Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không? Cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng phổ biến có thể là sự phát triển bình thường trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, đôi khi cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng, kéo dài và gây nguy hiểm cho mẹ và bé. 

đau dạ dày khi mang thai
Đau dạ dày khi mang thai là một tình trạng phổ biến

Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày khi mang thai thường khiến thai phụ lo lắng về sự an toàn và phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, đôi khi đau dạ dày thường là kết quả của việc phát triển bình thường của thai nhi và sự thay đổi của cơ thể thai phụ trong quá trình mang thai. 

1. 3 tháng đầu

Đau dạ dày trong 3 tháng đầu của thai kỳ là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là trong 1 – 2 tuần đầu sau khi mang thai. Đây là sự thay đổi về hormone, thể chất và cấu tạo của cơ thể để chuẩn bị qua quá trình mang thai.

Điều này hoàn toàn bình thường, không nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Đôi khi đau dạ dày khi mang thai trong 3 tháng đầu có thể là do ăn không tiêu hoặc ốm nghén.

2. 3 tháng giữa

Đau dạ dày ở 3 tháng giữa thai kỳ thường không gây nguy hiểm, trừ khi thai phụ bị chảy máu. Do đó, nếu dạ dày kèm chảy máu âm đạo hãy lập tức đến bệnh viện gặp bác sĩ.

đau dạ dày khi mang thai tháng đầu
Đau dạ dày khi mang thai thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé

Các cơn đau dạ dày ở 3 tháng giữa thường rất nhẹ và không nguy hiểm. Thai phụ sẽ trải qua một cảm giác căng cứng ở bụng tương tự như một cơn chuyển dạ, hiện tượng này được gọi là “chuyển dạ giả”. Tuy nhiên, không giống như co thắt chuyển dạ thật, hiện tượng chuyển dạ giả sẽ kết thúc sau khi thai phụ thay đổi vị trí.

Mất nước là nguyên nhân cơ bản nhất của những cơn co thắt chuyển dạ giả. Vì vậy, để tránh các cơn co thắt này, hãy bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết. Nếu các cơn co thắt kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy thông báo cho bác sĩ sản khoa.

3. 3 tháng cuối

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối có thể là dấu hiệu của việc chuyển dạ sớm (sinh non). Đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng sinh non như:

  • Vỡ nước ối
  • Đau xung quanh vùng xương chậu
  • Đau lưng dưới hoặc xuất hiện các cơn co thắt
  • Sự hoạt động của thai nhi giảm một cách rõ rệt

Đau dạ dày sau tuần thứ 37 là một dấu hiệu sớm của việc chuyển dạ. Các dấu hiệu chuyển dạ khác thường bao gồm:

  • Tiết dịch âm đạo
  • Chảy nước ối
  • Xuất hiện các cơn co thắt
  • Đau lưng

Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau dạ dày khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến nhưng hiếm khi gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Tuy nhiên, đôi khi các cơn đau có thể là dấu hiệu nguy hiểm bao gồm cả sẩy thai.

Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không
Đau dạ dày khi mang thai có thể là dấu hiệu của một số tình trạng nguy hiểm

Các nguyên nhân nghiêm trọng bao gồm:

  • Mang thai ngoài tử cung: Cơn đau thường xuất hiện vào 3 tháng đầu và giữa của chu kỳ mang thai. Các dấu hiệu kèm theo bao gồm chảy máu ở tuần thứ 6 và thứ 10 của thai kỳ.
  • Sẩy thai: Là tình trạng mất thai khi bé đạt 20 tuần tuổi. Các triệu chứng kèm theo bao gồm đau dạ dày kéo dài đến vào ngày. Một số người có thể bị đau lưng dưới hoặc có áp lực ở vùng xương chậu.
  • Dấu hiệu sinh non: Cơn đau thường xuất hiện ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu các cơn đau dạ dày xuất hiện vào tuần thứ 36 – 37 có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm. Ngoài ra, một số đối tượng có thể bị chảy máu âm đạo và tăng áp lực vùng chậu.
  • Tiền sản giật: Cơn đau dạ dày thường xuất hiện ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Các triệu chứng khác bao gồm đau bụng dưới bên phải, đau đầu, khó thở, thay đổi thị lực, sưng mặt, tay, chân và tăng cân nhanh chóng. Tiền sản giật là tình trạng đe dọa đến tính mạng, do đó hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Viêm đường tiết niệu khi mang thai: Dẫn đến cảm giác đau dạ dày, khó chịu khi đi tiểu hoặc tiểu ra máu.
  • Viêm ruột thừa: Các triệu chứng bao gồm buồn nôn, chán ăn. Viêm ruột thừa khi mang thai rất khó chẩn đoán và điều trị. Do đó, đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh.
  • Sỏi mật: Một người có nguy cơ sỏi mật khi mang thai cao nếu trên 35 tuổi và có tiền sử nhiễm bệnh. Các triệu chứng kèm theo bao gồm đau ở bên phải bụng và lưng.

Cách điều trị đau dạ dày khi mang thai

Sức khỏe trong thai kỳ một phụ nữ thường là vấn đề nhạy cảm và cần có sự quan tâm phù hợp. Đau dạ dày khi mang thai có thể gây một số ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, điều quan trọng là cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn để có cách khắc phục phù hợp, an toàn.

1. Kiểm soát các cơn ốm nghén

Có khoảng 70% phụ nữ bị ốm nghén trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Thông thường các triệu chứng ốm nghén thường biến mất hoặc tự cải thiện sau tháng thứ 4 của thai kỳ. Tuy nhiên, một số người có thể bị ốm nghén trong cả quá trình mang thai. Điều này dẫn đến các cơn đau, khó chịu ở dạ dày.

Để khắc phục tình trạng này, thai phụ có thể tham khảo một số cách khắc phục như:

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Thay vì ăn 3 bữa chính, thai phụ có thể ăn các bữa nhỏ, khoảng 2 tiếng một lần.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm nặng mùi, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ để tránh làm tình trạng ốm nghén trở nên nghiêm trọng.
  • Bổ sung nhiều trái cây, rau củ, vitamin và khoáng chất.
  • Sử dụng bánh mì hoặc ngũ cốc nguyên hạt cho bữa sáng.
  • Giảm lượng đường và muối tiêu thụ.
  • Tránh vận động hoặc luyện tập ngay sau khi ăn. Tốt nhất nên ngồi nghỉ ngơi trong 2 – 3 giờ để quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
  • Hạn chế căng thẳng, stress, áp lực công việc.

2. Uống đủ lượng nước cần thiết

đau dạ dày khi mang thai có sao không
Uống nhiều nước là một cách tự nhiên để giảm đau dạ dày khi mang thai

Uống đầy đủ lượng nước cần thiết có thể hạn chế tình trạng đau dạ dày khi mang thai. Thông thường, một người khỏe mạnh cần bổ sung 8 cốc nước (tương đương 1,5 – 2 lít) cho các hoạt động của cơ thể.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng lượng thức ăn giàu nước như súp lơ, rau bina, cà rốt để bổ sung nước, vitamin và khoáng chất một cách tự nhiên. Những thực phẩm này có thể bổ sung nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho một thai kỳ khỏe mạnh.

3. Ngủ nhiều hơn

Thiếu ngủ dẫn đến mệt mỏi, làm tăng ảnh hưởng của các cơn đau dạ dày. Đôi khi một cơn đau dạ dày giữa đêm có thể làm bạn bị mất ngủ và làm tăng mệt mỏi vào hôm sau.

Ngủ đủ là một cách đơn giản để cơ thể phục hồi các tổn thương. Nếu không có thời gian ngủ quá nhiều, bạn có thể nghỉ ngơi 20 phút vào buổi trưa hoặc buổi chiều.

4. Thư giãn và massage nhẹ nhàng

Massage là một cách thư giãn tuyệt vời sau một ngày làm việc mệt mỏi và làm giảm các cơn đau dạ dày khi mang thai. Massage làm tăng lưu lượng máu và giữ cho các cơ, gân và dây chằng thư giãn. Điều này khiến cơ bắp giãn ra và làm giảm nguy cơ của các cơn đau dạ dày.

Dành khoảng 5 phút mỗi ngày để xoa bóp các nhóm cơ. Điều này cũng giúp hạn chế vấn đề rạn da ở phụ nữ mang thai.

đau dạ dày khi mang thai phải làm sao
Massage có thể cải thiện các cơn đau dạ dày và hạn chế tình trạng rạn da

5. Bổ sung Magie

Việc thiếu magie trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến các cơn co thắt hoặc đau dạ dày. Nếu các cơn đau dạ dày thường xuyên xảy ra, hãy trao đổi với bác sĩ về việc bổ sung thêm magie thông qua chế độ ăn uống trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung.

Các loại thực phẩm như rau bina, quả óc chó, chuối, chocolate đen là một nguồn magie tự nhiên, an toàn cho phụ nữ mang thai.

Đau dạ dày khi mang thai khi nào cần gặp bác sĩ?

Đến gặp bác sĩ ngay khi các cơn đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của thai phụ. Ngoài ra, gọi cho bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu:

  • Đau nhói ở bụng kèm theo việc chảy máu âm đạo hoặc xuất hiện khí hư bất thường, có máu hoặc mùi hôi trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Đau đầu, buồn nôn, nôn và chóng mặt.
  • Sưng phù tay, chân, mặt hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc khó tiểu.
  • Sốt hoặc có cảm giác ớn lạnh.
  • Thay đổi về thị giác, mù tạm thời, nhìn mờ hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
  • Xuất hiện các cơ co thắt định kỳ theo thời gian hoặc có 4 cơn co thắt bụng trong 1 giờ. Đây có thể là dấu hiệu của việc sinh non.

Các nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu các cơn đau dai dẳng hoặc tái phát thường xuyên, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 09:43 - 21/11/2022 - Cập nhật lúc: 15:29 - 06/02/2023
Chia sẻ:
đau thượng vị về đêm Đau vùng thượng vị về đêm là bệnh gì, nguy hiểm không?

Đau vùng thượng vị về đêm phần nhiều là liên quan đến các vấn đề đường tiêu hóa. Tuy nhiên,…

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không?

Khoai lang là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được.…

Dạ Dày An Bình Dạ Dày An Bình Có Tác Dụng Gì? Giá Bán và Cách Dùng

Dạ Dày An Bình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng…

Trào ngược dạ dày có tự khỏi không? Trào Ngược Dạ Dày Có Tự Khỏi Không? Bao Lâu Thì Hết?

Nhiều người bệnh trào ngược dạ dày cho biết các triệu chứng bệnh của họ tự biến mất hoặc được…

Đau Dạ Dày Lúc Nửa Đêm – Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Đau dạ dày lúc nửa đêm xảy ra khi cơ quan tiêu hóa bị kích thích bởi chế độ ăn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua