VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn từ Y học cổ truyền [Đừng bỏ lỡ]

Đau lưng giữa: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Hiện tượng đau lưng giữa do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến cột sống và thận. Nếu các giải pháp khắc phục tự nhiên không mang lại hiệu quả, bệnh nhân có thể được kê đơn một số loại thuốc giảm đau, chống viêm hoặc điều trị đau lưng giữa bằng phẫu thuật ngoại khoa.

Đau lưng giữa là gì?

Đau lưng giữa là tình trạng đau xảy ra ở khu vực giữa lưng. Cơn đau có thể ảnh hưởng đến ngay vị trí các đốt sống hoặc bệnh nhân cũng có thể đau ở vùng bên trái, bên phải giữa lưng. 

đau lưng giữa
Đau lưng giữa là triệu chứng có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng

Triệu chứng đau lưng giữa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là người già và những người có vấn đề về cột sống. Cơn đau có tính chất âm ỉ hoặc dữ dội và có thể tăng nặng hơn khi vận động, thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi. Việc xác định đúng nguyên nhân chính là chìa khóa để lựa chọn được phương pháp điều trị đau lưng giữa hiệu quả cho từng cá nhân.

Nguyên nhân gây đau lưng giữa

Chứng đau lưng giữa do nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến nhất là những lý do sau:

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.
  • Vận động sai tư thế: Tư thế ngồi làm việc, học tập hay lao động không đúng đều có thể làm tăng áp lực lên vùng lưng giữa và khiến cho khu vực này bị đau.
  • Chấn thương: Một số chấn thương xảy ra ở các đốt sống, dây chằng hay cơ giữa lưng đều có thể dẫn đến một cơn đau cấp tính.
  • Vận động cột sống nhiều: Các hoạt động như cúi lên cúi xúi, vặn lưng được lặp đi lặp lại nhiều lần có thể gây đau ở bất kì vị trí nào trên lưng, bao gồm cả lưng giữa.
  • Dư thừa trọng lượng cơ thể: Béo phì khiến cột sống phải gánh chịu nhiều áp lực hơn nên dễ bị đau và mắc các bệnh lý về xương khớp.
  • Giãn cơ: Hoạt động mạnh, liên tục hay đột ngột có thể khiến các cơ ở lưng giữa bị giãn ra và làm bạn có giảm giác đau.
  • Ít vận động: Ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động khiến cho khí huyết kém lưu thông và làm cột sống lưng phải chịu áp lực nhiều hơn, từ đó dẫn đến đau lưng giữa.
  • Sử dụng các chất kích thích: Chẳng hạn như bia, rượu, thuốc lá. Chúng đều chứa chất độc hại gây kích thích thần kinh, cơ bắp. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau mỏi, ê ẩm ở lưng giữa.
  • Căng thẳng, lo âu: Stress kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và làm tăng nguy cơ bị đau lưng giữa.
  • Lớn tuổi: Ở người già, xương khớp và các cơ quan trong cơ thể dần bị thoái hóa dẫn đến đau lưng, nhức mỏi, giảm chức năng vận động.
  • Đau lưng giữa do loãng xương: Tình trạng loãng xương thường xảy ra ở những người bị thiếu hụt canxi. Bệnh nhân thường có biểu hiện đau lưng ở nhiều vị trí khác nhau hoặc đau nhức toàn bộ cơ thể, xương giòn, yếu và dễ gãy.
  • Mắc các bệnh lý ở thận: Đôi khi, tình trạng đau lưng giữa có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận, bao gồm bệnh sỏi thận, viêm thận hay thận hư. Cơn đau thường xuất phát từ khu vực thắt lưng lan đến phần lưng giữa. Người bệnh còn có thể bị bí tiểu, tiểu buốt, đau khi đi tiểu…
  • Cong vẹo cột sống: Đây cũng là một vấn đề y tế gây đau lưng giữa. Các đốt sống ở khu vực giữa lưng bị cong vẹo khiến cho áp lực phân bổ trên lưng không đều, từ đó phát triển cơn đau ở lưng giữa.
  • Thoái hóa đốt sống: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau lưng giữa. Căn bệnh này thường xảy ra ở đối tượng trung niên và người già, tuy nhiên người trẻ cũng có thể bị thoái hóa cột sống.
  • Thoát vị đĩa đệm: Khi nhân nhày đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí trong cột sống, nó có thể chèn ép vào dây thần kinh và phần mềm xung quanh dẫn đến các cơn đau lưng dữ dội, đồng thời giới hạn phạm vi vận động của người bệnh.
  • Vôi hóa đốt sống giữa lưng ( gai cột sống ): Bệnh thường phát triển sau một chấn thương ở cột sống. Mẩu xương thừa có thể ma sát với phần mềm xung quanh khiến bệnh nhân bị đau lưng giữa.
  • Viêm cột sống: Cột sống bị viêm có thể làm phá hủy lớp sụn khớp. Lúc này các đốt sống giữa lưng cọ sát vào nhau sẽ khiến cho người bệnh bị đau.
  • Khối u lành tính hoặc ác tính: Sự xuất hiện của khối u ở cột sống giữa lưng hay các cơ quan lân cận có thể làm gia tăng sức ép lên dây thần kinh và tủy sống. Đây có thể là khởi nguồn của các cơn đau giữa lưng xuất hiện triền miên.

Cách điều trị đau lưng giữa

Để xoa dịu cơn đau lưng giữa, bạn có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên hoặc sử dụng thuốc điều trị. Một số trường hợp bị đau lưng giữa có liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cần được phẫu thuật. 

1. Massage giảm đau lưng giữa

Massage là một cách đơn giản để xoa dịu cơn đau lưng giữa. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh như:

  • Kích thích lưu thông tuần hoàn máu, tăng cường bơm máu đưa oxy cùng các dưỡng chất đến khu vực bị ảnh hưởng để tổn thương bên trong nhanh được chữa lành.
  • Làm thư giãn các gân cơ, và dây chằng, giảm hiện tượng co thắt của các cơ là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau lưng.
  • Giảm đau lưng, giúp người bệnh dễ chịu và ngủ ngon giấc hơn
  • Tăng cường số lượng tế bào lympo, chống nhiễm trùng, cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể.
cách chữa đau lưng giữa bằng massage
Massage đúng cách có thể giúp giảm đau lưng giữa

Các bước massage giảm đau lưng giữa đúng cách như sau:

  • Bước 1: Xoa

Xòa rộng hai bàn tay và đặt lên vùng lưng bị đau. Thực hiện thao tác xoa một cách nhẹ nhàng theo vòng tròn.

  • Bước 2: Xát

Xát mạnh vào lưng bằng cả hai bàn tay sao cho hai tay xát ngược chiều nhau. Lần lượt xát theo chiều ngang rồi lại chuyển qua chiều dọc.

  • Bước 3: Bóp

Dùng các ngón tay của cả hai bàn tay bóp vào cơ lưng, tập trung tác động nhiều vào vùng lưng giữa, nơi bị co cứng.

  • Bước 4: Day

Dùng gốc của bàn tay phải hoặc tay trái vừa ấn, vừa day mạnh vào vùng lưng bị đau.

  • Bước 5: Bấm

Trước khi thực hiện bước này, bạn nên cắt móng tay cho sạch sẽ nhầm đảm bảo không để móng tay đâm vào da. Khi thực hiện, dùng đầu ngón tay bấm vào vị trí bị đau. Lần lượt bấm từng điểm kết hợp với ấn, sau đó lại day và xoa

Trong thời gian bị đau lưng giữa, mỗi ngày bạn nên massage một lần, mỗi ngày thực hiện khoảng 30 phút. Trước khi thực hiện có thể thoa một ít dầu nóng hoặc rượu thuốc xoa bóp vào lưng. Tốt nhất nên nhờ sự trợ giúp của những người có kinh nghiêm chuyên môn để thấy được hiệu quả tối ưu.

2. Tắm với nước ấm

Tắm với nước ấm có tác dụng làm giãn nở các tĩnh mạch dưới da, kích thích lưu thông máu, đồng thời giúp xoa dịu cảm giác đau nhức khó chịu ở lưng giữa, giảm hiện tượng co thắt cơ. 

Bạn có thể tắm với nước ấm dưới vòi hoa sen hoặc sử dụng bồn tắm. Thêm vào trong nước tắm vài giọt tinh dầu hoặc một ít muối không chỉ làm tăng hiệu quả giảm đau mà còn giúp tinh thần khoan khoái, dễ chịu hơn.

Khi tắm nước ấm cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tắm với nước có độ ấm vừa phải. Không nên tắm nước quá nóng khiến da bị khô
  • Không tắm quá lâu. Thời gian tắm chỉ nên dao động từ 15 phút trở lại. Phụ nữ mang thai không nên ngâm mình trong bồn nước quá 10 phút.
  • Trường hợp mới sử dụng bia rượu không nên tắm nước nóng.

3. Cách chữa đau lưng giữa bằng cây lá lốt

Lá lốt là cây thuốc chữa bệnh xương khớp nổi tiếng trong dân gian. Theo y học cổ truyền, thảo dược này có tính ấm, giúp hoạt huyết, giảm đau, chống viêm. Nó được sử dụng làm thuốc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa cột sống và giảm nhẹ triệu chứng đau lưng giữa do những bệnh lý trên gây ra.

điều trị đau lưng giữa bằng lá lốt
Lá lốt có tác dụng kháng viêm, giảm đau lưng giữa

Cách 1: Kết hợp lá lốt với đinh lăng

  • Chuẩn bị hai dược liệu trên mỗi loại 50 gram
  • Rửa nhiều lần nước cho sạch rồi đem thái nhỏ
  • Đem thuốc đun sôi kỹ với 1 lít nước trong 20 phút
  • Gạn thuốc sắc uống 3 – 4 lần trong ngày cho hết
  • Kiên trì sắc uống mỗi ngày 1 thang để cơn đau lưng giữa mau chóng thuyên giảm.

Cách 2: Chườm lá lốt rang muối hột

  • Lá lốt tươi sau khi rửa sạch để cho thật ráo nước
  • Bỏ một chén muối hột vào chảo rang nóng rồi mới cho lá lốt vào đảo cùng
  • Khi thấy lá lốt đã chín héo đi và tiết ra tinh dầu, hãy đổ hỗn hợp vào trong một cái khăn sạch và bọc lại.
  • Chườm bọc thuốc lên vùng lưng giữa trong 15 phút. Trong quá trình thực hiện nếu thuốc nguội thì có thể bỏ vào chảo rang nóng trở lại.
  • Thực hiện 4 – 5 lần trong ngày nếu cơn đau vẫn còn tái diễn. Khi chườm bạn nên chú ý độ nóng của thuốc để không bị bỏng.

4. Châm cứu trị đau lưng giữa

Châm cứu là phương pháp tự nhiên giúp khắc phục tình trạng đau lưng giữa và nhiều bệnh lý khác trong cơ thể mà không phải dùng thuốc. Với phương pháp này, thầy thuốc sẽ dùng kim châm tác động trực tiếp lên một số vị trí huyệt nằm trên sơ đồ phản chiếu với khu vực bị đau ở lưng giữa. Điều này có thể giúp cơ thể giải phóng nhiều endorphin – một chất có khả năng giảm đau tự nhiên, an toàn cho cơ thể.

Ngoài ra, châm cứu còn đem lại nhiều lợi ích cho người bị đau lưng giữa như:

  • Cân bằng năng lượng trong cơ thể
  • Giảm căng thẳng, ức chế quá trình truyền phát tín hiệu đau về hệ thần kinh trung ương.
  • Giải phóng một số loại hormone giúp điều chỉnh các dấu hiệu bất thường trong cơ thể.
  • Giảm hiện tượng căng cơ, co cứng cột sống
  • Giúp chân thương ở cột sống lưng và các phần mềm xung quanh nhanh lành.

Các đối tượng được chỉ định để châm cứu là những người bị đau lưng do các nguyên nhân như: Căng cơ và dây chằng, mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…

Phương pháp châm cứu được áp dụng để điều trị đau lưng giữa trong cả giai đoạn cấp và mãn tính. Một liệu trình châm cứu thường kéo dài trong khoảng 15 ngày, mỗi ngày 1 lần trong thời gian từ 15 – 20 phút.

Chống chỉ định châm cứu cho các nhóm đối tượng sau:

  • Các trường hợp đang được cấp cứu
  • Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường
  • Các trường hợp mắc bệnh tim mạch, sức khỏe yếu hoặc cơ thể bị thiếu máu nặng
  • Bệnh nhân mới vừa phải làm việc nặng nhọc, trong người mệt mỏi
  • Các trường hợp mới ăn no hoặc bụng còn đang trống rỗng
  • Không châm cứu ở các vùng da đang bị viêm, có sẹo hoặc vết chai sạn
  • Phụ nữ mang thai nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.

Việc châm cứu không đúng cách sẽ mang lại một số rủi ro cho sức khỏe. Vì vậy, khi có ý định chữa đau lưng giữa bằng châm cứu, bạn nên tìm đến các thầy thuốc, chuyên gia vật lý trị liệu để được giúp đỡ.

5.  Bài tập giảm đau lưng giữa

Khi bị đau lưng giữa, bệnh nhân cũng được khuyến cáo nên xây dựng thói quen tập thể dục mỗi ngày. Tập luyện không chỉ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng cơ, xoa dịu cơn đau lưng mà còn giúp cải thiện sức mạnh cho khung xương, giảm cân và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. 

Nếu đang bị đau lưng, bạn có thể áp dụng các bài tập sau để đẩy lùi cơn đau:

– Bài tập gập người giữ thẳng lưng:

  • Đứng thẳng trên sàn nhà, đầu cúi xuống kết hợp hóp bụng lại
  • Cúi gập người xuống sao cho cột sống lưng vẫn thẳng và ở trạng thái song song với hai chân.
  • Tiếp theo đưa hai tay sang ngang một cách từ từ và duy trì tư thế này trong 10 nhịp đếm.
  •  Đưa cơ thể về trạng thái ban đầu và lập lại động tác trên 15 lần liên tục.
bài tập chữa đau lưng giữa
Bài tập gập bụng có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị đau lưng

– Bài tập dựa tường:

  • Đứng thẳng ở tư thế úp mặt vào tường và cách tường một đoạn khoảng 20 cm
  • Áp tay vào tường để giữ trọng lực của cơ thể rồi đẩy chân ra phía sau trong 10 giây
  •  Mỗi ngày tập động tác này 15 lần giúp thư giãn cơ, giảm đau lưng giữa.

– Bài tập yoga tư thế cây cầu:

  • Trước tiên, người bệnh nằm ngửa trên tấm thảm tập yoga. Co đầu gối lên và để cho gót chân chạm xuống sàn.
  • Dùng gót chân ấn xuống sản để tạo lực đẩy phần hông lên cao sao cho phần hông và đầu gối tạo thành 1 đường thẳng. Kết hợp dùng bả vai và gót chân để giữ thăng bằng cho cơ thể.
  • Giữ tư thế trên trong 6 nhịp đếm rồi quay trở về trạng thái ban đầu
  • Nghỉ 10 giây rồi lặp lại động tác trên thêm 8 – 12 lần nữa.

Khi tập thể dục chú ý không nên tập luyện quá sức hoặc tham gia các bộ môn thể thao có cường độ mạnh, phải vặn xoắn lưng nhiều. Nếu thấy cơn đau lưng giữa nặng hơn bạn nên ngưng tập, nghỉ ngơi và thử lại vào ngày hôm sau.

6. Đẩy lùi tình trạng đau lưng giữa bằng một chế độ ăn uống hợp lý

Ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau lưng. Chính vì vậy, việc tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng đau lưng giữa cho một số trường hợp.

Người bị đau lưng giữa nên thường xuyên sử dụng các thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm giàu vitamin nhóm B:

Vitamin B có tác dụng hỗ trợ, tăng cường chức năng vận động của hệ thần kinh trung ương, tham gia vào quá trình tạo máu cũng như sản sinh ra các tế bào mới trong cơ thể. Từ đó góp phần chữa lành tổn thương ở lưng.

Bạn có thể bổ sung vitamin B từ các thực phẩm như: Ngũ cốc, rau xanh, trứng, cam, quýt, hạt óc chó, hạt điều, đậu đỏ…

– Thực phẩm giàu omega 3: 

Loại axit béo này có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức xương khớp, đau lưng trên, lưng giữa hay đau thắt lưng. Omega 3 được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như cá hồi, cá tuyết, đậu nành, súp lơ xanh, bí ngô…

– Thực phẩm chứa nhiều canxi và phospho

Canxi và phospho là những thành phần quan trọng tham gia vào quá trình hình thành lên các tế bào xương. Bổ sung đầy đủ các chất này sẽ giúp cải thiện được tình trạng đau lưng giữa, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp như loãng xương, thoái hóa cột sống.

Các thực phẩm dồi dào canxi và phospho nhất bao gồm: Trứng, sữa, tôm, cá, các loại đậu, quả hạch, thịt gia cầm…

Ngoài ra, người bị đau lưng giữa nên uống nhiều nước. Hạn chế ăn các thực phẩm giàu đạm, đồ ngọt, muối, thức ăn nhanh, các món ăn nhiều dầu mỡ, đồng thời kiêng uống bia rượu và bỏ hút thuốc lá.

7. Điều trị đau lưng giữa bằng thuốc tây

Nếu cơn đau lưng giữa ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt hàng ngày hoặc khiến bạn bị mất ngủ, hãy tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc giảm đau để dễ chịu hơn. Các thuốc thường được sử dụng gồm Acetaminophen, Aspirin, Naproxen, Advil, Motrin…

thuốc trị đau lưng giữa
Bệnh nhân bị đau lưng giữa có thể sử dụng thuốc giảm đau để điều trị

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc khác để điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Bao gồm:

  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc kháng viêm
  • Thuốc kháng sinh…

Việc dùng thuốc chữa đau lưng giữa cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ để đảm bảo thuốc được sử dụng đúng mục đích, đủ liều lượng và thời gian quy định, đồng thời giảm nguy cơ gặp tác dụng phụ có hại cho cơ thể.

8. Phẫu thuật chữa đau lưng giữa

Phẫu thuật thường được chỉ định cho các trường hợp bị đau lưng giữa mãn tính kéo dài có liên qua đến các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, vôi hóa cột sống hay một số vấn đề khác về sức khỏe. Nếu không đáp ứng được với các phương pháp điều trị nội khoa thì phẫu thuật có thể được thực hiện.

Chế độ sinh hoạt cho người bị đau lưng giữa

Để tình trạng đau lưng giữa nhanh được chữa lành, trong sinh hoạt hàng ngày người bệnh cần chú ý:

  • Nằm nghỉ trên giường phẳng khi bị đau nặng và hạn chế các cử động ở lưng cho đến khi cơn đau giảm nhẹ.
  • Tránh lao động quá sức, bưng bê vật nặng hoặc cúi lên cúi xuống nhiều lần
  • Nếu phải đứng lâu, ngồi nhiều người bệnh nên dành ra vài phút để đi lại, vận động cột sống lưng sau mỗi 1 – 2 giờ làm việc.
  • Cố gắng giữ cho cột sống lưng luôn thẳng khi ngồi học tập, làm việc. Tránh tư thế ngồi gù lưng hoặc cong vẹo cột sống
  • Phụ nữ nên hạn chế mang giày cao gót 
  • Không để cân nặng gia tăng quá mức làm tăng gánh nặng cho cột sống lưng nói chung và lưng giữa nói riêng.
  • Kiểm soát tốt tâm lý, không để bị căng thẳng quá mức
  • Tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe xương khớp, làm tăng sức chịu đựng cho cột sống và hệ thống gân, cơ, dây chằng ở lưng.
  • Trường hợp bị đau lưng giữa do gặp vấn đề về sức khỏe, cần điều trị triệt để bệnh lý liên quan thì triệu chứng này mới được loại bỏ hoàn toàn.

Bạn nên tham khảo thêm

Ngày đăng 09:00 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 09:21 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Bệnh đau lưng ở phụ nữ: Nguyên nhân, cách khắc phục

Bệnh đau lưng ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân gây ra. Một số người bị đau lưng do thay…

chữa giãn dây chằng lưng Cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà – Phục hồi hiệu quả

Có thể áp dụng các cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà để hỗ trợ làm giảm đau. Đồng…

Các bài tập thể dục chữa đau lưng đơn giản, hiệu quả

Một số bài tập chữa đau lưng khá đơn giản nhưng nếu kiên trì tập luyện đúng cách và đều…

Đau cơ lưng là bị gì? Cách khắc phục, chữa trị nhanh

Đau cơ lưng là triệu chứng thường gặp khi các cơ ở lưng bị căng giãn quá mức hoặc bị…

Dùng lá nhàu trị đau lưng – Mẹo đơn giản mà hay

Dùng lá nhàu trị đau lưng là mẹo dân gian đơn giản được khá nhiều người áp dụng thành công.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua