Đau Răng Sâu Là Do Đâu? Các Cách Chữa Giúp Giảm Đau

Đau răng sâu là triệu chứng hầu hết người bệnh nào cũng gặp phải dù ít dù nhiều hoặc có những trường hợp răng sâu nhưng lại không đau. Vậy cơn đau răng sâu bắt nguồn từ đâu? Cần làm gì để xử lý khắc phục cơn đau? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Đau răng sâu
Đau răng sâu là triệu chứng thường gặp nhất ở những người bị sâu răng

Nguyên nhân gây đau nhức răng sâu 

Đau răng sâu là cụm từ dùng để chỉ những cơn đau nhức khó chịu phát sinh từ bên trong hoặc từ xung quanh về mặt răng. Tình trạng này thường liên quan chủ yếu đến bệnh sâu răng nên được gọi là đau răng sâu. Cơn đau răng sâu được xem là “nỗi ám ảnh” của những người đã và đang phải trải qua.

Cơn đau này diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy từng trường hợp, có người đau nhói dữ dội rồi hết, nhưng cũng có người đau âm ỉ kéo dài liên tục trong nhiều ngày liền không bớt. Cường độ đau cũng biến đổi liên tục, lúc nặng lúc nhẹ thất thường. Thời điểm đau răng sâu nhiều nhất thường là vào ban đêm, xuất hiện đột ngột khi đang ngủ khiến bạn tỉnh giấc vì đau. 

Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân khiến bạn bị đau răng sâu là do sự tác động của sâu răng. Sâu răng thực chất là tình trạng vi khuẩn và axit tấn công làm phá vỡ men răng, bào mòn những mô mềm, mỏng manh bên trong răng. Theo thời gian hình thành các lỗ sâu lớn, vi khuẩn tấn công vào tủy, làm lộ các dây thần kinh khiến răng trở nên nhạy cảm hơn và thường xuyên đau nhức. 

Đau răng sâu
Sâu răng làm phá vỡ men răng, bào mòn các mô và để lộ các dây thần kinh khiến răng nhạy cảm phát sinh cơn đau răng sâu khó chịu

Tuy nhiên, một số trường hợp lại phản ánh việc bị sâu răng nhưng không đau. Vậy nguyên nhân là vì sao? Theo lý giải của các chuyên gia, tình trạng răng sâu không bị đau là do phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn vừa mới bắt đầu. Lúc này, vi khuẩn chỉ mới tấn công đến phần ngà răng và tạo lỗ hổng nhỏ li ti chứ chưa ăn sâu vào bên trong tủy răng. Do đó người bệnh mới chưa cảm nhận được cơn đau nhức. 

Ngoài ra, một lý giải khác về tình trạng sâu răng nhưng không đau là do răng bị nhiễm trùng nặng dẫn đến viêm tủy và chết tủy nhanh. Lúc này, chiếc răng bị sâu thường trở nên giòn hơn, dễ vỡ, không còn cảm giác đau và làm tăng nguy cơ lây lan sâu răng sang các chiếc răng kề cận xung quanh. 

Đau răng sâu có cần bắt buộc điều trị hay không?

Sâu răng không thể tự khỏi và cơn đau sâu răng cũng không thể tự biến mất, thậm chí ngày càng có xu hướng diễn tiến nghiêm trọng hơn nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. Việc chịu đựng những cơn đau nhức răng sâu liên tục trong thời gian dài không những khiến người bệnh khó chịu mà còn ảnh hưởng ít nhiều đến hệ thần kinh. 

Bên cạnh đó, việc không điều trị sâu răng sớm cũng có thể khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng. Điển hình như gây áp xe răng, viêm nha chu… do vi khuẩn ngày càng sinh sôi và phát triển. Từ đó tăng nguy cơ phát sinh biến chứng và mất răng vĩnh viễn, suy giảm chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Ngoài ra, người bệnh ăn uống không ngon miệng, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cân nặng suy giảm, tinh thần sụt giảm… cũng là những hệ lụy tiêu cực khi bị đau răng sâu. 

Nhiều trường hợp bị đau răng sâu nặng nhưng không điều trị, bệnh diễn tiến ngày càng nặng và gây ra các biến chứng khác như hôi miệng, răng xỉn màu, ố vàng, nặng hơn có thể gây áp xe răng, viêm tủy, chết tủy, tiêu xương răng, thậm chí gây nhiễm trùng huyết… Ở những trường hợp này bắt buộc phải nhổ bỏ chiếc răng sâu để ngăn chặn nhiễm trùng lây lan, đe dọa sức khỏe người bệnh. 

Chính vì vậy, khi bị đau răng sâu người bệnh nên chủ động thăm khám ở các bệnh viện, cơ sở y tế nha khoa uy tín để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp. 

Gợi ý 10 cách làm giảm đau răng sâu hiệu quả, nhanh chóng 

Đau răng sâu được diễn tả “rất kinh khủng”, vô cùng khó chịu khi vừa đau nhức vừa ê buốt từng cơn, làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của người bệnh. Do đó việc tìm kiếm những biện pháp giúp xử lý tức thì cơn đau răng sâu luôn được nhiều người quan tâm. Dưới đây là 10 cách chữa đau răng sâu tại nhà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng:

1. Chườm lạnh

Chườm lạnh hoặc chườm đá là một trong những giải pháp hàng đầu đem lại hiệu quả tối ưu trong việc làm giảm cơn đau nhức răng sâu. Nhiệt độ lạnh của đá có khả năng làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác, tạm thời chặn tín hiệu đau đi đến não và giảm khả năng cảm thụ cơn đau nên người bệnh không còn cảm giác đau răng

Đồng thời, sử dụng nhiệt độ thấp còn giúp hạn chế quá trình lưu thông máu đến khu vực răng sâu. Nhờ đó mà cơn đau cũng thuyên giảm bớt cũng như cải thiện rõ rệt tình trạng sưng viêm. 

Đau răng sâu
Chườm lạnh giúp tê liệt dây thần kinh và giảm thiểu cảm giác đau nhức răng sâu

Cách thực hiện

  • Cách 1: Dùng 1 viên đá đặt vào trong lòng bàn tay cùng bên với vị trí đau răng sâu. Sau đó, chà xát viên đá vào khoảng trống giữa ngón trỏ và ngón cái cho đến khi bạn cảm thấy có cảm giác tê hoàn toàn ở khu vực này. 
  • Cách 2: Dùng túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc đặt viên đá vào trong một chiếc khăn rồi chườm lên vùng má ngay vị trí răng đau. 

Lưu ý: Không nên chườm đá trực tiếp lên má vì đá lạnh rất dễ gây bỏng lạnh và tạo cảm giác khó chịu, không đạt hiệu quả giảm đau tối đa. 

2. Súc miệng bằng oxy già (hydrogen peroxide)

Dung dịch hydrogen peroxide 3% hay còn được gọi là oxy già là một loại dung dịch sát khuẩn hiệu quả được sử dụng phổ biến trong y khoa. Đối với trường hợp bị đau răng sâu, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng oxy già để súc miệng để giảm nhẹ cơn đau nhức và cải thiện mức độ viêm nhiễm. 

Cách thực hiện:

  • Pha chế hỗn hợp oxy già với nước theo tỷ lệ 1:1. Khuấy đều và dùng nó để súc miệng nhiều lần, mỗi lần súc khoảng 30 giây để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Lưu ý không áp dụng cách giảm đau răng sâu này cho trẻ nhỏ vì oxy già không được nuốt. 

3. Súc miệng bằng nước muối loãng

Một cách đơn giản giúp giảm nhanh chóng cơn đau răng sâu đó là súc miệng nước muối. Muối biển được biết đến là nguyên liệu tốt giúp hỗ trợ sức khỏe, tăng cường miễn dịch, kiềm hóa cơ thể và hỗ trợ giảm đau răng hiệu quả. Các thành phần trong muối có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên, tiêu diệt tốt một số loại vi khuẩn gây viêm.

Đau răng sâu
Muối có đặc tính sát trùng, chống khuẩn tốt và hỗ trợ làm giảm cơn đau răng sâu hiệu quả

Trong muối còn chứa hơn 60 loại khoáng chất giúp giảm sưng nướu răng và thúc đẩy khả năng tự chữa lành tổn thương. Đồng thời, súc miệng nước muối thường xuyên còn giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám thức ăn còn sót lại trong các kẽ răng, khử mùi hôi miệng rõ rệt. 

Cách thực hiện: Chuẩn bị  1 ly nước ấm 250ml, cho 1 muỗng cà phê muối (khoảng 5ml) vào khuấy cho tan đều. Dùng hỗn hợp nước muối này súc miệng nhiều lần, mỗi lần một ngụm nhỏ vừa đủ rồi nhổ ra. Thực hiện cho đến khi hết, kiên trì áp dụng mẹo này từ 4 – 5 lần/ ngày, đều đặn hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

4. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Sử dụng thuốc giảm đau là giải pháp chấm dứt cơn đau răng sâu hiệu quả nhanh chóng tức thì được nhiều người chọn lựa. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, khi thuốc hết tác dụng cơn đau sẽ quay trở lại. Lúc này người bệnh thường có xu hướng lạm dụng thuốc liên tục để ức chế cơn đau, nhưng đây lại là thói quen vô cùng tai hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Việc dùng thuốc giảm đau nên tuân thủ theo liều lượng nhất định và dùng đúng loại thuốc phù hợp với từng độ tuổi. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm đau răng không kê đơn, có thể kể đến như:

Đau răng sâu
Sau khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn sẽ giúp cơn đau răng sâu được cải thiện nhanh chóng
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs): Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất để giảm cơn đau răng sâu. Thuốc không chỉ có tác dụng giảm đau mà còn làm hạ sốt khi chứa các thành phần chính như Aspirin, Ibuprofen, Meloxicam, Diclofenac, Ibuprofeb… nồng độ thấp. Thuốc thường có tác dụng giảm đau ngay sau khi uống nhưng song song đó cũng có nhiều tác dụng phụ không tốt. 
  • Thuốc Acetaminophen: Nhóm thuốc này cũng có tác dụng chính là giảm đau nhanh và hạ sốt, chủ yếu dùng cho những người dị ứng với một số loại thuốc NSAIDs hoặc aspirin. So với nhóm thuốc NSAIDs thì acetaminophen có tác dụng chậm hơn nhưng lại an toàn, ít tác dụng phụ, phù hợp sử dụng cho trẻ em. 
  • Thuốc paracetamol Panadol: Những trường hợp bị đau răng sâu nhưng không sưng viêm nướu răng thì người bệnh có thể sử dụng loại thuốc này. Thuốc chứa thành phần chính là Paracetamol giúp giảm đau nhanh chóng và được điều chế dưới dạng viên sủi, viên uống… dễ sử dụng. 

5. Ngậm mật ong

Mật ong nguyên chất được xem là một loại dược liệu quý có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn tự nhiên vô cùng hiệu quả. Nhờ đó giúp đẩy lùi nhanh chóng cơn đau răng sâu và tình trạng sưng nướu răng. Đồng thời, hoạt chất hydrogen peroxide tự nhiên trong mật ong giúp ức chế sự phát triển của các tác nhân gây hại cho răng miệng, phòng ngừa viêm nhiễm lây lan và khử mùi hôi miệng.

Cách thực hiện: Bạn dùng 1 thìa cafe mật ong đắp trực tiếp lên vị trí răng đau và ngậm chặt miệng trong khoảng 5 phút. Sau đó nhổ ra, súc miệng lại bằng nước sạch và đánh răng như bình thường. 

6. Kê cao gối nằm

Gối đầu cao khi nằm ngủ cũng là một trong những mẹo giảm đau răng sâu hiệu quả bạn nên thử áp dụng. Khi nằm trong tư thế này, đầu được giữ ở vị trí cao hơn để hạn chế lưu lượng máu lên đầu, không  tụ lại ở chân răng và làm giảm mức độ viêm cũng như cơn đau. Tuy nhiên, để nằm ở tư thế này hiệu quả bạn nên dùng gối mềm để kê đầu, tránh dùng gối quá cứng hoặc chồng gối quá cao vì có thể gây ảnh hưởng đến cột sống, các cơ xương khớp… 

7. Giảm đau răng sâu bằng gừng, tỏi, hành tây

Gừng, tỏihành tây đều là những nguyên liệu tự nhiên được sử dụng để giảm đau khi sâu răng hiệu quả. Những loại này đều có chứa thành phần hoạt chất riêng biệt nhưng đều có điểm chung là khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Sự kết hợp này sẽ giúp giảm nhẹ cơn đau răng, đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. 

Cách thực hiện

  • Bóc vỏ tỏi, hành tây, gừng cạo vỏ. Rửa sạch rồi băm nhuyễn. 
  • Trộn đều hỗn hợp và đắp trực tiếp lên vị trí răng sâu từ 15 – 20 phút. 
  • Ép chặt miệng để các tinh chất ngấm sâu vào răng, sau đó súc miệng lại bằng nước ấm. 
  • Hoặc bạn cũng có thể cho các nguyên liệu vào máy xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt rồi ngậm 15 phút. 

8.  Sử dụng tinh dầu

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, có rất nhiều loại tinh dầu thảo dược tự nhiên có tác dụng giảm đau răng sâu và cải thiện tăng cường sức khỏe răng miệng nhờ vào đặc tính kháng khuẩn. Chẳng hạn như:

Tinh dầu đinh hương

Đinh hương được xem là vị thuốc quý được dùng phổ biến trong y học cổ truyền có tác dụng chữa trị chứng đau răng sâu hiệu quả. Thành phần hoạt chất Eugenol trong đinh hương có khả năng làm tê dây thần kinh, ức chế khả năng cảm thụ cơn đau và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Không những vậy, đinh hương còn có đặc tính sát khuẩn mạnh và có mùi thơm dễ chịu, giúp khử mùi hôi miệng do sâu răng gây ra, đem lại hơi thở thơm mát. 

Đau răng sâu
Tinh dầu bạc hà chứa hoạt chất Eugenol làm tê dây thần kinh và giảm nhanh cơn đau nhức răng sâu hiệu quả

Cách sử dụng:

  • Cách 1: Pha loãng vài giọt tinh dầu đinh hương vào ly nước ấm và dùng hỗn hợp này để súc miệng nhiều lần. 
  • Cách 2: Trộn đều hỗn hợp tinh dầu đinh hương với tinh dầu oliu theo tỷ lệ 2:1. Dùng bông gòn hoặc tăm bông thấm hỗn hợp này bôi lên vị trí răng sâu và vùng nướu răng xung quanh. 

Ngoài tinh dầu đinh hương, người bị đau răng sâu cũng có thể sử dụng đinh hương ở dạng bột rắc trực tiếp lên răng sưng đau hoặc nhai trực tiếp nụ đinh hương. 

Tinh dầu cỏ xạ hương (thyme)

Cỏ xạ hương hay còn được gọi là húng tây không chỉ được sử dụng đơn thuần như một loại gia vị mà nó còn được tận dụng để làm thuốc trị bệnh. Điển hình như bệnh ho gà, nhiễm trùng lồng ngực… và đặc biệt là trị đau răng sâu. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong cỏ xạ hương có chứa thành phần thymol với đặc tính sát trùng, kháng khuẩn, chống nấm rất hiệu quả, ức chế sự phát triển của các tác nhân gây sâu răng và tăng cường sức khỏe răng miệng. 

Cách thực hiện

  • Cách 1: Dùng 2 – 4 giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào ly nước ấm. Khuấy đều rồi dùng để súc miệng nhiều lần trong ngày.. 
  • Cách 2: Nhỏ vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào bông gòn và áp trực tiếp vào vị trí răng sâu. 

Tinh dầu hoa oải hương

Tinh dầu hoa oải hương là một loại tinh dầu rất thơm được nhiều người ưa thích và sử dụng phổ biến tại các trung tâm massage, phòng spa. Ngoài công dụng tạo cảm giác thư thái, thoải mái tinh thần thì loại tinh dầu này được sử để hỗ trợ giảm đau rất tốt như đau dây thần kinh, bong gân, đau khớp và nhất là đau răng sâu. 

Cách thực hiện: Bạn có thể sử dụng bằng nhiều cách, chẳng hạn như nhỏ tinh dầu vào nước ấm rồi dùng để súc miệng hoặc thấm tinh dầu vào bông gòn áp lên vị trí răng sâu. 

9. Trà bạc hà

Bạc hà là loại thảo dược có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt với khả năng gây tê đặc trưng giúp xoa dịu làm giảm cơn đau răng sâu khó chịu. Bên cạnh đó, thành phần tinh dầu trong bạc hà còn được biết đến với khả năng chống khuẩn, giảm viêm và khử mùi hôi miệng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Dùng một nắm nhỏ lá bạc hà, rửa sạch và ngâm nước muối. Đun sôi cùng một lượng nước vừa đủ và dùng nước này để súc miệng. 
  • Nếu dùng bạc hà dạng túi lọc có thể tận dụng để đặt lên vị trí răng sâu khi còn ấm. 

10. Giảm đau răng sâu bằng rượu

Rượu có chứa thành phần cồn với đặc tính sát khuẩn tốt và được sử dụng có hiệu quả trong điều trị làm giảm đau răng sâu. Súc miệng và ngậm rượu còn giúp giảm tình trạng sưng viêm cũng như mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. 

Ngoài sử dụng rượu trắng, bạn cũng có thể thay thế bằng nhiều loại rượu khác như rượu hạt gấc, rượu hạt cau… Những loại này vừa giúp giảm đau nhức, sưng viêm vừa hỗ trợ làm lành các tổn thương do viêm nhiễm gây ra. 

Lưu ý cần biết khi chữa đau răng sâu tại nhà 

Đau răng sâu là tình trạng không thể tránh khỏi khi răng bị vi khuẩn tấn công. Việc áp dụng các biện pháp giảm đau vừa kể trên là điều cần thiết để giúp người bệnh giảm bớt đau nhức, thực hiện chức năng ăn nhai và giao tiếp bình thường. Tuy nhiên, những cách này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không phải giải pháp lâu dài nên không có tác dụng điều trị dứt điểm nguyên nhân gây ra sâu răng. 

Do đó, nếu bị đau răng sâu kéo dài nhiều ngày không khỏi dù đã áp dụng hết các biện pháp, tốt nhất bệnh nhân nên đến bệnh viện gặp nha sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị chuyên sâu. Việc chậm trễ trong việc điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường như áp xe răng, phát sinh các bệnh nướu, lợi, viêm tủy răng…, thậm chí gây mất răng vĩnh viễn. 

Đau răng sâu
Chủ động thăm khám tại bệnh viện nha khoa nếu cơn đau răng sâu kéo dài dai dẳng và có hướng điều trị kịp thời

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị đau răng sâu, người bệnh cũng cần kết hợp thực hiện chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để hỗ trợ đạt được kết quả điều trị cao, phòng ngừa biến chứng và giảm nguy cơ tái phát dài lâu. Cụ thể như sau:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày buổi sáng và tối bằng kem đánh răng có chứa flour; 
  • Kết hợp sử dụng chỉ tơ nha khoa để làm sạch các kẽ răng sau khi ăn;
  • Súc miệng nước muối hoặc dung dịch nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch các mảng bám trong khoang miệng, giảm nguy cơ gây sâu răng và đau nhức. 
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường, dầu mỡ, chất bảo quản, thực phẩm chứa axit… vì sẽ làm mòn men răng, lâu ngày dẫn đến đau răng sâu. 
  • Không hút thuốc lá hay sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia… 
  • Định kỳ lấy cao răng 6 tháng/ lần và thăm khám răng miệng thường xuyên để sớm phát hiện các vấn đề nha khoa bất thường và có hướng điều trị kịp thời. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng đau răng sâu và cách xử lý khắc phục hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vệ bệnh lý răng miệng này, người bệnh nên tìm đến các chuyên gia nha khoa tại các bệnh viện uy tín để trao đổi trực tiếp và được tư vấn kỹ lưỡng hơn. 

Có thể bạn quan tâm

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 09:26 - 18/05/2023 - Cập nhật lúc: 13:25 - 19/05/2023
Chia sẻ:
Răng cấm bị sâu Răng Cấm Bị Sâu Xử Lý Thế Nào? Cách Điều Trị Tận Gốc
Răng cấm bị sâu là một trong những vấn đề nha khoa thường gặp. Bởi răng cấm (răng số 6, 7) có mặt nhai lớn, nhiều rãnh và nằm ở…
Chữa sâu răng bằng rượu cau là mẹo dân gian được nhiều người biết đến Chữa Sâu Răng Bằng Rượu Cau Hiệu Quả Như Thế Nào?

Chữa sâu răng bằng rượu cau là một trong những mẹo dân gian được nhiều người biết đến. Được cho…

Đau răng sâu Đau Răng Sâu Kéo Dài Bao Lâu? [Chia Sẻ từ Nha Sĩ]

Đau răng sâu kéo dài trong bao lâu? là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi tình trạng đau…

Dùng lá húng quế chữa sâu răng Dùng Lá Húng Quế Chữa Sâu Răng – Mẹo Hay Dân Gian

Dùng lá húng quế chữa sâu răng là mẹo trị bệnh dựa theo kinh nghiệm dân gian. Loại thảo dược…

Sâu răng khi mang thai Sâu răng Khi mang thai: Có ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi?

Sâu răng khi mang thai là bệnh lý phổ biến trong thai kỳ. Thường gặp nhất là trong các trường…

Lá lốt trị sâu răng 5 Cách Chữa Sâu Răng Bằng Lá Lốt Hiệu Quả Đến Bất Ngờ

Các cách chữa sâu răng bằng lá lốt được áp dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian và mang…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua