Đau dạ dày có uống nước cam được không? Lợi hay hại?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau dạ dày có uống nước cam được không là vấn đề mà nhiều người đang mắc phải căn bệnh này quan tâm. Có nhiều thông tin cho rằng do nước cam có vị chua, có thể khiến acid dạ dày tăng cao dẫn đến nhiều hậu quả không tốt. Bài viết thông tin cụ thể về câu hỏi này, đồng thời chia sẻ thêm về những loại thức uống tốt cho người bị đau dạ dày.

Đau dạ dày có uống nước cam được không?
Người bị đau dạ dày không nên uống nước cam thường xuyên do thành phần acid của thức uống này rất cao

Người bị đau dạ dày có uống nước cam được không?

Bệnh nhân bị đau dạ dày cần kiêng dùng nhiều các loại thực phẩm có vị chua để tránh tăng tiết acid dạ dày. Thực tế các món ăn chua thường đến từ trái cây, và trái cây lại là một phần không thể thiếu trong khẩu phần nên đây vẫn là nhóm thực phẩm cần thiết nên bổ sung ở mức vừa đủ. Càng ăn nhiều trái cây chua, bạn càng nạp vào cơ thể nhiều acid, kết hợp với lượng acid sẵn có trong dạ dày sẽ kích thích và làm gia tăng chứng ợ chua ợ hơi. Ở những người đang bị viêm dạ dày giai đoạn nhẹ, nếu không kiêng cữ đúng mức các loại thực phẩm chua rất dễ dẫn đến viêm loét.

Đồng nghĩa với điều này, các chuyên gia tiêu hóa cho rằng người đang bị đau dạ dày không nên uống nước cam thường xuyên. Do thành phần acid trong nước cam, chanh tương đối cáo, khi đi vào dạ dày sẽ tạo phản ứng làm tăng acid dịch vị khiến dạ dày luôn trong trạng thái co thắt. Đây là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác đau bụng cồn cào sau khi uống nước cam lúc bụng đói.  Không chỉ có nước cam mà các loại nước ép có vị chua khác như nước chanh, nước ép bưởi, thơm,.. nếu uống thường xuyên cũng sẽ gây ợ chua, ợ nóng và lạm dụng chúng còn có thể dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.

Ngoài ra nước cam cũng không thích hợp dùng cho những người vừa mới phẫu thuật đường tiêu hóa, bao gồm phẫu thuật nội soi dạ dày, đường ruột, cắt một phần dạ dày… Nếu như uống nước cam trong thời gian này, vết mổ có khả năng bị hở và xuất huyết. Thành phần natri citrat có trong nước cam kích thích tạo ra các chất làm đông máu như prothrombinase và thrombin khiến thời gian hồi phục kéo dài hơn bình thường. Bên cạnh đó khi uống nước cam cũng sẽ khiến dịch vị bị loãng đi, hoạt động tiêu hóa bị giảm hiệu quả.

Đối với những người có hoạt động nhu động ruột thiếu ổn định, thường xuyên bị đi ngoài hay rối loạn đường tiêu hóa nên uống nước cam thường xuyên. Loại thức uống này có tính nhuận tràng cao, những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy khi sử dụng. Tóm lại những bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày, viêm tuyến tụy, viêm đường ruột không nên uống nước cam như một thức uống giải khát thường xuyên.

Cách sử dụng nước cam đúng cách khi bị đau dạ dày

Đau dạ dày có uống nước cam được không?
Bạn chỉ nên uống nước cam cách ngày với liều lượng ít khi bị đau và viêm dạ dày

Mặc dù nước cam có thể khiến hệ tiêu hóa của bạn gặp phải một số vấn đề, tuy nhiên nhìn chung đây vẫn là thức uống tốt cho sức khỏe. Khi uống nước cam theo liều lượng vừa đủ, cơ thể bạn sẽ được tăng cường đề kháng và bảo vệ hệ thống thành mạch tại niêm mạc dạ dày. Trung bình mỗi ngày bạn không nên uống hơn 300ml nước cam nguyên chất, có thể pha loãng nước cam cùng với mật ong và nước ấm để giảm tính acid của cam trước khi đưa vào cơ thể.

Vì vậy, thỉnh thoảng bạn có thể ăn cam ngọt cũng sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng lớn với bệnh. Người bị đau dạ dày nên sử dụng các loại cao ngọt, cam dùng để ăn thay vì uống nước cam chua. Bằng cách này có thể giúp cơ thể nhận được lượng vitamin C cần thiết, từ đó giảm nguy cơ bị viêm nhiễm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày.

Để việc uống nước cam không gây khó chịu cho dạ dày, người bệnh tuyệt đối không uống nước cam khi bụng đang đói, hoặc mới vừa ăn no. Thời điểm uống nước cam sai lầm sẽ tạo ra áp lực lên dạ dày, khi lượng acid cao khiến dạ dày phình to, gây tức bụng, ợ hơi. 

Nước cam là thức uống có tính nhuận tràng cao và lợi tiểu, vì thế khi dùng nước cam vào ban đêm người bệnh sẽ cảm nhận sự khó chịu, đặc biệt là ở những bệnh nhân đau dạ dày khi uống nước cam buổi tối có thể bị đau bụng âm ỉ và tiểu đêm liên tục. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của người bệnh. 

Thói quen uống nước cam kết hợp với sữa hoặc trứng gà trong dân gian tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bệnh nhân bị đau dạ dày. Sau khi sử dụng thức uống này, người bệnh có nguy cơ bị chướng bụng, tiêu chảy, hay thậm chí là ngộ độc do trứng gà sống… Ngoài ra Protein từ sữa và trứng gà có phản ứng mạnh mẽ với vitamin C và axit tartaric có trong cam nên bạn nên tránh xa sự kết hợp này.

Có thể thay thế nguồn vitamin C có trong nước cam bằng các nguồn vitamin đến từ những loại rau củ quả khác như ớt chuông, giá đỗ, bông cải xanh, rau dền, hành tây… do chúng không chứa lượng acid cao nên những bệnh nhân bị viêm dạ dày sử dụng an toàn.

Người bị đau dạ dày có uống nước cam được không sẽ tùy thuộc vào liều lượng và tần suất dùng nước cam của người bệnh. Nếu tuân thủ những nguyên tắc trên, đồng thời dùng nước cam ở mức độ vừa đủ sẽ phát huy tác dụng bảo vệ dạ dày và giúp người bệnh tăng cường được sức đề kháng. 

Đau dạ dày nên uống nước gì?

Khi bị đau dạ dày, bên cạnh dùng thuốc và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, bạn nên dùng thêm một số loại nước uống từ thiên nhiên để cải thiện bệnh tình. Cụ thể là:

  • Nước cà rốt
Đau dạ dày có uống nước cam được không?
Nước ép cà rốt có độ kiềm cao có thể giúp trung hòa nồng độ acid trong dạ dày

Thành phần dinh dưỡng có trong nước ép cà rốt rất đa dạng, trong đó phải kể đến thành phần vitamin A, vitamin C và nhiều khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm, magie… Ngoài ra do nước ép cà rốt có tính kiềm cao nên đây sẽ là loại thức uống phù hợp cho những bệnh nhân bị đau dạ dày. Kiềm tính giúp trung hòa lượng axit đang bị rối loạn tại dạ dày. 

Bạn có thể uống nước cà rốt sau khi ăn để ngăn chặn các cơn ợ hơi, ợ chua, khó tiêu xảy ra. Thành phần chất xơ dồi dào có trong cà rốt cũng sẽ hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của bạn được vận hành tốt

  • Sữa ấm

Sữa ấm là thức uống rất tốt cho những bệnh nhân bị viêm và đau dạ dày nói chung. Trong thành phần sữa tươi có hàm lượng đạm và chất béo cao, những chất này góp phần trung hòa axit trong dịch vị. Khi môi trường pH dạ dày được cân bằng sẽ không xảy ra các vấn đề như co thắt hay viêm loét. 

Bạn nên uống sữa ấm thay vì sữa lạnh, do sữa ấm có thể làm chịu hơn đau nhanh hơn khi bạn bị đau dạ dày. Thời điểm uống sữa tốt nhất là vào buổi sáng, đồng thời nên bạn đang bị rối loạn tiêu hóa thì cần hạn chế uống sữa trong thời gian này.

  • Trà gạo

Tra gạo là thức uống lành mạnh, thanh đạm và rất tốt cho sức khỏe, đồng thời còn có thể cải thiện tốt tình trạng đau bụng. Để tăng tác dụng bảo vệ dạ dày của trà gạo, bạn nên thêm vào hỗn hợp trà gạo một chút mật ong để uống. Duy trì thói quen này hàng ngày sẽ giảm cơn đau dạ dày hiệu quả.

  • Trà hoa cúc
Đau dạ dày có uống nước cam được không?
Thói quen uống trà hoa cúc hàng ngày mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe

Thói quen uống trà hoa cúc có thể giúp tình trạng đau dạ dày của bạn được cải thiện rõ. Trà hoa cúc luôn là loại thức uống có tác dụng thanh nhiệt, thải độc, nhưng đồng thời nhờ có các hoạt chất chống viêm, chống sưng nên bạn có thể sử dụng để giảm các cơn đau ở dạ dày. Trà hoa cúc là thức uống giúp bạn an thần và mang lại giấc ngủ ngon, mỗi ngày nên uống 1 – 2 cốc trà ấm nóng giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

  • Uống tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ là một trong những loại thức uống tốt cho bệnh nhân bị đau dạ dày. Từ lâu nghệ vẫn luôn là phương thuốc thường xuyên góp mặt trong các bài thuốc chữa viêm dạ dày, đau dạ dày và chữa các vết loét xảy ra ở dạ dày nói chung. Bạn nên sử dụng tinh bột nghệ pha cùng với nước ấm nóng, cùng với mật ong để dễ uống hơn. Nên uống trước khi ăn bữa chính sẽ giúp dạ dày được bảo vệ trước viêm nhiễm hiệu quả.

  • Trà gừng

Dạ dày mắc bệnh có thể là do tắc nghẽn lưu thông máu, và gừng được đánh giá là phương thuốc hiệu quả có thể khắc phục được tình trạng này. Gừng có tính ấm và cay, đồng thời thành phần hoạt chất gingerol có trong gừng cũng được đánh giá là một chất chống viêm rất hiệu quả. Vì thế nếu duy trì thói quen uống trà gừng mỗi buổi sáng sẽ giúp hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu, đau bụng, đau dạ dày rất hiệu quả. 

  • Nước nha đam

Một trong những loại thức uống rất tốt cho dạ dày của bạn chính là nước nha đam. Thực tế việc uống nước nha đam không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, trong nha đam còn có thành phần flavonoid – một chất chống viêm hiệu quả từ thực vật có thể làm giảm các vết loét.

Bệnh nhân bị đau dạ dày, nếu kèm theo rối loạn tiêu hóa, có táo bón nên uống nước nha đam để hạn chế tình trạng này xảy ra. Ngược lại nếu người bệnh bị tiêu chảy hoặc mắc hội chứng ruột kích thích nên kiêng thức uống này.  Nước nha đam cũng là loại thức uống có tác dụng làm đẹp da và hỗ trợ điều trị hiệu quả với nhiều bệnh lý dạ dày…

  • Nước dừa

Thành phần chính của nước dừa là nước và khoáng chất, cùng một lượng ít chất béo. Trong đó những khoáng chất có lợi cho sức khỏe có trong nước dừa gồm có canxi, kali, chloride… Nhờ có những thành phần này mà nước dừa giúp cơ thể được bổ sung năng lượng nhanh. Đặc biệt là đối với bệnh nhân bị đau dạ dày do viêm, uống nước dừa sẽ cải thiện cơn đau và giúp lưu thông máu diễn ra tích cực hơn. Trong thành phần nước dừa có những chất chống viêm tự nhiên, vì thế nước dừa cũng có hiệu quả làm giảm các vết loét và cải thiện các cơn ợ hơi nóng hiệu quả hơn.

Những loại thức uống tốt cho người bị đau dạ dày kể trên cũng rất thích hợp cho bệnh nhân vị viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng… Nhưng trên hết người bệnh cần phải duy trì lượng nước lọc uống trung bình 2 – 2,5L nước tối đa để duy trì vận hành của cơ quan tiêu hóa. 

Lời khuyên dành cho bệnh nhân bị đau dạ dày

Đau dạ dày có uống nước cam được không?
Khi bị đau dạ dày cần thăm khám và điều trị sớm để tránh tình trạng dạ dày viêm loét nghiêm trọng hơn

Cũng theo lời khuyên của các chuyên gia trong lĩnh vực về vấn đề ăn uống, ngoài việc người bị đau dạ dày nên bổ sung cam đúng cách và đúng liều lượng quy định. Bệnh nhân cần tuân thủ một số nguyên tắc ăn uống sau để cải thiện cơn đau và phòng ngừa tình trạng viêm dạ dày xảy ra:

  • Tránh xa nhóm thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ là nguyên nhân chính gây ra các đợt đau dạ dày và trào ngược dạ dày. Do lượng chất béo càng cao sẽ càng làm chậm hoạt động của hệ tiêu hóa, dạ dày cũng dễ bị phình trương khiến người bệnh khó chịu.
  • Kiêng tuyệt đối nhóm thức uống có cồn, chúng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày… Ngoài ra việc uống nhiều cafe cũng có thể làm tăng tiết acid HCl, pepsine – những hoạt chất dễ bào mòn lớp niêm mạc dạ dày.

  • Khi ăn uống, bệnh nhân bị đau dạ dày tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ để giảm tải các áp lực cho dạ dày. Đồng thời người bệnh nên ăn uống đúng giờ, không để bụng đói hoặc nhịn ăn vào buổi sáng,… những thói quen này có thể khiến dạ dày của bạn co thắt và tăng nguy cơ tổn thương hơn.

  • Bệnh nhân bị đau dạ dày cấp hay mãn tính cần tập thói quen ăn uống lành mạnh, ăn nhạt và hạn chế nêm gia vị cay nồng vào món ăn. Món ăn cay sẽ khiến lượng acid trong dạ dày tăng cao và từ đó gây ra nhiều vết viêm loét hơn trong dạ dày. 

  • Không lạm dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc có thành phần kháng sinh cao, thuốc giảm đau, thuốc điều trị trầm cảm… Người bệnh cũng cần tránh để tâm lý căng thẳng, ngủ muộn… những tác nhân này đều khiến hoạt động dạ dày bị trì trệ cùng nhiều ảnh hưởng khác.

Hi vọng với những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc, đau dạ dày có uống nước cam được không. Thực tế nước cam vẫn là một nguồn dinh dưỡng cần thiết cho các nhu cầu phát triển của cơ thể. Tuy nhiên việc sử dụng sao cho hợp lý và đúng cách sẽ quyết định những lợi – hại mà loại thức uống này mang lại.

Bài viết chỉ đưa ra các thông tin tham khảo. Để được tư vấn cụ thể về chế độ ăn uống khi bị đau dạ dày, người bệnh nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa Dạ dày và nhận được những hướng dẫn cần thiết nhất trong quá trình chăm sóc, điều trị.

Có thể bạn quan tâm: Người đau dạ dày có ăn trứng được không?
                                        Người đau dạ dày có nên ăn cá không?

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 06:40 - 26/01/2023 - Cập nhật lúc: 14:05 - 06/02/2023
Chia sẻ:
NSND Trần Nhượng chữa bệnh dạ dày tại Thuốc dân tộc NSND Trần Nhượng đến khám chữa bệnh dạ dày tại Trung tâm Thuốc dân tộc 

Ngày 24/12/2019 vừa qua, Trung tâm Thuốc dân tộc - đơn vị hàng đầu về YHCT tại Việt Nam, đã…

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày – Nguyên nhân và cách trị

Ngày nay, có nhiều trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày nhưng cha mẹ không biết nguyên nhân tại…

ung thư dạ dày giai đoạn cuối Ung thư dạ dày giai đoạn cuối: Dấu hiệu, cách điều trị

Ung thư dạ dày là loại ung thư ác tính phổ biến trong hơn 200 loại ung thư hiện nay.…

Xuất huyết dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe

Xuất huyết dạ dày thường gây tổn thương nặng nề ở niêm mạc. Vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc,…

Đau dạ dày buồn nôn nguyên nhân do đâu? Cách xử lý

Đau dạ dày và buồn nôn là biểu hiện đặc trưng của các vấn đề ở cơ quan tiêu hóa.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua