng trên.

Hãy thay thế chúng bằng các món luộc, hấp hoặc nấu sẽ thân thiện hơn với sức khỏe của bạn.

5. Rau sống, thịt cá chưa được nấu chín

Salat, nộm, sushi, gỏi cá, thịt tái… Những món ăn này hẳn là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên chúng lại không được khuyến khích sử dụng khi bạn đang bị đầy bụng, khó tiêu.

Do chưa được nấu chín, chúng rất khó tiêu và có thể mang theo nhiều vi khuẩn gây bệnh vào đường ruột. Vì vậy ngay cả khi khỏe mạnh bình thường bạn cũng nên cân nhắc khi dùng các món này.

6. Rượu, bia, thức uống có ga

Những loại đồ uống này được cho là thủ phạm gây ra nhiều bệnh tật trong cơ thể, đặc biệt là các vấn đề ở dạ dày như trào ngược axit, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày. Các bệnh lý này được xác định là thủ phạm gây đầy bụng khó tiêu cho nhiều người.

>> Xem thêm: Cùng Thạc sĩ – Bác sĩ Tuyết Lan tìm hiểu cách chữa khỏi đại tràng, phục hồi chức năng hệ tiêu hóa, cải thiện đầy bụng khó tiêu

2 món ăn chữa đầy bụng khó tiêu hiệu quả

Để cải thiện chứng đầy bụng khó tiêu, thay thì dùng thuốc, trước tiên bạn có thể thử nghiệm các món ăn bài thuốc sau:

1. Trứng gà lá mơ

– Nguyên liệu:

  • 100g lá mơ lông
  • 2 quả trứng gà ta
món ăn chữa đầy bụng khó tiêu
Món trứng gà rán lá mơ chữa đầy bụng khó tiêu

– Cách chế biến:

  • Lá mơ lông đem rửa sạch, để ráo nước, xắt nhuyễn hoặc giã nát
  • Trứng gà đập tách lấy lòng đỏ, đánh tan rồi cho lá mơ cùng một ít hạt nêm vào, trộn đều hỗn hợp.
  • Làm nóng chảo, cho một ít dầu vào rồi rán trứng gà lá mơ
  • Lật đều 2 mặt cho chín đều
  • Dọn ra ăn 2 – 3 lần có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đầy bụng, khó tiêu, táo bón, hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng đường ruột.

>> Tìm hiểu thêm: Bí quyết chữa khỏi trào ngược dạ dày, đầy bụng khó tiêu, ăn ngon, ngủ ngon của NSND Trần Nhượng

2. Món cháo lá tía tô

– Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá tía tô tươi
  • 300g gạo
  • 4g gừng tươi
  • 100g thịt nạc bằm

Cách chế biến:

  • Thịt đem ướp với một ít hạt nêm và hành củ đập dập, xào chín
  • Lá tía tô xắt nhuyễn. Gừng xắt sợi hoặc giã nát
  • Bạn hầm gạo khoảng 40 phút cho nhừ thành cháo rồi thêm thịt xào, gừng, lá tía tô vào. Nêm thêm chút nước mắm và muối cho vừa miệng. Dọn ra ăn khi còn nóng
  • Món cháo lá tía tô dễ tiêu hóa , giúp làm nhẹ bụng, ngăn ngừa virus, vi khuẩn gây bệnh

Những thông tin vừa rồi đã giúp bạn biết được bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì. Thông thường, sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống tình trạng này sẽ thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên nếu hiện tượng đầy bụng khó tiêu vẫn tiếp tục kéo dài trên 2 tuần thì bạn nên thận trọng đi khám bác sĩ để xem có vấn đề gì về sức khỏe hay không.

Bài tập cho người bệnh Trĩ, Táo Bón, Rối Loạn Tiêu Hóa – Chữa [táo bón] – Thuốc Dân Tộc

Bạn có thể tham khảo thêm

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 08:05 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:09 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Khi bị chướng bụng, đầy hơi, bạn cần lưu ý trong việc ăn uống. Chướng Bụng Đầy Hơi Nên Ăn Gì & Thức Ăn Cần Tránh

Chướng bụng đầy hơi nên ăn gì? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi việc ăn uống…

bà bầu bị chướng bụng đầy hơi Bà bầu bị chướng bụng đầy hơi có ảnh hưởng tới thai nhi?

Bà bầu bị chướng bụng đầy hơi là một trong những tình trạng phổ biến dễ kích hoạt trong thai…

Tỏi là một trong những vị thuốc chữa đầy bụng hiệu quả. Cách chữa đầy bụng bằng tỏi có thực sự hiệu quả không?

Câu trả lời là có, tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Không chỉ…

Hiện tượng chướng bụng đầy hơi buồn nôn do nhiều nguyên nhân gây ra Chướng bụng đầy hơi buồn nôn là bệnh gì, làm sao điều trị?

Chướng bụng đầy hơi buồn nôn là triệu chứng có thể gặp phải ở bất kỳ lứa tuổi nào và…

Chướng Bụng Đầy Hơi Uống Thuốc Gì Giảm Nhanh Triệu Chứng?

Chướng bụng đầy hơi là tình trạng thường gặp ở hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng khó chịu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua