Đau bụng kinh nhưng không ra máu là có thai hay bị gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Đau bụng kinh là một vấn đề phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, tình trạng đau bụng kinh nhưng không ra máu có thể là dấu hiệu bất thường hoặc vấn đề y tế trong cơ thể, bao gồm thai kỳ, u nang buồng trứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.

đến ngày đèn đỏ nhưng không ra máu
Tình trạng đau bụng kinh nhưng không ra máu có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể

Đau bụng kinh nhưng không ra máu có phải mang thai không?

Đôi khi các cơn đau bụng tương tự như đau dạ dày và đau bụng kinh là dấu hiệu sớm nhất của thai kỳ. Khi phôi thai được cấy vào tử cung trong khoảng thời gian từ 6 – 12 ngày sau khi thụ thai. Do đó, trong thời gian này người mẹ có thể có dấu hiệu ra máu ở vùng kín, tuy nhiên số lượng máu không nhiều và có thể lẫn trong dịch âm đạo. Bên cạnh đó, trong quá trình bám vào thành tử cung, phôi thai có thể khiến thai phụ bị đau bụng nhẹ.

Các dấu hiệu thai kỳ sớm khác bao gồm:

  • Buồn nôn và các dấu hiệu ốm nghén khác
  • Ngực sưng hoặc mềm
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Thường xuyên cần đi tiểu
  • Thèm ăn hoặc mẫn cảm với một số loại thức ăn
  • Thay đổi khứu giác
  • Đầu vú sẫm màu hơn
  • Thay đổi tâm trạng

Tại sao đau bụng kinh mà không ra máu?

Ngoài yếu tố mang thai với các triệu chứng ở trên. Chị em cũng có thể bị đau ở bụng dưới (vùng xương chậu, trong chu kỳ kinh nguyệt và được gọi là đau bụng kinh) nhưng không ra máu do một số vấn đề về sức khỏe. Các nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm:

1. Bệnh viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu là bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nữ. Các cơ quan thường bị ảnh hưởng bao gồm ống dẫn trứng, âm đạo, cổ tử cung, tử cung và cả buồng trứng. Đôi khi tình trạng viêm vùng chậu có thể là biến chứng của một số bệnh lý lây qua đường tình dục như Chlamydia và bệnh lậu. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể do các loại nhiễm trùng khác gây ra.

tại sao đau bụng kinh mà không ra máu
Viêm vùng chậu gây nên các cơn đau nghiêm trọng ở vùng chậu

Ngoài việc dẫn đến các cơn đau đớn ở bụng dưới, bệnh có thể dẫn đến một số triệu chứng khác như:

  • Sốt
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Khí hư bất thường, có mùi hôi
  • Đau hoặc bị chảy máu khi quan hệ tình dục
  • Có cảm giác nóng rát khi đi vệ sinh
  • Chảy máu ở giữa chu kỳ kinh nguyệt

Nếu xuất hiện các dấu hiệu viêm vùng chậu, bạn nên đến bệnh viện. Điều trị sớm và đúng phương pháp là cách tốt nhất để tránh các biến chứng.

2. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô tương tự như mô tuyến tử cung phát triển ở các vị trí khác trong cơ thể. Các mô này gây kích thích và chảy máu giống như các mô trong tử cung. Tuy nhiên, các mô này lại không thể đi ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Do đó các mô nội mạc tử cung hình thành, gây tổn thương và sưng đau ở bụng dưới.

Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh không xảy ra bất cứ dấu hiệu nhận biết nào. Dấu hiệu duy nhất có thể là đau bụng kinh nhưng không ra máu. Ngoài ra, một số người bệnh có thể bị đau ở vùng thắt lưng, đau dạ dày và đau ở dưới rốn.

3. U xơ tử cung

U xơ tử cung là những khối u nhỏ, lành tính, không ung thư phát triển trong hoặc trên thành tử cung.

Nhiều người bị u xơ tử cung mà không có bất cứ dấu hiệu nào. Tuy nhiên, một số khác có thể đau bụng kinh ngay cả khi không có kinh nguyệt hoặc chảy máu ở giữa chu kỳ.

tới tháng đau bụng nhưng không có kinh
Tình trạng đau bụng nhưng không có kinh có thể do u xơ tử cung gây ra

4. U nang buồng trứng đã bị vỡ

U nang là các túi chứa chất lỏng. Đôi khi u nang có thể hình thành trên buồng trứng, gọi là u nang buồng trứng.

Nếu khối u nang này bị vỡ, trứng sẽ được giải phóng và tan trong cơ thể. Nếu khối u nang không vỡ, một khối u nang khác có thể được hình thành. Trong hầu hết các trường hợp, u nang buồng trứng thường vô hại. Tuy nhiên, nếu khối u nang phát triển lớn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mặc dù không phải tất cả các khối u nang đều gây đau. Tuy nhiên, một số người có thể bị đau bụng như đau bụng kinh một cách đột ngột. Các triệu chứng khác có thể bao gồm xuất hiện một lượng máu nhỏ từ âm đạo. Ngoài ra, trước khi nang vỡ, bạn có thể cảm thấy đau hoặc có áp lực ở bụng dưới, đùi hoặc lưng dưới.

5. Quá trình rụng trứng

Một người phụ nữ chưa trải qua thời kỳ mãn kinh, không phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, có thể bị đau bụng kinh ở giữa chu kỳ kinh nguyệt. Đây là tình trạng xuất hiện khoảng 10 – 14 ngày trước khi có chu kỳ kinh nguyệt.

Điều này xảy ra khi buồng trứng giải phóng trứng để sẵn sàng cho quá trình thụ thai. Do đó, có thể gây nên các cơn đau quặn ở bụng. Tuy nhiên, cơn đau này hoàn toàn vô hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Quá trình rụng trứng sẽ gây đau ở một bên bụng dưới và kéo dài trong một vài phút đến một vài giờ. Cơn đau có thể đến bất ngờ hoặc âm ỉ tùy vào thể trạng và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

6. Mang thai ngoài tử cung

Khi phôi thai phát triển ở một nơi khác tử cung có thể dẫn đến những cơn đau bụng nhẹ. Sau đó cơn đau có xu hướng trở nên nghiêm trọng và gây đau dữ dội ở một bên bụng. Các cơn đau đôi khi có thể nghiêm trọng đến mức gây ảnh hưởng đến lưng dưới và cả vai.

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu, hãy đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.

7. Rối loạn chức băng cơ sàn chậu

Rối loạn chức năng cơ sàn chậu gây ra các cơn co thắt nghiêm trọng. Tình trạng này có thể xảy ra ở các cơ hỗ trợ bàng quang, tử cung, âm đạo và trực tràng. Ngoài ra, sau khi sinh con và các chấn thương âm đạo cũng có thể gây rối loạn chức năng cơ sàn chậu.

Đây là một tình trạng nghiêm trọng. Người bệnh có thể bị đau liên tục ở háng và lưng. Các triệu chứng khác thường bao gồm:

  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Có cảm giác nóng rát âm đạo
  • Gặp khó khăn khi đi đại tiện

8. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích thường phổ biến ở phụ nữ trên 50 tuổi. Bệnh có thể dẫn đến các cơn đau như đau bụng kinh xung quanh dạ dày và xương chậu.

bị đau bụng kinh nhưng không ra máu
Hội chứng ruột kích thích có thể gây ra các cơn đau như đau bụng kinh

Các triệu chứng khác thường bao gồm:

  • Táo bón hoặc bệnh tiêu chảy
  • Có chất nhầy trong phân
  • Sưng bụng hoặc đầy hơi
  • Khó chịu ở bụng trên
  • Cảm thấy khó chịu hoặc buồn nôn sau khi ăn

Hiện tại không có biện pháp điều trị Hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

9. Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm ruột gây viêm trong hệ thống tiêu hóa và ngăn chặn cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng. Các triệu chứng của bệnh viêm ruột phổ biến bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Chảy máu từ trực tràng
  • Đau khớp
  • Nổi mề đay mẩn ngứa hoặc các bệnh ngoài da khác

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Một người thường xuyên bị đau bụng kinh nhưng không ra máu một các thường xuyên cần đến bệnh viện để được tư vấn, điều trị phù hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm là điều cần thiết để tránh gây tổn thương cho hệ thống sinh sản và các biến chứng lâu dài.

Nếu nghi ngờ mang thai, hãy đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm cụ thể. Nếu nghi ngờ các bệnh lý khác, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp.

đau bụng kinh nhưng không ra máu
Đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có biện pháp xử lý phù hợp

Ngoài ra, các triệu chứng về đường tiêu hóa có thể được cải thiện bằng cách thay đổi chế đô ăn uống và sử dụng thuốc theo toa. Bên cạnh đó, hãy đến bệnh viện ngay nếu bị đau bụng kinh nhưng không ra máu kèm các dấu hiệu sau:

  • Phân có màu đen
  • Nôn ra máu
  • Nôn thường xuyên
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Khó thở
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Vàng da hoặc tròng mắt

Trong một số trường hợp tình trạng đau bụng giống đau bụng kinh có thể liên quan đến một số bệnh lý trong cơ thể. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các nguyên nhân cụ thể và triệu chứng liên quan để có cách khắc phục kịp thời. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

DÀNH RIÊNG CHO BẠN

Ngày đăng 09:26 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:36 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
Kinh nguyệt màu đen vón cục là bị gì, nguy hiểm không?

Trạng thái của kinh nguyệt là cơ sở phản chiếu tình trạng sức khỏe của nữ giới. Vì vậy khi…

Khám phụ khoa bao gồm những gì? Lưu ý trước và sau khi khám

Khám phụ khoa định kỳ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe nữ giới và hạnh…

5 Cây Thuốc Nam Trị Huyết Trắng Khỏi Mà Không Cần Thuốc

Sử dụng cây thuốc nam điều trị bệnh huyết trắng là phương pháp an toàn, hiệu quả và không gây…

U nang nhầy buồng trứng là gì, có nguy hiểm không?

U nang nhầy buồng trứng là một trong những dạng u nang thực thể thường gặp. Không giống với u…

trẻ em có bị ung thư cổ tử cung không Liệu trẻ em có bị ung thư cổ tử cung không?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm ở nữ giới có số lượng các ca mắc chỉ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua