Vì sao đau khớp ngón tay cái? Cách nhận biết và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Hiện tượng đau khớp ngón tay cái có thể liên quan đến các vấn để xương khớp hoặc đơn giản là tạo áp lực quá lớn lên ngón tay. Nó có thể xảy ra ở ngón tay cái bên phải, bên trái hoặc cả hai. Để điều trị và phòng ngừa, cách tốt nhất là xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này.

đau khớp ngón tay cái
Đau nhức khớp ngón tay cái có thể là do chấn thương hoặc bệnh xương khớp mang lại

Vì sao đau khớp ngón tay cái?

Hầu hết các trường hợp bị đau khớp ngón tay cái đều lo lắng không biết bị bệnh gì. Thực tế, chúng thường có liên quan đến một số vấn đề xương khớp. Tuy nhiên, nếu đau nhức khớp ngón tay cái liên tục hoặc kéo dài có thể là một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác và được điều trị y tế.

1. Viêm khớp hoặc viêm khớp dạng thấp

Sụn có tác dụng giống như một đĩa đệm bên trong các khớp ngón tay. Theo thời gian, khi cơ thể lão hóa các sụn này bị hao mòn, tổn thương và dẫn đến viêm khớp ngón tay hoặc viêm khớp dạng thấp. Các triệu chứng cơ bản bao gồm mất sức mạnh ở ngón tay cái khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển ngón tay hoặc cầm nắm đồ vật.

Viêm khớp ngón tay cái có thể biến chứng thành viêm gân bao quanh ngón tay cái. Các triệu chứng bao gồm có cảm giác như bị bỏng, châm chích hoặc xuất hiện âm thanh nhỏ trong các khớp.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

2. Hội chứng ống cổ tay

Bị sưng đau khớp ngón tay cái có thể là một dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay. Ngoài ra, các dấu hiệu thường bao gồm cảm thấy tê, ngứa ran, nóng rát ở cổ tay, ngón tay hoặc các khớp nối ngón tay. Hội chứng ống cổ tay là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở nhân viên văn phòng và phụ nữ.

hiện tượng đau khớp ngón tay cái do hội chứng ống cổ tay
Đau khớp ngón tay cái có thể là dấu hiệu Hội chứng ống cổ tay

3. Chấn thương  

Đau khớp ngón tay cái có thể là kết quả của chấn thương bàn tay hoặc ngón tay. Một số chấn thương cơ bản bao gồm:

  • Trật khớp ngón tay cái: Có hai loại trật khớp cơ bản là trật khớp gốc ngón tay và trật khớp giữa. Trật khớp gốc ngón tay thường phổ biến hơn và khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó khăn khi di chuyển ngón cái. Tuy nhiên đôi khi trật khớp không dẫn đến sưng tấy hoặc đỏ. Do đó thường khó nhận biết hơn các chấn thương khác.
  • Gãy xương gốc ngón tay cái thường xảy ra sau một cú ngã hoặc một cú đấm mạnh. Điều này có thể gây sưng đau khớp và gây viêm nghiêm trọng.
  • Gãy xương ngón tay thành nhiều mảnh. Đây là một chấn thương nghiêm trọng và người bệnh có thể cần phẫu thuật để điều trị.
  • Gãy xương bên ngoài khớp có thể gây đau nhức khớp ngón tay cái. Tuy nhiên, loại gãy xương này thường ít nguy hiểm và có thể điều trị mà không cần phẫu thuật.

4. Bong gân (chấn thương dây chằng)

Chấn thương dây chằng chéo trước (bong gân) ở ngón tay cái là một tình trạng khá phổ biến đặc biệt là ở những người chơi thể thao.

Những chấn thương này thường xảy ra trong các môn thể thao tiếp xúc hoặc có khả năng té ngã cao. Khi bị tổn thương hoặc bị tác động, dây chằng bị tổn thương, rách dẫn đến sưng đỏ, đau khớp và bầm tím.

5. Các nguyên nhân gây đau ngón tay cái khác

Tương tự như bất cứ khớp nào khác trên cơ thể, khớp ngón cái có thể bị lạm dụng hoặc sử dụng quá mức dẫn đến thoái hóa khớp. Điều này làm khớp quá tải, mệt mỏi và dẫn đến đau khớp ngón tay cái. Ngoài ra, cảm thấy nóng ran và ngứa ngáy cũng là một dấu hiệu cho thấy khớp ngón tay đang cần được nghỉ ngơi.

đau nhức khớp ngón tay cái do lạm dụng điện thoại
Lạm dụng điện thoại di động có thể gây đau nhức khớp ngón tay cái

Sử dụng điện thoại di động quá nhiều cũng gây đau khớp 2 ngón tay cái (đặc biệt là tay thuận). Chấn thương này thường là tác động lặp lại nhiều lần khi bạn gõ, lướt hoặc các thao tác trên điện thoại di động. Những người thường xuyên thao tác với bàn phím máy vi tính cũng rất dễ bị đau khớp ngón tay cái thậm chí là hội chứng ống cổ tay.

Ngoài ra, hiện tượng đau khớp ngón tay cái có thể xảy ra do tổn thương phần thịt (miếng đệm) của ngón tay cái. Thông thường cơn đau này thường đi kèm một vết bầm tím hoặc xanh. Đối với các cơn đau này, người bệnh chỉ cần dành thời gian nghỉ ngơi và tránh tác động đến ngón tay để khắc phục tình trạng.

Dấu hiệu nhận biết đau khớp ngón tay cái

Một số cách nhận biết hiện tượng đau khớp ngón tay cái bao gồm:

  • Cứng khớp, sưng và đau.
  • Cơn đau có thể nghiêm trọng hơn khi bạn cố gắng thực hiện các hành động cụ thể.
  • Cơn đau liên tục, thường xuyên có thể ảnh hưởng đến khả năng mở cửa, cài nút áo sơ mi và buộc giày của bạn.
  • Phạm vị hoạt động của ngón cái trở nên hạn chế, các hành động như cầm, nắm, bám cũng không được như ý. Đôi khi người bệnh có thể mất kiểm soát ngón cái.

Chẩn đoán bị đau khớp ngón tay cái

Bạn nên đến bệnh viện và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức khi nghi ngờ gãy xương ngón tay cái, cổ tay hoặc bất cứ vấn đề nào khác có liên quan đến bàn tay. Nếu không thể di chuyển ngón tay cái hoặc bị đau sau tai nạn, chấn thương hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

Bệnh đau khớp ngón tay cái có thể được chẩn đoán theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào các triệu chứng của người bệnh. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:

  • X – quang để kiểm tra dấu hiệu xương gãy hoặc viêm khớp.
  • Xét nghiệm hội chứng ống cổ tay hoặc các hoạt động thần kinh.
  • Siêu âm để xác định dây thần kinh bị viêm hoặc tổn thương.
  • MRI để kiểm tra giải phẫu học cổ tay và khớp.

Cách điều trị đau khớp ngón tay cái

Có nhiều lựa chọn điều trị khi gặp phải hiện tượng này. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn nên tìm kiếm lời khuyên của chuyên gia y tế trước khi tiến hành bất cứ loại hình điều trị nào.

1. Cách chữa đau khớp ngón tay cái tại nhà

Nếu các chấn thương có liên quan đến mô mềm, lạm dụng hãy cân nhắc để ngón tay cái nghỉ ngơi. Tránh sử dụng ngón tay cái càng nhiều càng tốt để cho tay có thời gian phục hồi đúng cách. Chườm đá cũng là một cách có thể giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, hãy cẩn thận bọc đá trong một mảnh vải mỏng để tránh làm da bị bỏng lạnh.

Chườm đá giúp giảm đau ngón tay cái hiệu quả
Chườm đá giúp giảm đau ngón tay cái hiệu quả

Kéo căng cơ ngón cái có thể làm một cách khá hiệu quả để giảm đau. Một trong những cách phổ biến nhất là kéo dài ngón tay cái bằng tay còn lại trong khoảng 20 giây.

Đối với hội chứng ống cổ tay, người bệnh có thể kết hợp điều trị với một số bài tập để tăng khả năng phục hồi. Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng nẹp để cố định các dây thần kinh ở cổ tay và hạn chế việc sử dụng tay.

Nếu các cơn đau làm bạn khó chịu, lo lắng hoặc mất ngủ hãy trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc kháng viêm không kê đơn. Các loại thuốc cơ bản bao gồm Ibuprofen (Advil, Motrin), Naproxen (Aleve) hoặc Acetaminophin (Tylenol).

Chấn thương ở ngón cái là rất phổ biến và thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu các cơn đau kéo dài hoặc nghi ngờ liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng hơn, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

2. Điều trị y tế

Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể kê các loại thuốc theo toa. Các loại thuốc thường được dùng để điều trị đau khớp ngón cái bao gồm:

  • Thuốc giảm đau tại chỗ dưới dạng kem bôi, thuốc xịt, gel,… Một số loại thuốc giảm đau tại chỗ như: Kem trị viêm khớp Bengay, Aspercternal, kem Sportscternal (dành cho các hoạt động thể thao).
  • Thuốc giảm đau theo toa để giảm đau sau các chấn thương nặng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây nghiện và một số tác dụng phụ khác. Do đó, chỉ sử dụng thuốc trong một thời gian ngắn theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Tiêm Cortisone thường được dùng để điều trị viêm khớp mãn tính. Tiêm thuốc có thể kiểm soát các cơn đau và ngăn ngừa tình trạng viêm khớp. Tuy nhiên, chỉ tiêm thuốc dưới sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng không mong muốn.

3. Vật lý trị liệu

Các biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt là cách chữa đau nhức khớp ngón tay cái an toàn, mang lại hiệu quả khá cao. Đồng thời, các hoạt động này còn mang lại lợi ích trong việc duy trì sự linh hoạt và ngăn ngừa co cứng khớp hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị người bệnh cần kiên trì luyện tập đều đặn và thường xuyên.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị đau khớp ngón cái được chỉ định khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị. Phẫu thuật có thể duy trì khả năng vận động, cải thiện tình trạng đau nhức và ngăn ngừa dị tật có thể xảy ra.

Điều chỉnh các chấn thương hoặc thay thế khớp khi cần thiết là những phẫu thuật phổ biến nhất. Tuy nhiên, phẫu thuật thường đi cùng một số rủi ro và biến chứng nhất định. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro trước khi tiến hành điều trị.

Phẫu thuật điều trị đau khớp ngón tay cái
Phẫu thuật được chỉ định khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị

Biến chứng đau khớp ngón tay cái

Đau khớp ngón tay cái thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên đôi khi đây là dấu hiệu của  vấn đề nghiêm trọng hơn với các biến chứng như:

  • Áp xe, nhiễm trùng khớp ngón tay.
  • Biến dạng khớp.
  • Yếu cơ, tê liệt hoặc mất điều khiển ngón tay.
  • Nhiễm trùng máu.
  • Tháo khớp (đôi khi người bệnh cần cắt bỏ ngón tay để tránh các nguy cơ khác).

Do đó, để bảo vệ sức khỏe và tránh các biến chứng, hãy đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào có liên quan.

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 09:54 - 21/03/2023 - Cập nhật lúc: 14:02 - 22/03/2023
Chia sẻ:
Hàng ngàn người bệnh đã tìm thấy giải pháp điều trị dứt điểm thoái hóa khớp háng, phục hồi vận động với bài thuốc kết tinh giá trị tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam và nghiên cứu hiện đại. [Đừng bỏ lỡ]
Đau khớp cổ chân – Nguyên nhân và cách khắc phục, điều trị

Hiện tượng đau khớp cổ chân đã không còn quá xa lạ với những bệnh nhân trung niên và người…

Cách chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc Nam

Nhiều bệnh nhân đã thành công với cách chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc nam. Đây là phương pháp…

Bị đau khớp gối nên ăn gì giảm nhanh triệu chứng?

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh đau khớp gối có thể thay đổi chế…

Thấp Khớp Nam Dược giá bao nhiêu? Tác dụng và liều dùng

Thấp Khớp Nam Dược là TPCN của Công ty Cổ phần Nam Dược. Sản phẩm có tác dụng giảm cơn…

vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối

Vật lý trị liệu đóng vai trò rất quan trọng với quá trình điều trị thoái hóa khớp gối. Giải…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Y học cổ truyền Việt Nam vừa có bước tiến mới khi nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc đặc trị thoái hóa khớp từ nền tảng nhiều bài thuốc cổ phương. Bài thuốc giúp điều trị thoát hóa khớp hiệu quả, phục hồi và tái tạo sụn khớp chuyên sâu.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua