Đau cơ lưng là bị gì? Cách khắc phục, chữa trị nhanh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Đau cơ lưng là triệu chứng thường gặp khi các cơ ở lưng bị căng giãn quá mức hoặc bị chèn ép khi mắc các bệnh lý ở cột sống. Để khắc phục cơn đau, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc tân dược hoặc chữa trị bằng phẫu thuật.

Triệu chứng đau cơ lưng

Hiện tượng đau cơ lưng là sự xuất hiện của các cơn đau ở bất kỳ vị trị nào trên lưng. Đôi khi, cơn đau còn lan tỏa xuống cả mông, đầu gối và hai bàn chân khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đi lại. 

Cảm giác đau có thể từ từ thuyên giảm rồi tự biến mất. Tuy nhiên trong một số trường hợp, cơn đau cơ lưng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Cơn đau kéo dài dai dẳng, có thể bớt hoặc không bớt sau khi nằm nghỉ ngơi. Kèm theo đó, bệnh nhân có thể phải đối mặt với các triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây đau, bao gồm:

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.
  • Nóng sốt 
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Sưng viêm, nóng đỏ ở lưng
  • Mất tự chủ trong hoạt động đại tiểu tiện, bí tiểu, tiểu khó
  • Thường xuyên có cảm giác tê quanh hậu môn, bộ phận sinh dục ngoài hoặc vùng mông.

Nếu bị đau cơ lưng kéo dài kèm theo một trong các dấu hiệu bất thường ở trên, bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Thông qua thăm khám lâm sàng cùng các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân gây đau và tư vấn cho bạn phương pháp điều trị hiệu quả.

Đau cơ lưng là bị gì?

Khi xảy ra tổn thương hay có bất kỳ sự thay đổi nào xảy ra trong cấu trúc của các cơ đều có thể dẫn đến đau cơ lưng. Tuy nhiên không phải trường hợp nào bị đau cũng xác định được nguyên nhân rõ ràng. 

Dưới đây là những lý do phổ biến khiến cho bạn bị đau lưng:

1. Căng cơ

Các cơ ở lưng bị căng giãn quá mức sẽ gây đau. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị căng cơ như:

  • Chấn thương khi chơi thể thao hoặc bị tai nạn
  • Mang vác vật nặng quá mức hoặc nâng vật nặng không đúng cách
  • Co cắt cơ bắp
  • Các cử động ở lưng lặp đi lặp lại liên tục trong thời gian dài, vận động không đúng tư thế
  • Tổn thương ở đĩa đệm gây giãn cơ lưng

2. Tư thế sinh hoạt, làm việc không đúng gây đau cơ lưng

Một số tư thế sai lệch trong vận động, sinh hoạt hàng ngày cũng có thể gây tổn thương cho cơ lưng và khiến cơn đau bụng phát. Bao gồm:

  • Xoay, vặn mình một cách thường xuyên, đột ngột
  • Ho kéo dài
  • Cúi khom lưng nhiều
  • Đứng yên một chỗ hoặc ngồi cố định hàng giờ đồng hồ
  • Lái xe đường dài hoặc ngồi làm việc lâu bên máy vi tính, xem tivi khiến cho cơ cổ bị kéo căng
  • Ngủ ở những nơi bề mặt không bằng phẳng, nệm quá cứng hoặc quá mềm không thể giữ cho cột sống thẳng.

3. Nguyên nhân đau cơ lưng do các bệnh lý hay bất thường trong cấu trúc cột sống

Nếu bị đau cơ lưng kéo dài, bạn nên thận trọng với một số bệnh lý hay cấu trúc bất thường của cột sống. Vậy đau cơ lưng là bị gì? Dưới đây là một số vấn đề thường gặp:

  • Bệnh loãng xương: Căn bệnh này thường ảnh hưởng đến những đối tượng bị thiếu hụt canxi, phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới. Khi bị loãng xương, các đốt sống cùng xương khớp trở lên lỏng lẻo, giòn, xốp, dễ gãy. Bệnh nhân không chỉ bị đau lưng mà ngay cả các cơ cũng bị ảnh hưởng
  • Đau thần kinh tọa: Cơn đau thần kinh tọa bắt đầu xuất phát ở khu vực thắt lưng, rồi lan xuống mông, đùi và hai bắp chân. Trong một số trường hợp, cơn đau còn có thể lan tỏa đến các cơ lưng.
  • Các vấn đề ở đĩa đệm: Phổ biến nhất là tình trạng thoát vị đĩa đệm, rách đĩa đệm hay phồng/lồi đĩa đệm: Đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu hoặc bị rách/ phồng lồi sẽ chèn ép vào các cơ và dây thần kinh khiến bệnh nhân bị đau cơ lưng.
  • Cong vẹo cột sống: Ở những người bị cong vẹo cột sống, áp lực lên các khu vực của cột sống được phân bố không đều và có thể làm gia tăng gánh nặng cho các cơ lưng khiến bộ phận này bị đau.
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa: Bệnh nhân mắc hội chứng chùm đuôi ngựa có thể bị đau lưng, đau âm ỉ ở các cơ dưới thắt lưng và môn. Kèm theo đó là cảm giác tê ở mông, đùi, quanh bộ phận sinh dục ngoài, rối loạn chức năng đại tiểu tiện do mắt kiểm soát ruột và bàng quang.
  • Viêm cột sống: Nhiễm trùng xảy ra ở cột sống có thể lây lan đến cơ lưng khiến cho bộ phận này bị sưng viêm, đau nhức.
  • Ung thư cột sống: Đây là một trong những nguyên nhân gây đau cơ lưng nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được phát hiện sớm.
nguyên nhân Đau cơ lưng
Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây đau cơ lưng

4. Đau lưng do các bệnh lý ngoài cột sống

Một số bệnh lý ở các cơ quan khác ngoài cột sống cũng có thể gây đau cơ lưng. Thường gặp nhất là:

  • Sỏi thận
  • Viêm thận
  • Nhiễm trùng vùng chậu
  • Viêm bàng quang
  • Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
  • Bệnh zona thần kinh

Những đối tượng dễ bị đau cơ lưng

Triệu chứng đau cơ lưng ảnh hưởng chủ yếu đến các nhóm đối tượng dưới đây:

  • Người lao động nặng nhọc, công nhân bốc xếp, người làm nông, tài xế lái xe, dân văn phòng…
  • Phụ nữ mang thai 
  • Người ít vận động
  • Các trường hợp mắc bệnh lý ở cột sống, đường tiết niệu
  • Người có thể lực kém
  • Người cao tuổi
  • Bệnh nhân bị thừa cân, béo phì
  • Người nghiện hút thuốc lá
  • Vận động viên thể thao
  • Người thường xuyên bị căng thẳng
  • Người có tiền sử mắc bệnh trong gia đình

Phân loại đau cơ lưng

Chứng đau cơ lưng được chia thành 2 dạng gồm:

  • Đau cơ lưng cấp tính: Cơn đau lưng xuất hiện đột ngột, thời gian đau kéo dài không quá 6 tuần
  • Đau cơ lưng mãn tính: Cơn đau kéo dài trên 3 tháng và tái phát nhiều đợt trong năm

Chẩn đoán đau cơ lưng

Việc chẩn đoán bệnh được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu nguyên nhân gây đau cơ lưng, vị trí đau và mức độ đau của người bệnh để có hướng điều trị phù hợp. Các kỹ thuật được áp dụng để chẩn đoán đau cơ lưng bao gồm:

  • Thăm khám lâm sàng, hỏi thăm tiền sử bệnh và ghi nhận các triệu chứng đang gặp phải.
  • Khám lưng bằng tay để xác định chính xác điểm đau, mức độ nghiêm trọng của cơn đau
  • Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, chụp X-quang, MRI, CT scan
  • Xét nghiệm công thức máu
  • Xét nghiệm nước tiểu…

Cách chữa trị đau cơ lưng

Những sự lựa chọn trong điều trị đau cơ lưng bao gồm:

1. Điều trị đau cơ lưng bằng nội khoa

Điều trị nội khoa là các phương pháp chữa bệnh không dùng đến dao kéo. Bệnh nhân sẽ được chỉ định các thuốc làm giảm triệu chứng, đồng thời có thể kết hợp với một số phương pháp khác để nhanh chóng loại bỏ được cơn đau.

Dùng thuốc chữa đau cơ lưng

  • Thuốc giảm đau:

Nếu cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình bạn có thể dùng các thuốc giảm đau không kê đơn hay thuốc kháng viêm không steroid, chẳng hạn như Paracetamol, Aspirin…

Trường hợp bị đau nặng có thể dùng các thuốc giảm đau mạnh hơn như Codein hay Hydrocodone. Tuy nhiên, tránh lạm dụng các thuốc này quá mức vì chúng có thể gây nghiện mà tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác. Khi sử dụng cần được bác sĩ kê đơn.

– Thuốc Corticosteroid

Thuốc Corticosteroid có thể được chỉ định khi không đáp ứng được với các loại thuốc khác. Thuốc có tác dụng giảm hiện tượng sưng viêm ở các cơ và xung quanh rễ thần kinh. 

Thuốc được tiêm trực tiếp vào bên ngoài màng cứng khu vực quanh tủy sống.

  • Thuốc giãn cơ:

Thuốc làm giãn cơ có thể giúp giảm cơn đau cơ lưng cho các trường hợp có biểu hiện co cứng cơ.

Tiêm botox giảm đau cơ lưng:

Một số nghiên cứu cho thấy, độc tố botulinum (botox) có thể giúp làm tê liệt các cơ lưng bị co thắt, qua đó cải thiện tình trạng đau cho người bệnh. Phương pháp này cho hiệu quả kéo dài từ 3 – 4 tháng. Bệnh nhân nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để điều trị và tham vấn bác sĩ để biết được những lợi ích cũng như rũi ro khi tiêm botox.

Cách chữa đau cơ lưng bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể giúp giảm đau cơ lưng bằng cách tăng cường lưu thông máu đến vùng bị đau, đồng thời giảm tình trạng căng thẳng ở các cơ và thần kinh, cải thiện chức năng vận động cho cột sống.

cách điều trị đau cơ lưng
Vật lý trị liệu có thể giúp giảm cơ cứng xơ, xoa dịu cơn đau cơ lưng

Bệnh nhân bị đau cơ lưng có thể được điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu như:

  • Nhiệt trị liệu
  • Sóng siêu âm
  • Điện trị liệu
  • Chiếu hồng ngoại
  • Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu…

Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được các chuyên gia vật lý trị liệu hướng dẫn thực hành một số bài tập đơn giản để củng cố sức mạnh cho các cơ ở lưng, bụng, ngăn ngứa tái phát cơn đau.

Điều trị đau cơ lưng bằng liệu pháp hành vi nhận thức

Phương pháp này có thể được áp dụng cho những đối tượng bị đau cơ lưng có biểu hiện lo âu, căng thẳng quá mức. Các kỹ thuật thư giãn sẽ được thực hiện nhằm mục đích hướng người bệnh đến những suy nghĩ tích cực, có thái độ sống lạc quan, đồng thời duy trì một lối sống năng động hơn.

2. Cách trị đau cơ lưng bằng ngoại khoa

Ít khi bệnh nhân bị đau cơ lưng phải làm phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ trong trường hợp bị đau cơ lưng kéo dài có liên quan đến các bệnh lý gây chèn ép vào dây thần kinh và làm suy yếu cơ, chẳng hạn như bệnh thoát vị đĩa đệm.

Tùy theo bệnh lý mắc phải mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Bệnh nhân cần được chăm sóc tốt sau phẫu thuật để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến chứng sau mổ.

3. Mẹo hỗ trợ giảm đau cơ lưng tại nhà

Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa, một số mẹo tự nhiên cũng được nhiều bệnh nhân rỉ tai nhau áp dụng để giảm nhẹ cơn đau cơ lưng và các triệu chứng có liên quan. 

– Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm lạnh hay chườm nóng là những mẹo có thể giúp tạm thời giảm cơn đau cơ lưng cho người bệnh. Trong đó phương pháp chườm lạnh thích hợp cho những người bị đau cơ do chấn thương hoặc có biểu hiện sưng đỏ ở vùng bị đau. Hơi lạnh sẽ giúp giảm sưng viêm và xoa dịu cơn đau nhanh chóng. Mỗi lần bạn có thể chườm 20 phút và lặp lại vài lần trong ngày nếu vẫn còn đau.

Chườm nóng lại giúp làm giãn nở mạch máu, tăng cường tuần hoàn máu đến khu vực tổn thương, đồng thời giảm hiện tượng co cứng ở các cơ. Bạn chỉ cần dùng chai nước nóng hoặc túi chườm đặt lên vùng bị đau. Tuy nhiên tránh chườm trực tiếp lên da vì nhiệt độ cao quá mức có thể gây bỏng.

– Nằm ngủ đúng tư thế

Ngủ với tư thế thích hợp không chỉ giúp bạn bớt đau mà còn ngăn chặn các cơn đau phát sinh vào ban đêm, qua đó mang đến cho bạn giấc ngủ ngon hơn.

Để cải thiện đau cơ lưng, khi ngủ bạn nên nằm nghiêng sang một bên và đặt vào giữa hai đầu gối một chiếc gối để giảm áp lực lên các cơ và cột sống. Trường hợp nằm ngửa hãy đặt một chiếc gối phía dưới 2 đầu gối và cố gắng giữ cho lưng được thẳng khi ngủ.

– Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng kéo dài chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng co thắt cơ lưng và khiến cơ bị đau. Để cải thiện cơn đau, việc giảm stress là điều cần thiết.

Bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để giải tỏa căng thẳng:

  • Ngồi thiền
  • Tập yoga
  • Tập hút thở sâu
  • Nghe nhạc
  • Đọc sách
  • Tham gia các hoạt động nhẹ nhàng ngoài trời
  • Gặp gỡ xem phim và trò chuyện cùng người thân, bạn bè.

– Chườm muối rang:

Chườm muối rang có thể giúp giảm đau bằng cách làm thư giãn cơ lưng, chống co thắt, tăng cường lưu thông máu qua vùng bị đau.

cách chữa đau cơ lưng
Chườm muối rang nóng có thể giúp giảm đau cơ lưng

Khi rang muối hột, bạn có thể bỏ thêm gừng tươi hay ngải cứu vào rang chung. Sau đó bọc hỗn hợp vào trong một miếng vải sạch và chườm vào vùng bị đau. Thực hiện 2 – 3 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 15 – 20 phút.

Tập thể dục giảm đau cơ lưng:

Tập luyện thể dục, thể thao đúng cách có thể giúp kích thích cơ thể giải phóng nhiều endorphin trong não bộ. Chất này có thể giúp xoa dịu cơn đau cơ lưng một cách tự nhiên.

Bên cạnh đó, việc tập thể dục mỗi ngày còn giúp làm giãn cơ bắp, giảm căng cơ, nâng cao thể trạng và củng cố sức mạnh cho cơ bắp cũng như cột sống.

Bạn có thể tham gia các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hay tập dưỡng sinh… Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn các bài tập giảm đau cơ lưng phù hợp.

Cách phòng ngừa đau cơ lưng

Duy trì một lối sống lành mạnh và có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ bị đau cơ lưng trong tương lai. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho bạn:

– Giữ tư thế ngồi đúng khi làm việc:

Khi ngồi làm việc hay học tập, bạn nên cố gắng giữ cho lưng thẳng và thả lỏng hai vai. Trang bị thêm một cái gối để kê ở thắt lưng giúp giảm căng cơ, giảm gánh nặng cho cột sống. Trong khi đó, bàn chân để chạm sàn và hợp với mặt đất thành một góc vuông.

– Kiêng hút thuốc lá:

Hút thuốc lá làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và gây căng thẳng thần kinh, làm tăng nguy cơ bị đau cơ lưng. Vì vậy trong và sau quá trình điều trị, bạn nên cai nghiện thuốc lá.

Sử dụng các thực phẩm có lợi:

Người bị đau cơ lưng được khuyến cáo nên tăng cường sử dụng các thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin C, D trong thực đơn. Chúng giúp cột sống chắc khỏe, dẻo dai và có khả năng chịu lực tốt, đồng thời tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

Trong bữa ăn hàng ngày, tránh dùng nhiều dầu mỡ khi chế biến món ăn, hạn chế sử dụng đồ hộp, thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng. Uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ để kiểm soát tốt cân nặng.

– Giảm cân nếu bị béo phì

Nếu đang bị béo phì, bạn nên xây dựng một chế độ ăn kiêng và tập luyện khoa học để loại bỏ cân nặng dư thừa, tránh để tăng cân quá mức.

– Nâng vật nặng đúng cách:

Khi bưng bê vật nặng, tránh cúi cong lưng hoặc nhấc vật lên một cách đột ngột làm sai lệch cấu trúc của cột sống. Cố gắng giữ cho lưng thẳng hết mức có thể, phần cổ và cột sống hợp thành một đường thẳng. Đặt hai chân dang rộng bằng vai rồi khuỵu đầu gối xuống, siết chặt cơ bụng rồi từ từ nâng vật nặng lên. 

– Mang giày phù hợp:

Chọn giày có đế chắc chắn, độ cao vừa phải và kích thước phù hợp và có thể di chuyển một cách dễ dàng sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng căng cơ. Phụ nữ nên tránh mang giày có gót quá cao.

– Thay đổi nệm, gối

Một số trường hợp bị đau cơ lưng do nệm quá cứng hoặc dùng gối quá cao. Hãy thay đổi một tấm nệm có độ mềm vừa phải và điều chỉnh độ cao của gối để hỗ trợ tốt nhất cho cột sống, giúp hạn chế những tác động tiêu cực đến cơ lưng.

Có thể bạn chưa biết

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 09:00 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 09:20 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Đau sau lưng vùng phổi Trái – Phải là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau sau lưng vùng phổi trái hoặc phải có thể là báo hiệu cho một số tình trạng y tế khẩn…

bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai và cách xử lý đúng

Đau lưng và đau bụng dưới là những tình trạng dễ kích hoạt cùng lúc khi mang thai. Chúng khiến…

Đông Phương Y Pháp – Hội Tụ Tinh Hoa Y Thuật Chữa Đau Lưng Tự Nhiên Bằng Vật Lý Trị Liệu [Tư vấn chuyên gia]

Chữa đau lưng hay các bệnh xương khớp bằng vật lý trị liệu như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…

Ngủ dậy bị đau lưng do đâu? Cách trị nhanh nhất

Hiện tượng ngủ dậy bị đau lưng thường bắt gặp ở những người có tư thế ngủ không đúng cách,…

Bị đau nhói sau lưng (bên phải – trái) là bị gì?

Hiện tượng đau nhói sau lưng có thể ảnh hưởng đến bên trái, bên phải lưng hoặc cả hai bên.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua