Bị đau nhức tinh hoàn (trái – phải) – Nguyên nhân và cách trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Bị đau nhức tinh hoàn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tinh hoàn, ung thư tinh hoàn, tràn dịch màng tinh, giãn tĩnh mạch thừng tinh,… Tuy nhiên cơn đau ở tinh hoàn cũng có thể khởi phát do bệnh sỏi thận hoặc chấn thương khi vận động.

tinh hoàn bị đau là bệnh gì
Tinh hoàn bị đau là dấu hiệu của bệnh gì? Điều trị ra sao?

Nguyên nhân gây đau nhức tinh hoàn trái – phải

Nam giới có 2 tinh hoàn (trái – phải) nằm ở bên trong bìu. Cơ quan này đảm nhiệm vai trò sản xuất testosterone và tinh trùng. Khi tinh hoàn bị đau nhức và tổn thương, sức khỏe và sinh lý ở nam giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Triệu chứng đau tinh hoàn kéo dài có thể gây suy giảm chức năng của cơ quan này, đồng thời làm giảm nồng độ nội tiết nam và chất lượng tinh trùng.  Ở những trường hợp chủ quan, tinh hoàn có thể bị tổn thương nặng nề và mất chức năng hoàn toàn.

Dưới đây là một số tình trạng sức khỏe có liên quan đến triệu chứng đau 1 bên hoặc cả 2 bên tinh hoàn.

Tinh trùng ít, yếu, vón cục, màu vàng... có chữa được không? Chuyên gia YHCT đầu ngành giải thích chi tiết? Bật mí bao lâu thì có con... [không thể bỏ qua]

1. Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn là hiện tượng tinh hoàn bị viêm do virus, vi khuẩn, chấn thương và dị ứng. Trong đó, virus và vi khuẩn được cho là nguyên nhân phổ biến nhất.

Đau tức 1 hoặc 2 bên tinh hoàn là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh lý này. Bên cạnh đó, hiện tượng viêm ở tinh hoàn còn gây ra cảm giác nặng bìu, tiểu buốt, vùng da bìu sưng và căng phồng, người mệt mỏi, chán nản, tinh dịch xuất ra có kèm theo máu hoặc mủ,…

đau 1 bên tinh hoàn
Hiện tượng viêm ở tinh hoàn gây ra tình trạng sưng đỏ và đau rát bìu, tiểu buốt, đau bụng dưới,…

Viêm tinh hoàn có thể được điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên trong trường hợp để hiện tượng viêm chuyển sang giai đoạn mãn tính, cơ quan này có thể bị xơ hóa và tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

2. Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là tình trạng vùng bẹn xuất hiện túi có chứa dịch. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ bị tràn dịch màng tinh bẩm sinh hoặc người trưởng thành có cấu trúc tĩnh mạch thừng yếu.

Thoát vị bẹn thường không gây nguy hiểm và chủ yếu được điều trị bằng cách phẫu thuật. Tuy nhiên nếu túi dịch có kích thước lớn, bạn có thể gặp khó khăn khi ngồi, đứng, quan hệ tình dục,…

3. Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những bệnh lý có nguy cơ gây đau nhức 1 bên tinh hoàn (chủ yếu là bên trái). Bệnh xảy ra khi dây tĩnh mạch ở tinh hoàn bị giãn và xoắn một cách bất thường.

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lý này có thể là do van tĩnh mạch yếu khiến máu chảy ngược về vùng tĩnh mạch dưới và gây ra hiện tượng ứ huyết.

đau một bên tinh hoàn
Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường gây đau một bên tinh hoàn (chủ yếu là bên trái)

Giãn tĩnh mạch thừng tinh hiếm khi gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên bước vào giai đoạn muộn, bạn có thể gặp phải tình trạng đau tức tinh hoàn – cơn đau thường có xu hướng tăng lên khi thay đổi tư thế đột ngột hoặc khi vận động mạnh.

4. Sỏi thận

Sỏi thận là bệnh lý ở đường tiết niệu, phổ biến ở cả nam và và nữ. Bệnh xảy ra khi khoáng chất trong nước tiểu kết tinh thành sỏi ở bên trong thận.

Sỏi thận không chỉ gây rối loạn tiểu tiện (tiểu nhắt, khó tiểu, tiểu buốt,…) mà còn gây ra một số triệu chứng đi kèm khác như nôn mửa, buồn nôn, đau lưng, đau vùng bụng dưới hoặc thậm chí là đau nhức tinh hoàn.

5. Viêm mào tinh hoàn

Mào tinh hoàn nằm ở bên trên tinh hoàn, có vai trò chứa tinh trùng và giúp tinh trùng phát triển trưởng thành. Hơn nữa, cơ quan này còn đảm nhiệm chức năng đẩy tinh trùng ra bên ngoài khi nam giới xuất tinh.

Tuy nhiên mào tinh hoàn có thể viêm nhiễm do mắc các bệnh nhiễm trùng tiết niệu, sử dụng thuốc điều trị hoặc nhiễm vi khuẩn do quan hệ tình dục không an toàn. Viêm mào tinh hoàn thường gây sưng đỏ bìu, đau một bên tinh hoàn, đau khi quan hệ, mủ và máu lẫn trong tinh dịch, bẹn có dấu hiệu sưng,…

đau tinh hoàn là bệnh gì
Viêm mào tinh hoàn thường gây sưng đỏ bìu, đau một bên tinh hoàn, sưng bẹn, xuất tinh kèm mủ,…

Viêm mào tinh hoàn và viêm tinh hoàn có triệu chứng khá giống nhau nên rất khó phân biệt. Vì vậy khi nhận thấy các biểu hiện này, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra kết quả cuối cùng.

6. Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn quay khiến dây thừng tinh bị xoắn lại và gây cản trở quá trình tuần hoàn máu. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều khởi phát do dị tật bẩm sinh (hơn 90%).

Cơn đau do bệnh xoắn tinh hoàn thường có tính chất đột ngột, gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động làm việc và sinh hoạt. Trong trường hợp dây thừng bị xoắn hoàn toàn, tinh hoàn có thể bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ.

7. Chấn thương

Đau nhức tinh hoàn cũng có thể là hệ quả do chấn thương khi sinh hoạt và làm việc. Với chấn thương nhẹ, cơn đau thường chỉ kéo dài trong khoảng 1 – 3 ngày.

Tuy nhiên nếu nhận thấy cơn đau âm ỉ và kéo dài, bạn nên tìm gặp bác sĩ để kịp thời điều trị. Chấn thương mạnh có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tinh hoàn.

8. Tràn dịch màng tinh hoàn

Tràn dịch màng tinh hoàn xảy ra khi túi nằm bên dưới tinh hoàn có dấu hiệu tích tụ dịch vô khuẩn. Hiện tượng ứ dịch thường xảy ra 1 bên và gây đau, sưng ở tinh hoàn.

đau tinh hoàn bên trái
Tràn dịch màng tinh thưởng xảy ra ở trẻ nhỏ (chiếm hơn 80%) và nam giới trên 40 tuổi

Tràn dịch màng tinh có thể khởi phát vô căn hoặc do các bệnh lý khác kích thích (ung thư tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, viêm nhiễm tinh hoàn,…).

Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ do dị tật bẩm sinh. Tràn dịch màng tinh không chỉ gây đau mà còn khiến bìu sưng to hơn bình thường.

9. Vỡ tinh hoàn

Vỡ tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn của nam giới bị vỡ do tác động mạnh (tai nạn hoặc chơi thể thao). Tình trạng này thường gây đau đớn cực độ, đi kèm với biểu hiện sưng tím và ứ máu ở bìu.

Trong trường hợp vỡ tinh hoàn, cần tiến hành cấp cứu trong thời gian sớm nhất. Với tinh hoàn vỡ, bác sĩ buộc phải can thiệp phẫu thuật để cắt bỏ, đồng thời cần cố định tinh hoàn còn lại để tránh hoại tử và tổn thương.

10. Ung thư tinh hoàn

Đau tức tinh hoàn kéo dài có thể là biểu hiện của ung thư tinh hoàn. Đây là một trong những loại ung thư hiếm gặp và rất khó phát hiện.

đau tức tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn có thể gây đau tức, sưng và nặng bìu, mỏi gối, đau nhức vùng lưng dưới,…

Ngoài cơn đau khu trú ở tinh hoàn, khối u ác tính ở cơ quan này cũng có thể gây đau mỏi vùng lưng, đau bụng dưới, nặng bìu, bẹn nổi hạch,… So với những loại ung thư khác, ung thư tinh hoàn có tiến triển chậm nên có thể chữa khỏi hoàn toàn và ít khi để lại các di chứng vĩnh viễn.

Đau nhức tinh hoàn có nguy hiểm không?

Đau tinh hoàn khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy mức độ nguy hiểm của tình trạng này còn phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể.

Nếu đau nhức tinh hoàn do chấn thương nhẹ, cơn đau có thể thuyên giảm sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên trong trường hợp cơn đau do ung thư tinh hoàn, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, tràn dịch màng tinh, vỡ tinh hoàn,… bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

Nếu để kéo dài, các bệnh lý này có thể tiến triển theo chiều hướng xấu, gây suy giảm chức năng sinh lý, vô sinh – hiếm muộn hoặc thậm chí gây tử vong (vỡ tinh hoàn và ung thư tinh hoàn).

Cách chữa đau tinh hoàn bên trái – bên phải

1. Tiến hành chẩn đoán

Các bệnh lý ở tinh hoàn thường có triệu chứng khá giống nhau, vì vậy rất dễ gây ra tình trạng nhầm lẫn. Để được chẩn đoán chính xác bệnh lý mắc phải, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa.

đau tinh hoàn bên phải
Khi bị đau tinh hoàn bên trái hoặc phải, bạn nên chủ động tìm bác sĩ để được thăm khám cụ thể

Khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xem xét trước khi chỉ định phương pháp điều trị. Với nam giới bị đau tinh hoàn do tràn dịch màng tinh hoặc giãn tĩnh mạch thừng tinh mức độ nhẹ, bác sĩ có thể yêu cầu theo dõi để xem xét tiến triển của bệnh.

Trong trường hợp bệnh tự thuyên giảm hoặc không có chuyển biến xấu, bạn sẽ không phải can thiệp điều trị.

2. Áp dụng phương pháp điều trị y tế

Với những trường hợp đau tinh hoàn do viêm nhiễm, ung thư tinh hoàn, sỏi thận,… bạn cần tuân thủ các phương pháp điều trị của bác sĩ.

đau tinh hoàn nhưng không sưng
Trong trường hợp đau tinh hoàn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau hoặc kháng sinh (có nhiễm trùng)

Các phương pháp có thể được áp dụng:

  • Sử dụng thuốc để ức chế nhiễm trùng và cải thiện cơn đau nhức ở tinh hoàn. Hoặc có thể dùng thuốc để kiềm hóa nước tiểu và ngăn chặn tình trạng tăng kích thước sỏi.
  • Phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh, loại bỏ sỏi hoặc tinh hoàn.
  • Dẫn lưu dịch hoặc tiêm xơ hóa để tránh tình trạng ứ dịch tại tinh hoàn và bẹn.

Phòng ngừa chứng đau tinh hoàn

Đau tinh hoàn không chỉ gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống tình dục mà còn tác động xấu đến chức năng sinh sản ở nam giới.

cách chữa đau tinh hoàn
Quan hệ tình dục an toàn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tinh hoàn

Do đó bạn nên chủ động bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ đau tinh hoàn với các biện pháp sau:

  • Hạn chế các bộ môn thể thao có cường độ mạnh như đá bóng, tennis,… Thay vào đó nên đi bộ, chạy bộ, bơi lội, bóng chuyền, yoga,… để tránh gây tổn thương cơ quan sinh dục.
  • Quan hệ tình dục an toàn (chung thủy với 1 bạn tình, tần suất quan hệ vừa phải, sử dụng bao cao su khi quan hệ,…).
  • Thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý ở tinh hoàn.
  • Thường xuyên sờ nắn và quan sát biểu hiện ở bìu, tinh hoàn.
  • Xây dựng lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
  • Kiểm soát cân nặng, hạn chế thừa cân – béo phì.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định, tránh tình trạng lạm dụng và phụ thuộc thuốc điều trị.
  • Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích và rượu bia.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ – đặc biệt là vùng kín. Nên mặc trang phục thoải mái và rộng rãi. Bên cạnh đó cần lựa chọn quần lót có kích cỡ phù hợp với dương vật.

Bị đau nhức tinh hoàn là dấu hiệu của nhiều tình trạng sức khỏe. Để hạn chế nguy cơ vô sinh – hiếm muộn, bạn nên chủ động thăm khám khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.

Tham khảo thêm: Tinh hoàn bên to bên nhỏ không đều nhau là bệnh gì?

Ngày đăng 13:08 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:08 - 05/06/2023
Chia sẻ:
Sa tinh hoàn là hiện tượng thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm Sa tinh hoàn – Nguyên nhân và cách khắc phục tinh hoàn xệ
Sa tinh hoàn hay sa cà ở nam giới là hiện tượng thường gặp, liên quan đến nhiều bệnh lý…
nang mào tinh hoàn là bệnh gì Nang mào tinh hoàn là gì, có sao không, làm sao trị?
Nang mào tinh hoàn là một trong những bệnh lý thường gặp khiến không ít chàng hoang mang. Liệu tình…
viêm tinh hoàn có quan hệ được không Bị viêm tinh hoàn có quan hệ được không? [Hỏi Đáp]
Viêm tinh hoàn là một trong những bệnh về cơ quan sinh dục gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức…
nam giới bị tinh hoàn lạc chỗ Tinh hoàn lạc chỗ là gì, có con được không?
Tinh hoàn lạc chỗ là tình trạng dị tật bẩm sinh do di chuyển bất thường của tinh hoàn từ…
các bệnh về tinh hoàn Các bệnh về tinh hoàn thường gặp và cách xử lý

Tinh hoàn chính là cơ quan sản xuất tinh trùng và tiết ra nội tiết tố nam testosterone. Chính vì…

Dấu hiệu viêm tinh hoàn sau quai bị và phương pháp điều trị

Viêm tinh hoàn thường khởi phát sau thời gian điều trị quai bị. Bệnh lý này có thể gây sưng…

Nhận biết viêm tinh hoàn ở trẻ em và cách xử lý

Đau nhức, sưng đỏ vùng kín, cơ thể mệt mỏi và sốt cao là những dấu hiệu nhận biết bệnh…

Tinh hoàn là gì? Cấu tạo, chức năng, kích thước của tinh hoàn

Tinh hoàn là một bộ phận thuộc hệ thống các cơ quan sinh dục nam có hình bầu dục, nằm…

Bị đau nhức tinh hoàn (trái – phải) – Nguyên nhân và cách trị

Bị đau nhức tinh hoàn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tinh hoàn, ung thư tinh hoàn, tràn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua