VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn từ Y học cổ truyền [Đừng bỏ lỡ]

Đau vai gáy uống thuốc gì? Các loại thuốc chữa đau vai gáy tốt nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Đau vai gáy là tình trạng rất phổ biến ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, công việc cũng như chất lượng cuộc sống. Khi các liệu pháp điều trị tại nhà không đáp ứng triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc. Vậy đau vai gáy nên uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng?

đau vai gáy uống thuốc gì
Khi các liệu pháp tại nhà không đáp ứng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chữa đau vai gáy

Đau vai gáy uống thuốc gì để khắc phục triệu chứng?

Tình trạng đau vai gáy có thể khởi phát do các bệnh xương khớp hay các yếu tố khác cộng hưởng. Với những cơn đau cấp tính, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các liệu pháp điều trị tại nhà. Điển hình như tác dụng nhiệt hay massage, vận động trị liệu…

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các liệu pháp trên sẽ không thể đáp ứng triệu chứng. Lúc này, việc dùng thuốc sẽ được khuyến cáo. Đau vai gáy nên uống thuốc gì? Nội dung được đề cập dưới đây chính là câu trả lời:

1. Thuốc giảm đau

Triệu chứng điển hình nhất của tình trạng đau vai gáy là sự kích hoạt của những cơn đau ở khu vực cổ vai gáy. Chính vì thế mà thuốc giảm đau trở thành lựa chọn ưu tiên trong khắc phục vấn đề này.

Chỉ với 150K, nhận gay dịch vụ chữa đau vai gáy 3in1 XOA BÓP, BẤM HUYỆT - CHÂM CỨU - CỨU NGẢI

Loại thuốc giảm đau được dùng phổ biến nhất trong điều trị đau vai gáy là Acetaminophen. Thuốc này rất phù hợp với những cơn đau kích hoạt ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. 

Acetaminophen có tác dụng ức chế tình trạng đau nhức tương đối nhanh và ít gây ra phản ứng phụ. Tuy nhiên, những người gặp vấn đề về gan hay có tiền sử nghiện rượu cần thận trọng. Loại thuốc này có thể khiến chức năng gan bị ảnh hưởng.

thuốc chữa đau vai gáy
Acetaminophen là lựa chọn ưu tiên trong điều trị đau vai gáy

Ngoài ra, nhóm đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai hay đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng cần chú ý. Nhiều trường hợp thuốc có thể gây dị tật ở thai nhi hay phát sinh tác dụng ngoại ý ở trẻ nhỏ khi tự ý dùng thuốc.

2. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Khi các thuốc giảm đau thông thường như Acetaminophen hay Paracetamol không đáp ứng thì nhóm thuốc NSAID sẽ được chỉ định. Các thuốc thuộc nhóm này không chỉ giúp giảm đau mà còn ức chế sự phát triển của các phản ứng viêm.

Chính vì vậy, khi tình trạng đau vai gáy đi kèm với dấu hiệu sưng viêm thì nhóm thuốc này rất phù hợp. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng một số loại thuốc sau:

Aspirin:

Aspirin sẽ tác dụng đến các receptor cảm giác ngoại vi, từ đó ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin F2. Điều này giúp làm giảm khả năng cảm thụ của dây thần kinh với một số chất gây ra phản ứng viêm và đau như serotonin, bradykinin… Nhờ đó mà thuốc có tác dụng giảm đau và giảm viêm khá nhanh chóng.

Tuy nhiên, nếu bạn thuốc các nhóm đối tượng viêm loét dạ dày tá tràng, thiếu men G6PD, xuất huyết tiêu hóa, phụ nữ mang thai… thì không được khuyến cáo dùng Aspirin.

Naproxen:

Đây chính là dẫn xuất không steroid của acide propioque, có tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandine. Naproxen được hấp thu tương đối nhanh do ở dạng muối Natri. Sau khi sử dụng khoảng 15 – 30 phút là thuốc đã bắt đầu phát huy tác dụng giảm đau.

So với các loại thuốc cùng phân nhóm khác thì Naproxen phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn trọng khi dùng thuốc nếu có tiền sử dị ứng hoặc bệnh lý.

Ibuprofen:

Loại thuốc này có khả năng ức chế một số chất trung gian kích hoạt phản ứng viêm, điển hình như prostaglandin. Cơ chế giảm đau của Ibuprofen tương đối giống với Aspirin. Thuốc có tác dụng làm giảm cảm thụ của các dây thần kinh cới một số chất gây viêm như serotonin hay bradykinin.

đau vai gáy nên uống thuốc gì
Thuốc Ibuprofen có thể đáp ứng với tình trạng đau vai gáy

Ibuprofen chống chỉ định với một số nhóm đối tượng như bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày tá tràng, suy thận, suy gan nặng…

Phần đa các thuốc thuộc nhóm NSAID đều dễ gây kích ứng lên các cơ quan đường tiêu hóa và làm tăng nguy cơ bị xuất huyết dạ dày khi sử dụng, nhất là sử dụng trong thời gian dài. Cần hết sức thận trọng trước khi dùng thuốc nếu đường tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề.

3. Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ thường được sử dụng khi tình trạng đau nhức bị kích hoạt do các cơ bắp quanh vùng vai bị căng và co thắt mạnh. Thuốc chống co thắt và chống co cứng là 2 loại chính trong nhóm này có thể đáp ứng tốt với tình trạng đau vai gáy.

Thuốc chống co cứng:

Có tác dụng ức chế cơn đau do hiện tượng cơ bắp bị co cứng gây ra. Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc sau:

  • Diazepam
  • Baclofen
  • Dantrolene

Thuốc chống co thắt:

Nhóm thuốc này có thể tác dụng đến hệ thần kinh trung ương, giúp giảm co thắt và khiến cơ bắp được thư giãn, thoải mái hơn. Thuốc chống co thắt hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn tín hiệu đau truyền từ dây thần kinh lên não.

Các thuốc được dùng có thể là:

  • Tizanidine
  • Metaxalone
  • Methocarbamol
  • Orphenadrine

Cần chú ý thận trọng bởi nhóm thuốc giãn cơ, nhất là thuốc chống co thắt có thể phát sinh nhiều tác dụng phụ hơn cả thuốc giảm đau và NSAID.

4. Corticosteroid

Khi các loại thuốc khác không thể khắc phục được triệu chứng thì Corticosteroid sẽ được chỉ định. Thuốc này có cơ chế hoạt động tương tự với Corticosteroid được sản sinh ở tuyến thượng thận.

thuốc điều trị đau vai gáy
Ngoài sử dụng theo đường uống, Corticosteroid dạng tiêm cũng có thể được chỉ định

Tác dụng giảm viêm của Corticosteroid được tạo ra nhờ việc ức chế hoạt động miễn dịch của cơ thể. Tùy vào mức độ triệu chứng và thể trạng của bạn mà bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng thuốc uống hay thuốc tiêm.

Loại thuốc này có thể gây suy giảm hệ miễn dịch và làm phát sinh các tác dụng phụ nghiêm trọng. Chính vì thế mà bạn hãy luôn cẩn trọng trong suốt quá trình sử dụng.

Lưu ý khi dùng thuốc chữa đau vai gáy

Hầu hết các loại thuốc Tây được sử dụng trong khắc phục tình trạng đau vai gáy đều tiềm ẩn nguy cơ phát sinh phản ứng phụ. Điều này khiến nhiều người bệnh lo lắng. Tuy nhiên, những vấn đề rủi ro có thể được ngăn ngừa khi bạn chú ý thận trọng.

Khi dùng thuốc chữa đau vai gáy, bạn hãy lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ về cả liều lượng, tần suất cũng như thời gian.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hay tăng giảm liều khi chưa có yêu cầu từ bác sĩ.
  • Khi liều dùng được chỉ định không thể đáp ứng triệu chứng, hãy chủ động báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh.
  • Trong trường hợp có các vấn đề bất thường phát sinh cũng cần báo cáo nay để can thiệp kịp thời.
  • Tránh việc tự ý khắc phục các tác dụng phụ của thuốc bằng bất cứ cách nào.

Nội dung bài viết chính là lời giải đáp cho vấn đề “đau vai gáy nên uống thuốc gì?”. Khi tình trạng đau nhức vai gáy kéo dài và khó kiểm soát, bạn hãy chú ý thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, hãy chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt để hỗ trợ điều trị được tốt nhất.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đau mỏi cổ vai gáy ở dân văn phòng và các phương pháp điều trị hiệu quả

Ngày đăng 09:11 - 11/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:42 - 08/02/2023
Chia sẻ:
nhức mỏi vai gáy nặng đầu Nhức mỏi vai gáy nặng đầu và cách xử lý đơn giản tại nhà

Nhức mỏi vai gáy và nặng đầu là hai triệu chứng rất dễ kích hoạt đồng thời. Đây có thể…

7 Cách chữa đau nhức bả vai tại nhà hiệu quả không cần thuốc

Chườm nóng/ lạnh, tập yoga, xoa bóp bấm huyệt,... là những cách chữa đau bả vai tại nhà khá phổ…

Đau nửa đầu vai gáy nên uống thuốc gì tốt?

Đau nửa đầu vai gáy thường khiến người mắc phải cảm thấy khó chịu bởi triệu chứng đau nhói một…

Đau vai gáy khó thở nguyên nhân do đâu? Nên làm gì?

Đau vai gáy khó thở xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như hoạt động không đúng tư…

Đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng là bệnh gì?

Bị đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng có thể là dấu hiệu của bệnh cột sống hoặc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua