VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn từ Y học cổ truyền [Đừng bỏ lỡ]

Đau dây chằng cổ – Cách nhận biết và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Đau dây chằng cổ đặc trưng bởi cơn đau khởi phát ở một bên cổ, sau đó lan ra vùng gáy, bả vai và cánh tay. Ngoài ra, triệu chứng này còn đi kèm với hiện tượng sưng viêm, đỏ và nóng rát. Điều trị đau dây chằng cổ chủ yếu là sử dụng thuốc giảm đau, chườm nóng – lạnh và thay đổi một số thói quen thiếu khoa học.

đau dây chằng cổ
Đau dây chằng cổ và Những thông tin cần biết

Đau dây chằng cổ & Dấu hiệu nhận biết

Dây chằng có chức năng gắn kết đốt sống, đĩa đệm và góp phần giúp cổ vận động một cách linh hoạt. Thuật ngữ đau dây chằng cổ (viêm dây chằng cổ) đề cập đến tình trạng dây chằng bị sưng viêm và phát sinh cơn đau nhức.

Bệnh lý này khá phổ biến, ảnh hưởng đến người trẻ và người cao tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, đau dây chằng cổ thường thuyên giảm sau 3 – 10 ngày nghỉ ngơi và chăm sóc. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể tiến triển mãn tính và tăng nguy cơ mắc hội chứng đau vai gáy.

Dấu hiệu nhận biết đau dây chằng cổ, bao gồm:

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.
  • Cơn đau khởi phát ở 1 bên cổ (trái – phải) sau đó có thể lan xuống vùng bả vai, cánh tay hoặc lan tỏa lên vùng đầu.
  • Đau nửa đầu
  • Sờ vào vùng cổ sẽ thấy vùng da này nóng và cứng hơn bình thường
  • Khó khăn khi xoay hoặc cúi gập cổ
  • Thỉnh thoảng có cảm giác châm chích và tê bì ở các đầu ngón tay
  • Cổ phát ra âm thanh “răng rắc” khi xoay hoặc cúi gập

Nguyên nhân gây đau dây chằng cổ

Dây chằng là một bộ phận cấu thành đốt sống cổ. Vì vậy tổn thương ở dây chằng có thể xuất phát do lạm dụng cổ quá nhiều (xoay cổ, cúi gập cổ), viêm nhiễm ở vùng cổ, thoái hóa đốt sống cổ,…

Các nguyên nhân cụ thể gây đau dây chằng cổ, bao gồm:

1. Chấn thương cổ

Chấn thương là một trong những nguyên nhân gây đau dây chằng cổ và các cơ quan xung quanh như mô mềm, cơ, dây thần kinh,… Chấn thương cổ thường xảy ra khi tham gia giao thông, làm việc trên cao, tập thể thao hoặc do mang vác vật nặng ở vai.

đau dây chằng cổ
Chấn thương cổ khi làm việc, chơi thể thao,… có thể là nguyên nhân gây đau dây chằng cổ

Với những chấn thương nhẹ, tình trạng đau dây chằng cổ có thể thuyên giảm sau vài ngày nghỉ ngơi. Tuy nhiên ở những trường hợp tổn thương đến cột sống và đĩa đệm, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ cố định cổ bằng nẹp và điều trị nội trú.

2. Hoạt động cổ quá mức

Hoạt động cổ quá mức là tình trạng cổ phải lặp đi lặp lại một hoặc nhiều tư thế trong một thời gian dài như đọc sách, sử dụng máy tính, mang vác vật nặng trên vai,…

Những tư thế này làm tăng áp lực từ đốt sống lên đĩa đệm và các cơ quan xung quanh như mô mềm, dây chằng, cơ bắp và dây thần kinh.

3. Bệnh thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mãn tính thường gặp ở người cao tuổi. Các đốt sống bị thoái hóa có thể làm mất độ ổn định của cấu trúc và làm tăng áp lực lên những cơ quan lân cận. Vì vậy bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống thường dễ gặp phải tình trạng đau dây chằng, rối loạn dây thần kinh,…

4. Thoát vị đĩa đệm cổ

Tương tự như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cũng là nguyên nhân gây đau dây chằng cổ. Thoát vị đĩa đệm đặc trưng bởi tình trạng đĩa đệm nứt, rách khiến dịch nhầy thoát ra ngoài. Dịch nhầy này có thể đè nén và kích thích khiến dây chằng bị sưng đau dữ dội.

đau dây chằng cổ
Dịch nhầy từ đĩa đệm bị thoát vị gây chèn ép lên các cơ quan xung quanh và gây đau dây chằng cổ

Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm còn làm tăng nguy cơ đau vai gáy, thoái hóa đốt sống cổ, đau nửa đầu, thiếu máu não,…

5. Do các nguyên nhân khác

Ngoài ra, triệu chứng đau dây chằng cổ có thể phát sinh do những nguyên nhân sau đây:

đau dây chằng cổ
Đau dây chằng do tư thế ngủ thường phát sinh triệu chứng ngay sau khi ngủ dậy
  • Viêm nhiễm vùng cổ: Đau dây chằng cổ có thể là hệ quả do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Tình trạng này thường xảy ra do nhiễm trùng ở mô mềm không được điều trị dứt điểm, khiến vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào dây chằng cổ.
  • Tuổi tác: Tuổi tác là một trong những yếu tố tác động đến sức khỏe và độ ổn định của hệ thống cột sống. Khi cơ thể già đi, cột sống thường mất độ dẻo dai và linh hoạt. Do đó khi thực hiện động tác xoay và cúi gập cổ, đốt sống có thể gây chèn ép và kích thích lên dây chằng.
  • Tư thế ngủ: Tư thế ngủ sai lệch có thể làm tăng áp lực lên cột sống và dây chằng, từ đó gây đau nhức và cứng cổ. Nếu do nguyên nhân này, bạn có thể nhận thấy triệu chứng phát sinh ngay sau khi ngủ dậy.
  • Yếu tố thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí cao,… cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp và làm phát sinh cơn đau nhức.

Đau dây chằng cổ có nguy hiểm không?

Đau dây chằng cổ là triệu chứng thường gặp và hầu như ít gây nguy hiểm. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, triệu chứng này có thể thuyên giảm chỉ sau 3 – 10 ngày.

Tuy nhiên trong trường hợp để kéo dài (đặc biệt là viêm dây chằng cổ do nhiễm trùng), bệnh có thể tiến triển thành mãn tính và khiến nhiễm trùng lây lan sang những cơn quan lân cận như đốt sống, đĩa đệm, dây thần kinh,…

Nếu đau dây chằng cổ do các bệnh mãn tính, triệu chứng có thể tái phát nhiều lần và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong trường hợp này, bạn cần tiến hành các biện pháp điều trị và chăm sóc trong thời gian sớm nhất nhằm làm chậm tiến triển của bệnh. Bởi nếu để kéo dài, các bệnh lý này có thể gây đau nửa đầu, thiếu máu lên não, đau vai gáy,…

Đau dây chằng cổ – Điều trị như thế nào?

Phần lớn các trường hợp đau dây chằng cổ thường được điều trị bằng cách sử dụng thuốc, nghỉ ngơi, chườm nóng – lanh, xoa bóp,… Tuy nhiên nếu triệu chứng phát sinh do thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa cột sống, bạn cần tích cực điều trị từ bệnh lý nguyên nhân.

1. Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm

Sử dụng thuốc là biện pháp giảm đau nhanh chóng. Vì vậy bạn có thể sử dụng thuốc trong 2 – 5 ngày để cải thiện các triệu chứng do đau dây chằng cổ gây ra.

đau dây chằng cổ
Có thể cải thiện cơn đau bằng cách dùng Paracetamol, NSAID đường uống, Salonpas,…

Một số loại thuốc giảm đau, chống viêm bạn có thể sử dụng, bao gồm:

  • Paracetamol: Loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhức cổ và cải thiện tình trạng nóng rát ở cổ. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng Paracetamol nếu có vấn đề về gan, thận hoặc có tiền sử nghiện rượu.
  • Salonpas: Salonpas là thuốc giảm đau được bào chế ở dạng xịt hoặc miếng dán. Thuốc thường chứa các hoạt chất gây tê và giảm đau tại chỗ như Menthol, Metyl salicylate,… Nếu tình trạng đau dây chằng cổ có mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng loại thuốc này để giảm tác dụng phụ khi dùng thuốc đường uống.
  • Gel bôi Voltaren: Voltaren là thuốc giảm đau và chống viêm ở dạng gel bôi ngoài da. Thuốc chứa hoạt chất Ibuprofen (thuốc chống viêm không steroid). Tuy nhiên các loại thuốc giảm đau tại chỗ chỉ được sử dụng khi vùng cổ không bị xây xát và có vết thương hở.
  • NSAID đường uống: Nếu viêm dây chằng cổ gây đau nhức dữ dội kèm hiện tượng sưng viêm và bầm tím, bạn có thể dùng NSAID (thuốc chống viêm không steroid) đường uống. NSAID có tác dụng giảm đau và kháng viêm mạnh, từ đó giảm nhanh các triệu chứng có mức độ từ trung bình đến nặng.

Hầu hết những loại thuốc giảm đau nói trên đều có đáp ứng tốt với tình trạng đau dây chằng cổ. Sau khoảng 3 – 5 ngày sử dụng thuốc, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng lâm sàng thuyên giảm rõ rệt. Trong trường hợp đau dây chằng cổ do viêm nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh hoặc thuốc kháng virus để ức chế tác nhân gây bệnh.

2. Chườm nóng – chườm lạnh luân phiên

Để giảm đau dây chằng và cải thiện tình trạng viêm ở cổ, bạn nên chườm nóng, chườm lạnh luân phiên. Mỗi lượt chườm kéo dài khoảng 15 phút, sau đó nên dành thời gian nghỉ ngơi và chườm lại sau khoảng 2 giờ. Thực hiện biện pháp này liên tục trong 2 – 3 ngày có thể cải thiện cơn đau đáng kể.

Ngoài tác dụng giảm đau, chườm nóng – lạnh còn giúp giảm sưng viêm và hạn chế tình trạng chuột rút ở cơ vai.

3. Thay đổi thói quen

Hơn 60% các trường hợp đau dây chằng cổ đều khởi phát do thói quen vận động và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Vì vậy để làm cải thiện và ngăn ngừa tình trạng tái phát, bạn nên thay đổi những thói quen xấu và thiết lập lối sống lành mạnh.

đau dây chằng cổ
Nên nằm gối thấp và ngủ đúng tư thế để giảm áp lực lên đốt sống cổ
  • Tránh cúi đầu quá thấp, nghiêng đầu sang một bên quá lâu hoặc chống cằm khi làm việc. Ngoài ra bạn cũng cần giữ lưng và cổ thẳng khi ngồi để tránh tăng áp lực lên đốt sống cổ.
  • Hạn chế các bộ môn thể thao tác động trực tiếp lên vùng cổ như cầu lông, tennis,… Thay vào đó bạn có thể tập các bộ môn có cường độ nhẹ nhàng đi đi bộ, đạp xe, yoga hoặc bơi lội.
  • Tránh nằm gối quá cao, đồng thời nên thay đổi tư thế ngủ nếu đây là nguyên nhân gây đau dây chằng cổ.
  • Sau khoảng 2 giờ ngồi làm việc, bạn nên đi lại và xoay cổ nhẹ nhàng. Cách này sẽ giúp cột sống cổ linh hoạt, dẻo dai và hạn chế tình trạng đau nhức.
  • Nên thả lỏng vai khi lái xe nhằm hạn chế áp lực lên dây chằng và cơ ở vùng cổ – vai – gáy.
  • Không nên đặt vật nặng ở trên vai. Trong trường hợp phải di chuyển vật nặng, bạn có thể nhờ người thân hỗ trợ hoặc sử dụng các thiết bị chuyên dụng.

4. Massage cổ giúp giảm đau

Nếu cơn đau cổ có mức độ nhẹ, bạn có thể xoa bóp vùng cổ nhằm kích thích tuần hoàn máu, cải thiện cơn đau và phạm vi chuyển động của cơ quan này.

đau dây chằng cổ
Massage vùng cổ giúp cải thiện cơn đau, giảm viêm và thúc đẩy tuần hoàn máu lên não

Bên cạnh đó, có thể kết hợp động tác massage với dầu hoặc cao nóng nhằm làm giãn không gian giữa các cột sống và giảm tình trạng viêm sưng ở cổ.

5. Kiểm soát bệnh lý nguyên nhân

Đau dây chằng cổ có thể là hệ quả của hội chứng đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm và thoái hóa đốt sống cổ. Để kiểm soát triệu chứng này, bạn cần kết hợp biện pháp giảm đau với các phương pháp điều trị bệnh lý nguyên nhân.

Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị bảo tồn (sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, nghỉ ngơi) hoặc can thiệp ngoại khoa (cắt gai xương, thay đĩa đệm nhân tạo,…). Bên cạnh đó, bạn cần chủ động tập luyện từ 15 – 30 phút/ ngày để cải thiện hệ xương khớp và ngăn chặn quá trình tiến triển của bệnh.

Đau dây chằng cổ là triệu chứng khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp bắt nguồn từ các bệnh lý mãn tính, quá trình điều trị có thể kéo dài và có nguy cơ tái phát cao hơn so với các nguyên nhân khác.

Ngày đăng 11:14 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 17:59 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Vang danh là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, Quốc dược Phục cốt khang nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh và được giới chuyên môn đánh giá cao. [Đọc ngay]
Hay bị tê chân tay do thiếu chất gì là thắc mắc chung của nhiều người Hay bị tê tay chân là thiếu chất gì và giải pháp bổ sung

Hay bị tê tay chân là thiếu chất gì là một trong những thắc mắc chung của rất nhiều người.…

Người khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Tình trạng khô khớp gối có thể được khắc phục một cách tự nhiên thông qua chế độ ăn uống…

Đau vai – Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị, giảm đau

Tình trạng đau vai có thể liên quan đến viêm xương khớp, viêm gân, viêm cơ rút khớp vai hoặc…

đau khớp vai khi tập gym Đau khớp vai khi tập gym và cách xử lý tại chỗ

Đau khớp vai khi tập gym là tình trạng rất nhiều người gặp phải khi rèn luyện bộ môn vận…

Đau dây thần kinh tọa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đau dây thần kinh tọa gây ra những cơn đau nhức, khiến người bệnh khó vận động và có nguy…

Bình luận (1)

  1. Phan thi mỹ lien
    Phan thi mỹ lien says: Trả lời

    Cho mình khỏi bệnh này có cần châm cứu ko ah?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua