Đau bao tử từng cơn làm cách nào để giảm đau?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Đau bao tử từng cơn là triệu chứng có thể kích hoạt do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơn đau thường đến rồi đi nên dễ khiến người bệnh chủ quan, không cảnh giác. Nhiều trường hợp các biện pháp tại nhà có thể giúp ích nhưng đôi khi nó là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề cần được can thiệp chuyên sâu.

đau bao tử từng cơn
Tuyệt đối không được chủ quan khi gặp triệu chứng đau bao tử từng cơn

Đau bao tử từng cơn – Triệu chứng cần cảnh giác

Tình trạng đau bao tử có thể diễn ra âm ỉ hay dữ dội nhưng thường xuất hiện trong thời gian dài. Tuy nhiên, không ít trường hợp, triệu chứng xuất hiện gián đoạn theo từng cơn, từng đợt. Có thể đến đột ngột nhưng lại biến mất ngay sau đó rồi mới tiếp tục tái diễn. Điều này khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu.

Đau bao tử từng cơn là thuật ngữ dùng để chỉ chung cho tình trạng đau đứt quãng diễn ra ở vị trí ổ bụng. Không chỉ là do những tổn thương ngay tại bao tử mà còn có thể là những vấn đề liên quan đến các cơ quan nội tạng phụ cận.

Triệu chứng đau bao tử từng cơn có thể được gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau, phải kể đến như:

  • Các bệnh về dạ dày: Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hay ung thư dạ dày đều là những bệnh lý có nguy cơ làm phát sinh triệu chứng đau bao tử từng cơn.
  • Bệnh về gan: Gan là cơ quan phải thực hiện cùng lúc rất nhiều chức năng nên dễ gặp tình trạng viêm nhiễm. Những người bị viêm gan hay ung thư gan đều dễ gặp tình trạng đau từng cơn ở vùng bụng trên rốn, ngay gần vị trí bao tử. Tuy nhiên, các bệnh về gan lại thường đi kèm với triệu chứng vàng da.
  • Hội chứng ruột kích thích: Hay còn được gọi với tên khác là viêm đại tràng co thắt. Nếu triệu chứng đau bao tử từng cơn kích hoạt do nguyên nhân này thì các cơn đau thường quặn lên rất khó chịu. Đi kèm với nói là tình trạng chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy hay táo bón.
  • Rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng đau bao tử từng cơn cũng có thể được kích hoạt khi ruột non gặp vấn đề. Cơn đau thường nặng nề hơn khi ấn vào bụng, cùng với đau có thể là triệu chứng nôn ói hay tiêu chảy…

Ngoài ra, tình trạng đau bao tử từng cơn cũng có thể phát sinh bởi những lý do đơn giản hơn. Điển hình như:

  • Dung nạp quá nhiều các thực phẩm dễ gây kích ứng
  • Thức uống có gas
  • Lạm dụng rượu bia, thường xuyên hút thuốc lá
  • Đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Căng thẳng kéo dài
  • Để bụng quá đói

Cách đối phó với tình trạng đau bao tử từng cơn

Trong nhiều trường hợp, có thể đối phó với triệu chứng đau bụng từng cơn bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Đa phần các liệu pháp dưới đây đều rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại không kém phần hiệu quả. Nó có thể giúp tác động tích cực và đẩy lùi cơn đau, mang lại cảm giác dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, chúng đôi khi chỉ là những giải pháp tạm thời, không trực tiếp tác động lên nguyên nhân của vấn đề:

1. Tự xoa bóp vùng bụng

Massage là liệu pháp đơn giản và rất dễ thực hiện có thể áp dụng khi bạn gặp tình trạng đau bao tử từng cơn. Đặc biệt khi táo bón là nguyên nhân gây ra nó. Massage sẽ giúp di chuyển mọi thứ, đồng thời giảm bớt sự tắc nghẽn ở hệ thống tiêu hóa.

Đau dạ dày từng cơn
Massage vùng bụng có thể làm giảm bớt mức độ ảnh hưởng của cơn đau

Xoa bóp nhẹ lên da và mô mềm ở phía ngoài vùng bao tử bằng ngón trỏ và ngón giữa theo chuyển động tròn. Điều này sẽ giúp kích thích các cơn co thắt và giúp tiêu hóa tốt hơn lượng thức ăn bị mắc kẹt trong ruột.

2. Tập thể dục

Đây là liệu pháp rất ít người nghĩ đến khi gặp phải các cơn đau, nhất là triệu chứng đau từng cơn ở vùng bao tử. Tập thể dục gắng sức có thể không hữu ích nếu 1 người đang bị đau nhưng những bài tập nhẹ nhàng, đi dạo hay yoga thì ngược lại.

Tập luyện đúng cách sẽ giúp giải phóng endorphin – một loại thuốc giảm đau tự nhiên có thể đáp ứng tốt với tình trạng đau bao tử từng cơn. Ngoài ra, tập luyện còn hạn chê sự co thắt cơ bắp vùng bụng, giúp hệ thống tiêu hóa được thư giãn và thoải mái hơn.

3. Tác dụng nhiệt

Làm ấm vùng bao tử là cách tốt giúp thư giãn cơ bắp cũng như làm giảm bất cứ sự căng cứng hay chuột rút nào. Chỉ cần sử dụng một chai nước nóng hay miếng gạc ấm đặt nó lên cùng bụng trong vòng vài phút.

Nếu bạn không có bất cứ một vật dụng nào để thực hiện liệu pháp này thì có thể lấy một ít gạo cho vào chiếc tất. Sau đó để vào lò vi song một vài phút rồi lấy ra chườm bụng. Tránh chườm quá lâu bởi có thể khiến cho vùng da phía ngoài bị kích ứng bởi nhiệt.

4. Uống thêm nước

Bổ sung nước cũng là một cách đơn giản được cho là có thể giúp khắc phục triệu chứng đau bao tử từng cơn. Bởi cơn đau này có thể là do táo bón và chuột rút ruột mà tình trạng mất nước có thể là một yếu tố nguy cơ góp phần gây ra vấn đề này.

Nước không chỉ giúp hydrat hóa đại tràng và tăng tốc đào thải mà còn là thành phần  quan trọng giúp bảo vệ niêm mạc bao tử. Đồng thời, bổ sung đầy đủ nước còn giúp cho vi khuẩn đường ruột nhỏ tiêu hóa cũng như hấp thu chất dinh dưỡng hợp lý hơn.

5. Thoa tinh dầu bạc hà

Đây là một cách tuyệt vời có thể tác động tích cực đến cơn đau bao tử trong trường hợp nó diễn ra đột ngột. Peppermint cung cấp một số lợi ích cho sức khỏe tiêu hóa mà đáng chú ý nhất là có thể giúp giảm co thắt cơ ở niêm mạc dạ dày cùng ruột kết.

Trộn một vài giọt tinh dầu bạc hà với một loại dầu chuyên chở như dầu dừa và xoa khắp bụng, bất cứ nơi nào xảy ra sự khó chịu. Ngoài ra, có thể kết hợp với việc uống một tách trà bạc hà ấm để triệu chứng được cải thiện tốt hơn.

6. Chú ý nghỉ ngơi

Làm việc hay vận động quá nhiều cũng có thể sẽ khiến triệu chứng đau bao tử từng cơn xuất hiện dày đặc hơn. Tốt nhất vào lúc này, bạn nên chú ý dành thời gian cho việc nghỉ ngơi.

đau bao tử từng cơn phải làm sao
Cần dành thời gian nghỉ ngơi khi bị đau dạ dày từng cơn

Nghỉ ngơi thư giãn sẽ giúp cơ thể có thời gian tập trung năng lượng vào bên trong để giải quyết các vấn đề kích hoạt cơn đau. Khi nghỉ ngơi hãy cố gắng kết hợp một vài lời khuyên như hít thở sâu hay massage vùng bụng.

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Tình trạng đau bao tử từng cơn trong nhiều trường hợp có thể không cần điều trị. Ví dụ như đau do đến kỳ kinh nguyệt hay do nhạy cảm thực phẩm hoặc do để bụng quá đói.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp sự chăm sóc y tế là cần thiết để ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng phát sinh. Nên đến gặp bác sĩ khi:

  • Các biện pháp khắc phục tại nhà không làm vấn đề trở nên khá hơn.
  • Cơn đau diễn ra với mức độ dữ dội và tần suất dày đặc.
  • Tình trạng đau ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày.
  • Đau bao tử từng cơn kèm theo triệu chứng xuất huyết.
  • Nôn hay tiêu chảy kéo dài khiến bạn có nguy cơ bị mấy nước.
  • Cơn đau lan tỏa và ảnh hưởng mạnh đến những vùng lân cận.

Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng cũng như yêu cầu các xét nghiệm cận lâm sàng. Từ đó giúp tìm ra nguyên nhân và áp dụng cách can thiệp phù hợp nhất.

Đau bao tử từng cơn là triệu chứng mà người bệnh tuyệt đối không thể xem thường. Bởi nó đôi khi là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần sớm phát hiện và can thiệp. Tốt nhất nên tìm đến bác sĩ ngay khi việc chăm sóc tại nhà không thể đáp ứng.

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 03:20 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:07 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Bị trào ngược dạ dày có nên uống cà phê không? Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Cà Phê Không?

Người bị trào ngược dạ dày cần thắt chặt chế độ ăn uống và kiêng cữ những loại thực phẩm…

Thuốc Dạ Dày Bệnh Viện 354 – Cách Dùng Và Những Lưu Ý Cần Biết

Thuốc dạ dày bệnh viện 354 có tên gọi là Bình Vị Nam được sản xuất từ các loại thảo…

Bệnh viêm phù nề xung huyết trợt rải rác hang vị là gì? Viêm phù nề xung huyết trợt rải rác hang vị – Bệnh cần điều trị sớm

Viêm phù nề xung huyết trợt rải rác hang vị là một triệu chứng nguy hiểm ở đường tiêu hóa.…

Các Loại Thuốc Điều Trị Xuất Huyết Dạ Dày Mới Nhất

Thuốc điều trị xuất huyết dạ dày nào là tốt đối với người bệnh? Nhóm vitamin K, thuốc co mạch,…

Xuất huyết hang vị dạ dày điều trị như thế nào?

Xuất huyết hang vị dạ dày xảy ra khi niêm mạc ở hang vị bị viêm loét nặng nề. Đối…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua