Đau thượng vị khi mang thai tháng cuối nên làm gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tháng cuối thai kỳ là thời gian rất nhạy cảm, bởi đây là lúc mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý trước khi sinh. Tình trạng đau thượng vị khi mang thai tháng cuối đã khiến không ít mẹ lo lắng. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Liệu nên xử lý như thế nào khi gặp trường hợp này?

đau thượng vị khi mang thai tháng cuối
Tình trạng đau thượng vị rất dễ kích hoạt ở tháng cuối cùng thai kỳ

Đau thượng vị khi mang thai tháng cuối – Nguyên nhân?

Càng về những tháng cuối của thai kỳ thì các vấn đề sức khỏe lại càng dễ phát sinh với mẹ bầu. Không ít mẹ than phiền rằng, họ thường xuyên bị đau tức vùng thường vị khi mang thai tháng cuối.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là:

1. Tử cung tiếp tục phát triển

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, ở tháng cuối thai kỳ, thai nhi vẫn sẽ tiếp tục phát triển nhanh. Chính sự tăng trường về cân nặng của bé khiến cho tử cung vẫn phải tiếp tục giãn nở. Tình trạng này là nguyên nhân của hàng hoạt các vấn đề sức khỏe mà mẹ bầu sẽ gặp phải.

Tử cung mở rộng sẽ gây ra những áp lực trực tiếp cho hệ thống tiêu hóa, nhất là chèn éo lên dạ dày. Lúc này, dạ dày sẽ càng bị đẩy ra xa vị trí ban đầu, thường là đẩy lên trên. Từ đó khiến việc tiếp nhận cũng như chuyển hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn và làm phát sinh các cơn đau hay co rút ở vùng thượng vị.

2. Yếu tố tâm lý

Tháng cuối thai kỳ cũng là thời điểm mà tâm lý mẹ bầu thay đổi rất nhiều. Thai nhi lớn cùng với đó là kỳ sinh nở cận kề khiến các mẹ phải chịu không ít áp lực. Việc vận động hay di chuyển thông thường cũng gặp phải nhiều khó khăn.

Tâm lý căng thẳng, đi cùng với đó là hiện trạng mất ăn mất ngủ và lo lắng sẽ tạo điều kiện cho nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó sẽ làm cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả. Điều này làm tăng thêm các triệu chứng trào ngược hay đau vùng thượng vị.

3. Thai nhi đạp mạnh

Mặc dù đến tuần thứ 40 thì thai nhi chỉ còn đạp trung bình 282 lần/12 tiếng đồng hồ nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau tức ở vùng thượng vị. 

Tình trạng này sẽ dễ dàng phát sinh hơn khi trẻ bỗng dưng đạp rất mạnh và bất ngờ. Tuy nhiên với trường hợp này thì lại là một tín hiệu tốt giúp các mẹ và bác sĩ biết rằng trẻ đang phát triển khỏe mạnh.

đau thượng vị cuối thai kỳ
Thai nhi đạp mạnh và đột ngột có thể khiến mẹ bị đau vùng thượng vị

4. Các bệnh về tiêu hóa

Trong nhiều trường hợp, tình trạng đau thượng vị ở tháng cuối thai kỳ khởi phát là do hệ tiêu hóa gặp vấn đề. Một số bệnh như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản hay xuất huyết dạ dày, viêm đại tràng… đều có thể là thủ phạm.

Ngoài gây đau vùng thượng vị các bệnh lý này thường gây ra những triệu chứng khác. Điển hình như chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa…

Nguyên nhân bệnh lý và các yếu tố sinh lý kích hoạt đồng thời sẽ khiến cho mức độ đau tăng lên. Điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

5. Một số yếu tố khác

Ngoài các nguyên nhân trên thì còn một số yếu tố khác cũng được cho là liên quan trực tiếp đến tình trạng đau thượng vị ở mẹ bầu vào thời điểm tháng cuối thai kỳ. Phải kể đến như:

  • Chế độ ăn uống: Thường xuyên ăn đồ chua cay, thức ăn nhiều dầu mỡ hay ăn quá nhiều 1 bữa… cũng đều là những yếu tố được cho là nguy cơ gây đau thượng vị.
  • Bệnh lý về gan mật: Do các cơ quan này cũng tham gia trực tiếp vào quá trình tiết dịch và hỗ trợ tiêu hóa. Những bệnh thường gặp bao gồm viêm gan, sỏi mật, viêm túi mật, polyp túi mật.
  • Giun chui ống mật: Tình trạng này không chỉ khiến mẹ bầu bị đau ở vùng thường vị dữ dội mà còn toát mồ hôi, lạnh cả người.
  • Bệnh tuyến tụy: Mẹ bầu cũng cần dè chừng với bệnh viêm tụy cấp tính khi cơn đau đột ngột xuất hiện ở vùng thượng vị.

Đau thượng vị khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Tháng cuối thai kỳ là thời điểm vô cùng nhạy cảm. Lúc này, mẹ bầu được các bác sĩ khuyến nghị là cần chuẩn bị tất cả những gì tốt nhất, cả về sức khỏe và tâm lý cho kỳ sinh nở đang cận kề.

Tình trạng đau tức vùng thượng vị do bất cứ nguyên nhân nào thì cũng đều khiến mẹ khó chịu và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt lúc này trẻ cũng cần phải được phát triển toàn diện để chuẩn bị chảo đời. Đây cũng chính là khoảng thời gian mà não bộ của trẻ phát triển nhanh nhất.

Thêm vào đó, những cơn đau thượng vị khởi phát thường xuyên sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, lo lắng. Nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến từng bữa ăn, giấc ngủ, khiến sức khỏe cũng như tinh thần sa sút.

tháng cuối thai kỳ bị đau thượng vị
Cơn đau kích hoạt thường xuyên khiến tinh thần mẹ bầu sa sút

Đau vùng thượng vị không đơn giản chỉ liên quan đến các vấn đề tiêu hóa mà nó còn liên quan đến các bệnh về gan, túi mật, chấn thương lách, viêm tụy. Chính vì thế mà gây cản trở cho quá trình tìm nguyên nhân cũng như can thiệp và điều trị. Điều này, có thể khiến cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

Tình trạng đau vùng thượng vị khởi phát vào tháng cuối thai kỳ nếu không kiểm soát tốt còn làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm ở mẹ bầu. Nhất là sự phát sinh những cơn co thắt mạnh có thể dẫn đến sinh non hay tiền sản giật.

Xem thêm: Xua tan nỗi lo đau viêm dạ dày nhờ bài thuốc Đông y LÀNH TÍNH Sơ can Bình vị tán

Giải pháp cho mẹ bầu bị đau thượng vị khi mang thai tháng cuối

Vì tính chất nhạy cảm của tháng cuối thai kỳ nên việc khắc phục các vấn đề sức khỏe sẽ phức tạp hơn. Bởi những sai lầm trong giải pháp điều trị có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn trực tiếp tác động đến bé.

Trong một số trường hợp, việc tìm đến bác sĩ nếu bị đau vùng thượng vị khi mang thai tháng cuối để yêu cầu hỗ trợ là hết sức cần thiết. Nhất là khi:

  • Đau thượng vị dữ dội kèm theo những cơn co thắt ở khu vực này.
  • Đau thượng vị kèm theo chảy máu âm đạo.
  • Các cơn co thắt xuất hiện với tần suất dày đặc và mức độ nặng nề.
  • Các triệu chứng sốt, khó thở, chóng mặt, đau đầu… đi kèm.

Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp chẩn đoán xác định nguyên nhân và đưa ra cách can thiệp phù hợp nhất. Nếu nguyên nhân là do bệnh lý với mức độ nghiêm trọng thì việc điều trị chuyên sâu sẽ được chỉ định.

Trường hợp cơn đau kích hoạt ở mức độ nhẹ, nguyên nhân là do những yếu tố sinh lý thì mẹ bầu có thể áp dụng một số giải pháp sau:

1. Chườm ấm

Đây là cách nhanh nhất có thể giúp mẹ bầu nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau kích hoạt ở vùng thượng vị. Mẹ bầu chỉ cần sử dụng túi chườm ấm và áp trực tiếp lên vùng thượng bị đang bị đau khoảng 5 – 10 phút rồi ngưng và có thể lặp lại thêm 1 lần nữa.

Trường hợp không có sẵn túi chườm ấm thì có thể dùng nước ấm cho vào 1 cái chai. Sau đó dùng chai nước ấm lăn qua lăn lại ở vùng bị đau. Cần chú ý đến vấn đề nhiệt độ để tránh làm tổn thương vùng da phía ngoài.

2. Uống nước muối ấm

Muối có tính sát khuẩn rất cao với tác dụng làm giảm đau, kháng viêm, đồng thời ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây hại. Nước muối ấm được cho là có thể giúp mẹ bầu xoa dịu bớt cơn đau ở vùng thượng vị. Hơn nữa, giải pháp này lại rất an toàn và không tiềm ẩn những tác dụng ngoại ý.

đau thượng vị khi mang thai tháng cuối
Mẹ bầu có thể uống 1 cốc nước muối ấm để kiểm soát cơn đau

Các mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 ly nước ấm khoảng 100ml sau đó cho vào 2 thìa muối tinh và khuấy đều. Uống vào thời điểm sau bữa trưa khoảng 20 phút, chú ý uống từng ngụm nhỏ để nhận được tác dụng tốt nhất.

3. Uống nước chanh mật ong

Đây cũng là một giải pháp an toàn dành cho mẹ bầu. Mật ong và chanh đều là những nguyên liệu có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất tốt. Đồng thời chúng còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu.

Khi những cơn đau thượng vị kích hoạt, mẹ bầu có thể pha một cốc nước chanh mật ong để ấm. Giúp xoa dịu cơn đau và mang lại cảm giác dễ chịu hơn. Tuy nhiên, do chanh có tính acid nên đừng dại thử nghiệm cách này khi cơn đau là do hội chứng trào ngược dạ dày.

4. Massage vùng thượng vị

Massage là liệu pháp đơn giản có thể đáp ứng với nhiều trường hợp đau nhức. Trong đó, với trường hợp đau thượng vị khi mang thai tháng cuối mẹ bầu cũng có thể áp dụng cách này.

Việc sử dụng lực tay nhẹ nhàng xoa bóp theo chuyển động tròn lên vùng thượng vị giúp mẹ bầu thấy dễ chịu hơn. Massage không chỉ tác động lên phần mô mềm mà còn kích thích giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đôi khi còn làm giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng hay thậm chí là táo bón.

5. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống được cho là yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Nhiều trường hợp, cơn đau thượng vị ở tháng cuối thai kỳ là do yếu tố này gây nên.

Mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho lành mạnh. Điều này sẽ vừa đảm bảo được dưỡng chất, vừa giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Khi các cơ quan tiêu hóa làm việc tốt thì chứng đau vùng thượng vị cũng sẽ nhanh chóng được kiểm soát.

đau thượng vị tháng cuối thai kỳ
Điều chỉnh chế độ ăn uống là vấn đề mẹ bầu nên đặc biệt quan tâm

Sau đây là một số nguyên tắc trong điều chỉnh chế độ ăn mà mẹ bầu cần chú ý:

  • Ăn 1 ngày nhiều bữa, đồng thời giảm lượng thức ăn trong các bữa. Nên nhai thật kỹ và nuốt chậm.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm có hàm lượng chất xơ thực vật cao, thức ăn dễ tiêu, tinh bột.
  • Tuyệt đối không ăn nhanh, ăn vội hay ăn quá no.
  • Tránh vận động mạnh hay nằm nghỉ ngay sau bữa ăn.
  • Tránh các loại đồ chua cay, thức ăn nhanh, rượu bia cũng như chất kích thích.
  • Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày, ít nhất là 2 lít.

6. Duy trì lối sống lành mạnh

Đây cũng là cách hữu hiệu để mẹ bầu có thể ngăn ngừa chứng đau thượng vị. Đồng thời chuẩn bị tốt hơn về mặt sức khỏe cũng như tâm lý cho một kỳ sinh nở sát vách. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:

  • Ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Tránh tuyệt đối vấn đề bỏ bữa hay thức quá khuya.
  • Dành thời gian nhiều hơn cho việc nghỉ ngơi.
  • Tránh áp lực từ công việc cũng như cuộc sống.
  • Cố gắng giữ cho tinh thần thoải mái, thư thái.
  • Có thể đi bộ vận động nhẹ nhàng hay rèn luyện các bài tập dành riêng cho bà bầu.
  • Nghe nhạc, ngồi thiền, đọc những đầu sách về sức khỏe mẹ và bé đều là những thói quen tốt cho 1 nếp sống lành mạnh.

Đau thượng vị khi mang thai tháng cuối là vấn đề mà mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan. Nên sớm thăm khám để bác sĩ can thiệp kịp thời nếu các giải pháp tại nhà không thể đáp ứng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào, kể cả nhóm thuốc giảm đau không kê đơn. Chú ý hơn khi cơn đau lan tỏa khắp vùng bụng cùng những cơn co thắt tử cung. Bởi đây có thể là một trong những dấu hiệu chuyển dạ.

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 03:20 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:10 - 07/02/2023
Chia sẻ:
TTƯT - BSCKII Lê Phương - người đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh chàm Thầy thuốc ưu tú Lê Phương vị bác sĩ mát tay chữa bệnh dạ dày bằng thuốc nam

Có một vị danh y chữa bệnh dạ dày mát tay bằng thuốc nam cho hơn 39.000 bệnh nhân mắc…

Thuốc Maalox: Công Dụng, Cách Dùng Và Giá Bán

Thuốc Maalox thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén nhai. Nhờ thành phần…

viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật Viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật – Biểu hiện và Điều trị

Viêm hàng vị dạ dày trào ngược dịch mật đặc trưng bởi tình trạng dịch mật trào ngược lên dạ…

Bài thuốc chữa đau dạ dày của thuốc dân tộc trên vtv2 VTV2 Giới Thiệu Bài Thuốc Chữa Bệnh Dạ Dày Của Thuốc Dân Tộc

Các bệnh lý về dạ dày đang có dấu hiệu tăng cao trong những năm gần đây. Tìm ra bài…

Chữa đau dạ dày bằng trứng gà Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Trứng Gà Cải Thiện Sức Khỏe

Chữa đau dạ dày bằng trứng gà là mẹo dân gian đem lại hiệu quả tương đối khả quan nên…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua