Đau Răng Ngậm Nước Muối Hiệu Quả Tốt Thiệt Hay Không?

Đau răng ngậm nước muối là một trong những mẹo dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng, do muối được tin là có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, sát khuẩn tốt. Tuy nhiên, súc miệng bằng nước muối chỉ mang lại hiệu quả khi được sử dụng đúng cách, nếu không sẽ gây ra tình trạng mòn men răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. 

Công dụng chữa đau răng của muối 

Được biết, loại muối được sử dụng để hỗ trợ cải thiện các vấn đề về răng miệng, hô hấp là muối biển. Đây một hỗn hợp của nhiều loại muối khoáng, trong đó, lượng muối khoáng trong muối biển tự nhiên chỉ chiếm 3% nhưng lại có đến 60 nguyên tố vi lượng. Muối được biết đến với những công dụng như kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, nâng cao hệ miễn dịch, thúc đẩy lưu thông máu, cung cấp lượng muối khoáng cần thiết cho cơ thể để cân bằng độ ẩm, chuyển hóa các chất.

Đau răng ngậm muối là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng
Đau răng ngậm muối là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng

Theo một bài viết của PGS.TS Phạm Thị Bích Đào trên báo Lao Động, thường xuyên ngậm súc miệng bằng nước muối có thể hỗ trợ làm sạch và ngăn ngừa sự tích tụ của các mảng bám trên răng, đồng thời loại bỏ một phần vi khuẩn trên lợi và răng. Sự tích tụ của các mảng bám trên răng chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Ngoài ra, việc ngậm nước muối cũng giúp ngăn ngừa hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, cải thiện các triệu chứng dị ứng, viêm họng ở mức độ nhẹ… 

Theo ý kiến của bác sĩ nha khoa Eric Shapira được trích trong tạp chí Men’s Health, muối có thể làm tăng khả năng cân bằng độ pH trong miệng, tạo môi trường kiềm ức chế sự phát triển của các vi khuẩn. Bên cạnh đó, muối còn chứa nhiều khoáng chất và có một lượng nhỏ fluoride có tác dụng ngừa sâu răng, bảo vệ răng miệng. Sử dụng nước muối để ngậm có thể phần nào loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng, giúp làm sạch răng nướu, giúp nướu chắc khỏe, hỗ trợ ngăn ngừa, cải thiện các bệnh lý về răng miệng và hô hấp.

Tuy nhiên, muối cũng cần được sử dụng đúng cách, không phải loại muối nào cũng có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức răng. Việc dùng muối không đúng cách sẽ gây hại cho tế bào niêm mạc của cơ thể. Đặc biệt, không dùng muối cho những vị trí có vết thương hở. Sử dụng dung dịch muối không phù hợp về nồng độ và chưa được tiệt trùng sẽ khiến vết thương lâu lành, có nguy cơ nhiễm trùng, viêm loét nghiêm trọng hơn. 

Cách ngậm nước muối chữa đau răng đơn giản, dễ thực hiện

Đau răng ngậm nước muối là mẹo dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này là nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, cách thực hiện nhanh chóng, thuận tiện. Bạn có thể tham khảo một số cách ngậm nước muối chữa đau răng dưới đây:

1. Đau răng ngậm nước muối pha loãng 

Chỉ sử dụng nước muối pha loãng cũng có thể giúp loại bỏ phần nào vi khuẩn trong khoang miệng, hỗ trợ kiểm soát cơn đau răng đáng kể. Cách làm này tương đối đơn giản, phù hợp với những cơn đau răng xuất hiện đột ngột.

Cách thực hiện: 

  • Lấy một ấm nước ấm, cho 1 thìa cà phê muối hạt vào
  • Khuấy đều cho tan đến khi không còn thấy hạt muối nữa
  • Dùng dung dịch này ngậm súc miệng 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần 3 – 5 phút để giảm đau răng. 

2. Cách chữa đau răng bằng muối và gừng 

Gừng cũng là nguyên liệu thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị đau răng. Gừng có chứa nhiều hợp chất có tác dụng tốt với sức khỏe răng miệng có thể kể đến như 6-gingerol, linalool, zingerol, cineol… Có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm viêm, giảm đau, giảm phù nề cho mô nướu. Kết hợp gừng với muối cũng có thể giúp bạn cải thiện phần nào tình trạng đau răng.

Muối có thể kết hợp với gừng để cải thiện tình trạng đau nhức răng
Muối có thể kết hợp với gừng để cải thiện tình trạng đau nhức răng

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nhánh gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch, giã nát
  • Lấy 1/2 thìa cà phê muối hạt pha với 50ml nước ấm, khuấy đều
  • Cho nước muối vào gừng, khuấy đều, lọc lấy nước cốt
  • Dùng hỗn hợp này ngậm súc miệng hoặc bôi trực tiếp vào vị trí răng đau
  • Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ngày để thấy cải thiện. 

3. Cách chữa đau răng bằng lá trầu không và muối

Lá trầu không được dân gian sử dụng rộng rãi trong việc hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa viêm nhiễm. Theo các nghiên cứu hiện đại, trong lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất như eugenol, chavicol, cineol, riboflavin, carotene, niacin, thiamin… Có tác dụng khử trùng, chống kích ứng, kháng viêm, giảm đau, chống oxy hóa, hỗ trợ loại bỏ một số vi khuẩn có hại… Đau răng ngậm nước muối và lá trầu không cũng có thể giúp giảm đau phần nào.

Cách thực hiện:

  • Lấy 5 – 7 lá trầu không rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ
  • Cho vào máy xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn cùng 20ml rượu trắng và 1/2 thìa muối hạt
  • Lọc lấy nước, bỏ bã, dùng nước này ngậm trong miệng 5 – 7 phút
  • Nhổ bỏ rồi súc lại miệng bằng nước ấm
  • Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ngày, không lạm dụng để cải thiện tình trạng đau nhức răng. 

4. Đau răng ngậm nước muối và lá ổi 

Lá ổi có chứa các hoạt chất nhất isoflavonoid, kaempferol, phenolic, axit galic… Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, thường được dân gian sử dụng để cải thiện các vấn đề về răng miệng như hôi miệng, đau răng, viêm nướu răng… Bạn cũng có thể kết hợp muối với lá ổi để tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị đau nhức răng và các bệnh lý về răng miệng khác. 

Cách thực hiện: 

  • Lấy 1 nắm lá ổi non, ngâm rửa sạch với nước muối
  • Vớt ra, để ráo nước, cho vào cối hoặc máy xay/giã nhuyễn với một ít muối
  • Thêm ít nước lọc, lọc lấy nước, bỏ phần bã
  • Sau khi đánh răng, dùng nước này ngậm trong miệng 3 – 5 phút
  • Kiên trì áp dụng 1 – 2 lần/ngày để cải thiện tình trạng đau răng. 

Đau răng ngậm nước muối có thật sự hiệu quả?

Có rất nhiều nghiên cứu xoay quanh hiệu quả diệt khuẩn, diệt virus của nước muối. Theo một bài viết trên báo Sức Khỏe Đời Sống, nước muối ưu trương, tức là nước muối có nồng độ cao, nghĩa là tỷ lệ NaCL tinh khiết/nước cất cao, thường cao hơn 0,9% có thể khiến tế bào vi khuẩn bị mất nước, làm chúng bất hoạt hoặc bị chết đi. Thế nhưng dung dịch này cũng gây hại cho tế bào niêm mạc của cơ thể, vì thế việc sử dụng nước muối nồng độ cao không được khuyến khích sử dụng để súc miệng và súc họng.

Chưa có nghiên cứu khoa học nào có thể khẳng định hiệu quả của muối trong điều trị đau răng
Chưa có nghiên cứu khoa học nào có thể khẳng định hiệu quả của muối trong điều trị đau răng

Trong khi đó, nước muối sinh lý và nước muối có tỷ lệ NaCL tinh khiết/nước cất thấp, an toàn không gây hại cho niêm mạc nhưng lại không diệt được vi khuẩn. Sử dụng nước muối sinh lý và nước muối pha loãng có thể đẩy tế bào lên trên lưỡi, lợi và loại bỏ chúng thông qua cơ chế rửa trôi. Do đó, việc dùng nước muối sinh lý, nước muối pha loãng được khuyến khích sử dụng để làm sạch răng miệng, họng hơn là nước muối đậm đặc. 

Bên cạnh đó, đau răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như do các tác nhân vật lý như chấn thương, va đập hoặc do bệnh lý như sâu răng, viêm tủy răng… Với những trường hợp đau ở mức độ nhẹ, nước muối có thể cải thiện phần nào tình trạng đau buốt, khó chịu. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không thể loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây đau răng. Đặc biệt, nếu tình trạng này kéo dài, xuất hiện liên tục, bạn nên nhanh chóng thăm khám nha khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị. 

Một số lưu ý khi chữa đau răng bằng nước muối 

Muối là nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm, có thể ăn được. Thế nhưng, đây không phải là nguyên liệu hoàn toàn an toàn khi dùng để hỗ trợ điều trị đau răng. Khi dùng nước muối, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Nước muối chỉ có tác dụng trong một số trường hợp nhất định, hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa và cách thực hiện của mỗi người. Đặc biệt, bạn chỉ nên áp dụng như một phương pháp hỗ trợ, không nên quá hy vọng vào hiệu quả của nó. 
  • Nước muối có tác dụng diệt khuẩn thì phải có nồng độ NaCl cao. Tuy nhiên, nước muối đậm đặc mặc dù có tác dụng diệt khuẩn nhưng sẽ làm yếu hàng rào bảo vệ tế bào, gây tổn thương niêm mạc miệng họng, làm mòn men răng. Do đó, không phải nước muối càng đậm đặc thì hiệu quả càng tốt.
  • Bạn chỉ cần sử dụng nước muối pha loãng, hạt muối phải tan hoàn toàn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, nhất là men răng. 
  • Việc dùng nước muối cải thiện đau răng chỉ nên áp dụng 1 – 2 lần/ngày, không lạm dụng, không dùng liên tục mỗi ngày để tránh gây phản tác dụng. 
  • Bên cạnh việc sử dụng nước muối, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng và lối sống để tăng hiệu quả điều trị.

Tóm lại, đau răng ngậm nước muối chỉ là mẹo dân gian hỗ trợ điều trị, không phải là phương pháp có thể loại bỏ tận gốc tình trạng đau nhức răng. Nếu bạn bị đau răng kéo dài hoặc có nhiều triệu chứng bất thường khác, tốt nhất nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ, nha sĩ để được điều trị. 

Có thể bạn quan tâm:

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 00:48 - 05/06/2023 - Cập nhật lúc: 00:48 - 06/06/2023
Chia sẻ:
Đau răng khi nằm xuống là tình trạng mà nhiều người gặp phải Đau Răng Khi Nằm Xuống Là Bị Gì? Cách Điều Trị, Khắc phục
Răng hay bị đau nhức, đau nghiêm trọng hơn khi nằm xuống hoặc tựa lưng là một trong những tình trạng thường gặp ở nhiều người. Đây không phải là…
Hapacol là loại thuốc có thể giúp làm giảm đau nhức răng tạm thời Thuốc Hapacol: Công Dụng Gì? Có Giảm Đau Răng Không?

Hapacol là một trong những loại thuốc được biết đến và sử dụng rộng rãi hiện nay. Loại thuốc này…

Nghe có vẻ lạ nhưng mật ong quả thật là nguyên liệu có thể hỗ trợ điều trị đau răng Chữa Đau Răng Bằng Mật Ong Hiệu Quả Ít Người Biết Đến

Chữa đau răng bằng mật ong nghe có vẻ lạ nhưng lại là một trong những phương pháp được áp…

Đau răng ở người già Người Già Đau Răng Do Đâu? Giải Pháp Điều Trị, Ngăn Chặn

Người già đau răng có thể là dấu hiệu của các bệnh nha khoa, lão hóa răng, chế độ ăn…

Đau răng dẫn đến đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Đau Răng Dẫn Đến Đau Đầu Dấu Hiệu Bị Gì? Nguy Hiểm Không?

Đau răng và các bệnh lý về răng miệng rất phổ biến, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng,…

Lá trầu không thường được dân gian sử dụng để chữa đau răng Chữa Đau Răng Bằng Lá Trầu Không Qua Các Mẹo Hay Nhất

Lá trầu không là cây thuốc quý, đa công dụng, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua