Bị đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau? [Hỏi – Đáp]

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Đau bụng kinh khiến phụ nữ vô cùng mệt mỏi, cơ thể suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,… Vậy đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau hay không? Câu trả lời sẽ được giải đáp rõ trong bài viết dưới đây.

đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau
Uống thuốc giảm đau là cách nhiều phụ nữ áp dụng khi đau bụng kinh.

Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau?

Lý giải về vấn đề này, ThS.BS. Lê Thị Thu Hà (Bệnh viện Từ Dũ) cho biết, đau bụng kinh là do co thắt liên tục ở phần bụng dưới trong chu kỳ kinh nguyệt. Hầu hết phụ nữ bị đau bụng kinh trong khoảng thời gian 7 – 10 ngày trước khi hành kinh và kéo dài khoảng 2 – 3 ngày khi có kinh. Một số trường hợp, chị em bị đau bụng kinh trong khoảng thời gian dài, cơn đau dữ dội, trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều phụ nữ.

Khi bị đau bụng kinh, các chị em sẽ dùng nhiều phương pháp khác nhau để kiểm soát tình trạng bệnh của mình. Trong đó, sử dụng thuốc giảm đau là cách được rất nhiều phụ nữ áp dụng. Một số loại thuốc giảm đau được chị em thường dùng là thuốc giảm đau mofen 400, panadol, cataflam,… Tuy nhiên, không phải trường hợp nào phụ nữ cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện.

Đau bụng kinh được chia làm 2 loại: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Tùy từng loại đau bụng kinh mà người bệnh có nên sử dụng thuốc giảm đau hay không. Bất cứ loại thuốc nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ nếu dùng trong thời gian dài nên chị em cần thận trọng. Phụ nữ không nên tùy tiện sử dụng thuốc giảm đau mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

  • Đau bung kinh nguyên phát thường xuất hiện ở lứa tuổi dậy thì khoảng 2 – 3 năm do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung. Với trường hợp này, chị em có thể uống thuốc giảm đau nhưng phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh nhân chỉ hơi đau thì không nên dùng thuốc mà hãy nghỉ ngơi và chườm nóng để giảm đau.
  • Tình trạng đau bụng kinh thứ phát thường xuất hiện ở phụ nữ đã qua giai đoạn dậy thì. Hầu hết nguyên nhân gây bệnh là do chị em bị lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, viêm tắc vòi trứng, u dưới niêm mạc tử cung, viêm cổ tử cung,… Riêng trường hợp này, người bệnh không được tùy tiện sử dụng thuốc giảm đau. Tốt nhất, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám sớm. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ đau bụng kinh phù hợp. Khi người bệnh điều trị bệnh dứt điểm mới có thể hết triệu chứng đau bụng.

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng trong chu kỳ hành kinh của phụ nữ là do sự co thắt bất thường ở tử cung vì hàm lượng prostaglandin tăng cao. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) ức chế tổng hợp prostaglandin. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng có thể dùng thuốc chống co thắt để giảm đau do co thắt cơ.

Nếu chị em bị đau bụng kinh ở mức độ nhẹ thì có thể sử dụng thuốc giảm đau chứa paracetamol. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên uống quá 500mg/ ngày. Uống thuốc quá liều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và gan. Tốt nhất, khi bị đau bụng kinh bất thường, chị em nên tiến hành thăm khám sớm, không nên tùy tiện sử dụng thuốc giảm đau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Đau bụng kinh uống thuốc giảm đau có sao không?

Thực tế, rất nhiều phụ nữ đau bụng kinh là tiến hành dùng thuốc giảm đau ngay. Không thể phủ nhận tác dụng tức thời của loại thuốc giảm đau này. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quá nhiều mà không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân. Dưới đây là một số tác dụng phụ do người bệnh lạm dụng thuốc giảm đau khi đau bụng kinh.

đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau
Uống thuốc giảm đau khi hành kinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Phụ thuộc vào thuốc

Sau khi sử dụng thuốc giảm đau trong khoảng thời gian dài, chị em sẽ rất dễ bị lệ thuộc vào thuốc. Nếu không dùng thuốc nữa, cơn đau khi hành kinh càng diễn ra quằn quại ở mức độ nặng hơn. Tình trạng này sẽ kéo dài thường xuyên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

2. Tổn thương thận, gan, dạ dày

Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau sẽ khiến chức năng bài tiết của thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, thuốc còn tích tụ độc tố lên gan, thận. Dạ dày của bệnh nhân cũng bị tổn thương do uống quá nhiều thuốc kháng sinh trong nhiều ngày.

3. Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản

Chức năng sinh sản của phụ nữ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do uống nhiều thuốc kháng sinh. Đặc biệt, nội mạc tử cung của chị em sẽ bị mỏng dần theo thời gian. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản và gây ra nguy cơ vô sinh, hiếm muốn.

4. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thuốc giảm đau là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ bị mỡ máu, tắc tim mạch, suy tim, khó thở. Nếu sử dụng thuốc trong khoảng thời gian dài sẽ càng khiến người bệnh mắc hàng loạt các bệnh lý về tim, tổn thương não bộ.

5. Một số tác dụng phụ khác

Dùng quá nhiều thuốc giảm đau trong chu kỳ kinh nguyệt còn gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe phụ nữ như buồn nôn, đau đầu, hội chứng tổn thương não cấp tính, thoái hóa mỡ ở các phủ tạng,… thậm chí là tử vong.

Cách giảm đau bụng kinh không dùng thuốc hiệu quả

Có thể thấy, không phải trường hợp nào phụ nữ bị đau bụng kinh sử dụng thuốc kháng sinh đều đạt hiệu quả như mong đợi. Nếu lạm dụng, thuốc giảm đau có thể gây ra hàng loạt tác dụng phụ nguy hiểm. Tốt nhất, với những cơn đau bụng kinh âm ỉ, thoáng qua, chị em có thể áp dụng những cách dưới đây để cải thiện bệnh của mình, không nên dùng thuốc.

đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau
Chế độ dinh dưỡng giúp phục hồi sức khỏe khi hành kinh cho phụ nữ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các dưỡng chất chứa nhiều sắt, vitamin để phục hồi cơ thể
  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chứa chất kích thích, cay nóng, đồ ăn lạnh
  • Ăn ít chất béo cũng là cách giảm đau hiệu quả trong suốt chu kỳ hành kinh
  • Nghỉ ngơi phù hợp, không được làm việc quá sức trong những ngày hành kinh
  • Tắm bằng nước ấm trong những ngày hành kinh, không được tắm nước lạnh
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên
  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi để tạo độ thoải mái, dễ chịu cho cơ thể
  • Tránh căng thẳng, lo lắng, stress quá mức
  • Vận động nhẹ nhàng, có thể luyện tập các bài yoga để tăng cường sức khỏe

Những thông tin trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề: Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau? Thực tế, không phải bệnh nhân nào cũng có thể sử dụng loại thuốc này cho cơ thể của mình. Nếu sử dụng không đúng liều lượng, không đúng bệnh sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào để điều trị tình trạng đau bụng kinh, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 09:26 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:36 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng thuốc nam – hướng dẫn a-z

Có khá nhiều bài thuốc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng thuốc nam đang được áp dụng hiện…

đau bụng kinh kéo dài Bị đau bụng kinh kéo dài – Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau bụng kinh là tình trạng thường gặp nhưng nếu nó kéo dài với mức độ nặng nề thì chị…

Tắc vòi trứng – Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Tắc vòi trứng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Tắc ống…

huyết trắng vón cục như bã đậu Huyết trắng vón cục như bã đậu là bệnh gì và cách trị

Nếu bị ra huyết trắng vón cục như bã đậu thì chị em cần chú ý, đây có thể là…

Bị đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau? [Hỏi – Đáp]

Đau bụng kinh khiến phụ nữ vô cùng mệt mỏi, cơ thể suy nhược, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,……

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Ths.Bs Đỗ Thanh Hà công tác tại Thuốc dân tộc đã chia sẻ đến độc giả những thông tin hữu ích nhất, cũng như giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa hiệu quả, an toàn.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua