Đau nhói sau lưng bên trái sau tim – Biểu hiện cực nguy hiểm

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Hiện tượng đau nhói sau lưng bên trái sau tim có thể là dấu hiệu cho một số bệnh lý nguy hiểm bao gồm cả đau tim và ung thư. Do đó, tìm hiểu các nguyên nhân để có cách khắc phục và xử lý kịp thời.

đau nhói sau lưng bên trái sau tim có nguy hiểm không
Hiện tượng đau nhói lưng bên trái sau tim có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm

Nguyên nhân gây đau nhói sau lưng bên trái

Mặc dù không thường xuyên xảy ra nhưng đau lưng ở sau tim có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các nguyên nhân tiềm ẩn có thể bao gồm vấn đề ở tim, phổi hoặc các bộ phận khác.

1. Chấn thương cơ xương

Chấn thương phần cứng (xương hoặc cơ) ở vai, lưng trên có thể dẫn đến tình trạng đau lưng bên trái. Tình trạng này thường không quá nguy hiểm và không gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Các dấu hiệu khác bao gồm:

  • Cơn đau xuất hiện và biến mất một cách nhanh chóng, thường chỉ kéo dài vài giây một lần.
  • Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi di chuyển hoặc chạm vào.
  • Cơn đau chỉ tồn tại trên một khu vực nhỏ thuộc về vai hoặc lưng trên.
  • Không xuất hiện triệu chứng nguy hiểm khác trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày.

Tuy nhiên, đôi khi chấn thương có thể là một tình trạng nghiêm trọng như gãy xương. Do đó, nếu cơn đau không được cải thiện sau vài ngày, hãy đến bệnh viện.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

2. Đau thắt ngực

Một cơn đau thắt ngực có thể xảy ra khi tim không nhận đủ lượng máu cần thiết. Điều này được gây ra khi lưu lượng máu tích tụ, bám trên thành của các động mạch vành và không thể di chuyển đến tim. Cùng với việc đau thắt ở ngực, người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau ở cổ, lưng hoặc hàm.

đau nhói sau lưng bên trái sau tim là dấu hiệu bệnh nguy hiểm
Cơn đau thắt ngực có thể lan rộng đến lưng, vai, cánh tay

Một cơn đau thắt ngực không phải là một cơn đau tim. Tuy nhiên, đây là một vấn đề có liên quan đến tim. Đau thắt ngực có thể được cải thiện bằng các loại thuốc giãn động mạch chủ và nghỉ ngơi đầy đủ.

Đau thắt ngực thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ đau tim. Do đó, ngăn ngừa tình trạng này để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bạn.

3. Viêm màng ngoài tim

Các màng ở tim là một túi chứa đầy dịch bao quanh trái tim của bạn. Viêm màng ngoài tim có thể có liên quan đến các vấn đề nhiễm trùng hoặc các bệnh tự miễn. Ngoài ra, viêm màng ngoài cũng có thể xuất hiện kèm một cơn đau tim hoặc sau khi phẫu thuật tim.

Viêm màng ngoài tim khiến các mô ở tim cơ xác với màng ngoài tim. Điều này gây ra các cơn đau nhói, thường xuyên ở tim, ngực. Cơn đau cũng có thể xuất hiện ở vai trái hoặc lan ra sau lưng gây nên hiện tượng đau nhói sau lưng bên trái sau tim.

4. Phình động mạch chủ

Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể người. Tình trạng phình động mạch chỉ xảy ra khi các màng bảo vệ động mạch bị tổn thương do chấn thương hoặc bệnh tật. Nếu tình trạng phình động mạch không được cải thiện có thể dẫn đến vỡ động mạch và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cơn đau do phình động mạch chủ phụ thuộc vào vị trí động mạch. Cơn đau có thể xuất hiện ở ngực, vai, lưng hoặc bất cứ bộ phận nào khác, bao gồm cả bụng.

5. Tắc nghẽn phổi

Tình trạng tắc nghẽn phổi xuất hiện khi động mạch ở phổi bị tắc, nghẽn hoặc bị chặn. Điều này thường có liên quan đến một cục máu đông trong động mạch hoặc ở bất cứ nơi nào. Khi máu đông này vỡ ra thành các tế bào máu nhỏ, di chuyển theo dòng máu và bị kẹt lại ở động mạch phổi.

Đau thắt ngực và khó thở là dấu hiệu phổ biến của một cơn tắc nghẽn phổi. Tuy nhiên, cơn đau này có thể xuất hiện ở các vị trí khác bao gồm vai, cổ và cả lưng.

6. Đau tim

Một cơn đau tim xảy ra khi cơ tim bị tổn thương hoặc ngừng hoạt động vì thiếu oxy. Hầu hết các trường hợp đau tim xảy ra khi các động mạch vành bị thu hẹp, tích tụ mảng bám. Khi các mảng bám này rời khỏi động mạch nó có thể ngăn cản dòng máu nuôi dưỡng tim và gây ra các cơn đau tim.

Khi mô tim không nhận được oxy và máu, người bệnh có thể cảm nhận được các cơn đau thắt ở ngực. Cơn đau này đôi khi lan ra các bộ phận khác, phổ biến là vai, cổ, cánh tay và lưng trái ngay sau tim.

đau tim gây đau nhói sau lưng bên trái sau tim
Một cơn đau tim có thể gây khó chịu và đau nhói ở lưng

Một cơn đau tim cần nhận được sự chăm sóc y tế ngay lập tức để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Các bác sĩ tim mạch khuyên bạn nên gọi cho cấp cứu ngay khi:

  • Đau, khó chịu ở ngực kéo dài hơn một phút.
  • Đau, tê hoặc khó chịu bất thường ở lưng trái ngay sau tim, cổ, hàm hoặc bụng dưới.
  • Khó thở, viêm phế quản kèm đau ngực hoặc không đau ngực.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Chóng mặt.
  • Đổ mồ hôi lạnh.

7. Ung thư

Một số bệnh ung thư có thể dẫn đến tình trạng đau ngực và đau nhói sau lưng bên trái sau tim. Hai loại ung thư phổ biến nhất là ung thư vú và ung thư phổi.

Mặc dù dấu hiệu phổ biến của các loại ung thư này thường là đau ở ngực. Nhưng cơn đau có thể lan ra các bộ phận khác như lưng. Nguy cơ ung thư sẽ cao hơn nếu các cơn đau này xảy ra cùng một lúc.

Khoảng 25% người bệnh ung thư phổi bị đau lưng. Điều này có thể là dấu hiệu ung thư đã di căn và gây áp lực lên cột sống hoặc các dây thần kinh xung quanh. Bên cạnh đó, ung thư vú đã di căn cũng có thể dẫn đến các cơn đau lưng.

Cách xử lý khi bị đau nhói sau lưng bên trái sau tim

Đôi khi một cơn đau nhói lưng bên trái sau tim có thể không nguy hiểm và không đe dọa tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, chẩn đoán chính xác và điều trị sớm là cách tốt nhất để tránh khỏi các rủi ro. Các xử lý và điều trị thường phụ thuộc vào các nguyên nhân gây đau.

1.Chăm sóc tại nhà

Người bệnh có thể lưu ý một số biện pháp xử lý và điều trị tại nhà như sau:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ, thực hiện chế độ luyện tập thể dục thường xuyên.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, duy trì cân nặng khỏe mạnh để tránh khỏi bệnh viêm đau khớp và bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn. Tránh các thực phẩm cay nóng, nhiều axit và chất béo. Các loại thực phẩm này có thể làm rối loạn hệ thống tiêu hóa.
  • Ngưng hoặc không bao giờ hút thuốc lá. Chất Nicotine có trong thuốc lá có thể hạn chế oxy trong máu, gây nên các vấn đề ở tim và phổi.
  • Không uống rượu hoặc hạn chế lượng rượu tiêu thụ để tránh gây hại cho hệ thống thần kinh.

2. Sử dụng thuốc

Trong một số trường hợp các loại thuốc sẽ được sử dụng để cải thiện cơn đau. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm không kê đơn như Aspirin.
  • Thuốc làm tan máu đông như Nitroglycerin.
  • Chất làm loãng máu để làm tan hoặc phá vỡ các cục máu đông trong động mạch.
  • Thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm để điều trị nhiễm trùng. Thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm ngoài màng tim và viêm màng phổi.
xử lý đau nhói sau lưng bên trái sau tim
Trao đổi với bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp

3. Thủ thuật

Một số thủ thuật điều trị tình trạng đau nhói lưng bên trái sau tim bao gồm:

  • Can thiệp động mạch vành qua tim để cải thiện các cơn đau.
  • Dẫn lưu chất lỏng, dịch tích tụ trong khu vực bị viêm. Thủ thuật thường được sử dụng điều trị viêm ngoài màng tim hoặc viêm màng phổi.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được chỉ định khi các cơn đau nhói sau lưng bên trái sau tim có liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm. Các loại phẫu thuật bao gồm:

  • Phẫu thuật bắt cầu mạch vành để điều trị các cơn đau tim hoặc đau thắt ngực thường xuyên.
  • Phẫu thuật mở ngực để điều trị phình động mạch chủ.
  • Phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Một số nguyên nhân gây đau lưng sau tim có thể không nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng để tránh trường hợp xấu nhất. Đến bệnh viện ngay khi gặp các triệu chứng:

  • Đau ngực hoặc có áp lực ở ngực gây khó thở.
  • Cơn đau lan đến cánh tay, vai, cổ và lưng.
  • Mệt mỏi, buồn nôn và nôn.
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc không tỉnh táo.
  • Toát mồ hôi lạnh.

Những người có tiền sử bệnh tim, phổi hoặc nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và cải thiện tình trạng theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, vui lòng liên hệ bác sĩ điều trị hoặc nhân viên y tế có chuyên môn.

Ngày đăng 09:11 - 11/06/2022 - Cập nhật lúc: 09:41 - 08/02/2023
Chia sẻ:
tập bụng bị đau lưng Tập bụng bị đau lưng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tập bụng bị đau lưng là rủi ro rất nhiều người gặp phải. Nguyên nhân thường bắt nguồn từ việc…

Cây xương rồng chữa bệnh đau lưng

Rất ít ai ngờ cây xương rồng chữa bệnh đau lưng, bởi đây là loại thực vật có độc, có…

có nhiều cách sử dụng ngải cứu trị đau lưng Cách chữa đau lưng bằng ngải cứu – Đơn giản mà hiệu quả

Có nhiều cách chữa đau lưng bằng ngải cứu bởi đây được cho là cây thảo dược hỗ trợ điều…

Thuốc nam trị đau lưng – 5 cây này giảm đau hiệu quả nhất

Đau lưng trở thành nỗi ám ảnh về sức khỏe của hầu hết người bệnh, nhất là đối với dân…

bị đau lưng dưới khi tập Gym Tập Gym, Squat, Deadlift, Yoga bị đau lưng dưới & cách khắc phục

Tập Gym, Squat, Deadlift, Yoga bị đau lưng dưới là vấn đề rất dễ kích hoạt, thường là do yếu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua