VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn từ Y học cổ truyền [Đừng bỏ lỡ]

Đau nhức xương khớp tay chân: Nguyên nhân & cách trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Đau nhức xương khớp tay chân thường xảy ra khi trời lạnh, lạm dụng tay chân hoặc gây áp lực lên các khớp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này có thể liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn và cần điều trị phù hợp để tránh các biến chứng không mong muốn.

chữa đau nhức xương khớp chân tay
Đau nhức xương khớp chân tay có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp tay chân

Có nhiều nguyên nhân có thể gây đau nhức xương khớp tay chân. Không phải lúc nào tình trạng này cũng nguy hiểm và cần điều trị. Việc tìm ra nguyên nhân là các tốt nhất để ngăn ngừa có biện pháp xử lý phù hợp. Một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro có thể gây đau nhức xương khớp tay chân thường bao gồm:

1. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau nhức xương khớp ở chân và  tay. Tình trạng này thường do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức dẫn đến suy giảm chức năng và thoái hóa các khớp.

Các triệu chứng cơ bản thương là:

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.
  • Đau ở các khớp chính của cơ thể bao gồm tay, chân, đầu gối và khuỷu tay.
  • Gây sốt nhẹ, cứng khớp, giảm cân và mệt mỏi không rõ lý do.

Hiện tại, không có biện pháp điều trị dứt điểm viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa bệnh tái phát. Các loại thuốc chống thấp khớp có thể hỗ trợ làm thay đổi hệ thống miễn dịch và cải thiện các cơn đau.

đau nhức xương khớp chân tay
Viêm khớp dạng thấp có thể gây đau nhức xương khớp chân tay

2. Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là một hội chứng gây đau ảnh hưởng đến hầu hết các cơ trên cơ thể. Hiện tại, các bác sĩ vẫn không biết nguyên nhân chính xác gây đau cơ xơ hóa. Tuy nhiên, các vấn đề về não bộ và nhận thức có thể liên quan đến tình trạng này.

Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Đau kéo dài trên hầu hết các vị trí trên cơ thể, bao gồm cả xương khớp tay chân.
  • Mệt mỏi.
  • Lo lắng, trầm cảm.
  • Đầu óc mơ hồ, không rõ ràng.
  • Thỉnh thoảng có thể bị ngưng thở khi ngủ, ngáy ngủ.
  • Xuất hiện các triệu chứng Hội chứng chân không yên.

Hiện tại, không có cách chữa bệnh đau cơ xơ hóa. Tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm để cải thiện tình trạng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, người bệnh có thể cần sử dụng các biện pháp điều trị lâu dài bao gồm sử dụng thuốc chống trầm cảm và thuốc làm thay đổi nhận thức để điều trị các vấn đề ở xung thần kinh.

3. Các bệnh lý thần kinh ngoại biên

Các bệnh lý về thần kinh ngoại biên có thể dẫn đến các tổn thương dây thần kinh và ảnh hưởng đến các khớp tay và chân. Tình trạng này thường liên quan đến những người bệnh tim hoặc bệnh tiểu đường.

đau nhức xương khớp chân
Các bệnh lý thần kinh ngoại biên như tiểu đường có thể gây đau nhức xương khớp tay chân

Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:

  • Đau nhức xương khớp tứ chi bao gồm cả bàn tay, bàn chân, ngón tay và các ngón chân.
  • Yếu cơ, dễ té ngã.
  • Không dung nạp nhiệt, huyết áp thấp.

Các bệnh lý liên quan đến hệ thống thần kinh cần được điều trị bảo tồn để ngăn ngừa các tổn thương ảnh hưởng đến chức năng thần kinh. Các cơn đau nhức xương khớp chân và tay có thể được cải thiện bằng thuốc giảm đau, thuốc chống động kinh và một số loại thuốc chống trầm cảm. Đôi khi người bệnh cần tiến hành điều trị thay đổi nhận thức để hạn chế nhận thức đau của não.

4. Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ là một bệnh rối loạn tự miễn dịch gây viêm nhiễm lan rộng ra khắp cơ thể. Bệnh có thể gây đau đớn ở các khớp chính, bao gồm cả xương khớp tay và chân.

Các triệu chứng phổ biến của Lupus ban đỏ hệ thống bao gồm:

  • Đau nhức xương khớp
  • Khó thở
  • Sốt cao
  • Nổi mề đay ở mặt, đôi khi mề đay có hình như cánh bướm trải dài qua mũi và 2 má
  • Đau ở tay và chân
  • Tay chân chuyển sang màu xanh khi tiếp xúc với không khí lạnh
  • Đau ngực và đau đầu

Lupus ban đỏ hệ thống không thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, đây là một bệnh lý nguy hiểm với nhiều biến chứng. Do đó, người bệnh cần áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ thường kê các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau và thuốc làm giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch để điều trị.

5. Bệnh Gout

Bệnh Gout là một loại viêm khớp gây ra bởi nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao. Các cơn đau thường bắt đầu ở ngón chân cái một cách đột ngột. Sau đó cơn đau sẽ lan ra toàn bộ bàn chân, mắt các chân, đầu gối, khuỷu tay và cả bàn tay

Đau Nhức Xương Khớp Tay Chân
Bệnh Gout thường gây đau nhức xương khớp ở ngón chân sau đó lan đến tay

Các triệu chứng phổ biến khác thường bao gồm:

  • Đau dữ dội ở các khớp
  • Khó chịu kéo dài từ vài ngày đến vài tuần
  • Ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp, gây đau đớn khi chuyển động

Việc điều trị Gout thường bao gồm việc tăng chất lỏng trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ và sử dụng thuốc để làm giảm Axit Uric trong cơ thể. Ngoài ra, thuốc giảm đau và thuốc chống viêm cũng mang lại hiệu quả trong việc giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

6. Bệnh đa xơ cứng

Đa xơ cứng là tình trạng cơ thể tấn công các dây thần kinh trong não và cột sống. Điều này có thể dẫn đến đau nhức xương khớp tay chân. Sau đó các cơn đau có thể lan rộng ra khắp cơ thể và đôi khi các cơ quan cơ khác cũng có thể bị ảnh hưởng.

Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:

  • Tê, ngứa ran và đau ở tứ chi
  • Tầm nhìn mờ
  • Có các vấn đề khi thăng bằng
  • Ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và gây mất trí nhớ
  • Mất chức năng ở khớp

Không có cách chữa dứt điểm tình trạng đa xơ cứng. Tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc để giảm đau và giãn cơ để cải thiện các triệu chứng. Corticosteroid là thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc cần chú ý liều lượng và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Biện pháp điều trị đau nhức khớp tay chân

Việc điều trị đau nhức xương khớp tay chân thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Trong một số trường hợp không nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục như sau:

1. Điều trị tại nhà

Đau ở tay và chân thường được cải thiện với các biện pháp khắc phục tại nhà. Các biện pháp phổ biến bao gồm:

  • Sử dụng các loại kem bôi hoặc thuốc giảm đau không kê đơn.
  • Giữ ấm tay và chân khi trời lạnh. Bạn có thể cân nhắc sử dụng găng tay và tất chân, kể cả khi ở trong nhà.
  • Sử dụng nẹp bảo vệ tay chân, sử dụng giày phù hợp để không gây áp lực lên các khớp.
  • Tắm nước ấm để thư giãn các khớp.
  • Sử dụng trà an thần như trà hoa cúc để làm dịu thần kinh và cơ. Điều này có thể giúp người bệnh dễ ngủ hơn nếu các cơn đau thường xuyên xuất hiện vào ban đêm.
  • Bổ sung Glucosamine theo hướng dẫn của người có chuyên môn để bôi trơn các khớp và giảm đau.
điều trị đau nhức khớp tay chân
Việc điều trị đau nhức khớp tay chân phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

2. Thuốc điều trị đau nhức xương khớp

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn để điều trị tình trạng đau nhức xương khớp tay chân. Thuốc chống viêm thường được sử dụng để giảm đau và cải thiện các triệu chứng. Các loại thuốc phổ biến thường bao gồm Diclofenac, Aspirin và các loại thuốc khác.

Thuốc chống viêm không chứa Steroid thường có tác dụng nhanh. Tuy nhiên, thuốc thường gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, luôn trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro khi sử dụng thuốc.

Các khớp tay và chân đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng hoặc dấu hiệu đau nhức xương khớp tay chân, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào có liên quan.

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 11:14 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 09:45 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Châm cứu chữa xương khớp: Dứt ngay cơn đau sau liệu trình đầu tiên

Châm cứu chữa xương khớp được đánh giá là phương pháp trị liệu hiệu quả hàng đầu hiện nay. Phương…

Bệnh viêm khớp háng có nguy hiểm không?

Một trong những thắc mắc được nhiều bệnh nhân đưa ra là Bệnh viêm khớp háng có nguy hiểm không?…

Tiêm tế bào gốc đã hoạt hóa vào khớp gối Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc mang đến nhiều triển vọng

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc được cho là hy vọng điều trị thoái hóa ngoài…

TOP 5 cách chữa trị bệnh phong thấp tại nhà hiệu quả nhất

Ngoài thuốc và các phương pháp điều trị y khoa, một số cách trị bệnh phong thấp tại nhà cũng…

Bệnh gút có mấy giai đoạn? Dấu hiệu và sự nguy hiểm

Bệnh gút tiến triển qua 4 giai đoạn, bao gồm giai đoạn tăng axit uric máu, giai đoạn gút cấp,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua