Bị đau bao tử có uống hạt chia được không? Giải đáp

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Người bị đau bao tử cần phải hết sức cẩn trọng trong ăn uống, bởi vì cơ đau có thể tồi tệ hơn kho người bệnh dùng thực phẩm không phù hợp. Trong đó hạt chia là một trong những nguồn thực phẩm nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Cụ thể người bị đau bao có tử uống hạt chia được không, bài viết thông tin cụ thể về vấn đề này. 

Bị đau bao tử có uống hạt chia được không?
Hạt chia là nguồn thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe

Công dụng của hạt chia là gì?

Hạt chia được đánh giá là một trong những loại “thực phẩm vàng” vì khả năng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã phân tích thành phần có trong loại hạt bé nhỏ này, và kết quả ghi nhận nhiều dưỡng chất đặc biệt tố đối với sức khỏe. Trung bình trong 20 gram hạt chia có 20% canxi, 1/3 magie, mangan, phốt pho, 12 gram carbohydrate, 10 gram chất xơ tương đương 40% và lượng vừa đủ Vitamin B, kali và kẽm. Tỷ lệ dựa trên mức dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể cần mỗi ngày.

Những tác dụng chính của hạt chia có thể mang lại lợi ích cho toàn bộ những vận động của cơ thể. Hạt chia thường bị nhầm với hạt é vì hình dáng và cấu tạo đặc biệt như nhau. Tuy nhiên hạt chia có thành phần dinh dưỡng rất đa dạng và bổ dưỡng hơn rất nhiều so với nhiều loại hạt khác.  Đồng thời loại hạt này cũng rất dễ sử dụng, bạn có thể sử dụng hạt chia để ngâm nước uống hàng ngày hoặc thêm trực tiếp vào các món salad, sữa chua, sữa tươi, ngũ cốc,…

Những dưỡng chất quan trọng có mặt trong hạt chia gồm có các protein, omega 3,  nhiều loại vitamin, các khoáng chất quan trọng như canxi, magie, kẽm, chất xơ,… Đây là những dưỡng chất chính có tác dụng hỗ trợ hoạt động tim mạch, tuần hoàn, tiêu hóa, đồng thời còn rất tốt cho xương khớp. Đối với trẻ em, sử dụng hạt chia còn giúp các bé thúc đẩy phát triển não bộ. Nguyên liệu này phù hợp với mọi độ tuổi, đối với người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ em, khi dùng hạt chia thường xuyên sẽ nhận thấy những cải thiện tích cực về sức khỏe.

Bị đau bao tử uống hạt chia được không?
Hạt chia có thể dùng bằng cách ngâm uống hoặc sử dụng trực tiếp trong các món salad

Trong hạt chia có thành phần Omega 3 – một chất chống viêm quan trọng tham gia vào hoạt động miễn dịch của cơ thể. Ở những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, cơ chế phòng vệ tự nhiên sẽ mạnh mẽ hơn nên khả năng phòng bệnh cũng tốt hơn. Ngoài ra trong hạt chia còn có thành phần ALA, đây là một chất chống oxy hóa quan trọng giúp làm chậm quá trình lão hóa. Nhờ có dưỡng chất này mà hạt chia cũng nổi tiếng bởi khả năng ngăn chặn sự lão hóa của tế bào và hạn chế sự hình thành của các gốc tự do gây bệnh, trong đó có bệnh ung thư.

Đối với nữ giới, hạt chia được xem là thực phẩm giúp làm đẹp vóc dáng và làn da. Các nghiên cứu cũng đã nhận định, hạt chia cung cấp tinh dầu có thành phần chống lão hóa tốt. Nhờ đó mà khi sử dụng thực phẩm này, những dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, sạm da cải thiện rõ và đồng thời mái tóc cũng chắc khỏe hơn.

Hạt chia cũng có hiệu quả nhất định trong việc hỗ trợ tiêu hóa, thai độc cho gan và thận. Tuy nhiên việc sử dụng hạt chia cần đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể, bởi song song đó bạn vẫn còn tiếp nhận nguồn dinh dưỡng tương tự từ những nguồn thực phẩm khác. 

Người bị đau bao tử có uống hạt chia được không?

Có nhiều nghiên cứu so sánh hạt chia như một loại “thần dược cho sức khỏe”. Tuy nhiên vẫn sẽ có những trường hợp cân nhắc khi sử dụng thực phẩm này, hoặc số lượng hạt chia được phép sử dụng bị hạn chế. Trong đó có thông tin người bị đau bao tử (đau dạ dày) không được uống hạt chia.  Vấn đề này đã được chuyên gia lý giải cụ thể. 

công dụng của hạt chia
Người bị đau bao tử nên sử dụng hạt chia theo liều lượng giới hạn an toàn với sức khỏe

Thực tế hạt chia là một loại thực phẩm lành tính, ít gây dị ứng và không có nhiều chất độc tạo phản ứng trong cơ thể. Nhưng bên cạnh đó, loại hạt này được cho là loại thực phẩm không phù hợp với những người mắc bệnh viêm dạ dày, hoặc rối loạn tiêu hóa, táo bón… Nguyên nhân là bởi hàm lượng chất xơ trong hạt chia khá cao, trung bình 100 gram hạt chi đem lại nguồn chất xơ cao gấp nhiều lần so với các loại ngũ cốc. Trong đó so sánh với hai nguồn thực phẩm chính là cơm và bánh mì thì lượng chất xơ trong hạt chia cao gấp 10 lần hai loại thực phẩm này.

Do hạt chia có hàm lượng chất xơ cao nên nếu như bạn không biết cách đo lường liều lượng rất dễ dẫn đến việc bổ sung dư thừa. Ở những người mắc bệnh đau bao tử khi uống hạt chia sẽ có hiện tượng đầy bụng, tiêu chảy, có người bệnh còn bị nôn mửa do dạ dày không thể tiêu hóa được hết lượng hạt chia. Do hạt chia có thể nở với thể tích tăng gấp đôi so với ban đầu nên hiện tượng dùng quá nhiều hạt chia so với mức trung bình xảy ra rất phổ biến.

Khi hạt chia được đưa vào dạ dày, chúng sẽ tiếp tục nở ra và tạo thành những lớp màng chứa chất xơ không tan bao phủ khắp thành cao tử. Điều này sẽ gây cản trở hoạt động co thắt dạ dày, đồng thời chúng còn làm tăng nồng độ acid trong dạ dày nên tình trạng đau bao tử có thể tiến triển xấu hơn. Trung bình hơn 3 thìa hạt chia mỗi ngày cũng đủ lấp đầy dạ dày của bạn và kích thích sự trương cứng, khó tiêu diễn ra trong nhiều giờ.

Ngoài nhóm đối tượng người bị đau dạ dày không nên uống hạt chia, các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã khuyến cáo nhóm người mắc phải các vấn đề sau nên hạn chế dùng loại thực phẩm này:

Người có vấn đề về huyết áp: Bệnh nhân có huyết áp không ổn định không nên uống hạt chia thường xuyên. Hoặc khi sử dụng thì người bệnh cần canh chỉnh liều lượng trong giới hạn cụ thể. Bởi có nhiều nghiên cứu cho thấy những người có bệnh về huyết áp khi uống hạt chia có khuynh hướng hạ huyết áp nhanh. Tình trạng này rất nguy hiểm đối với những bệnh nhân lớn tuổi.

  • Người bệnh rối loạn đông máu: Những bệnh nhân mắc chứng rối loạn đông máu hoặc thiếu máu nặng không nên sử dụng hạt chia thường xuyên. Một số báo cáo y khoa kết luận hạt chia có thể khiến quá trình đông máu bị chặn đứng ở giới hạn nhất định. Đồng thời với những trường hợp bệnh nhân bị máu khó đông, người đã và đang trong giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật cũng nên hạn chế dùng loại hạt này.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy là một trong những triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa phổ biến. Tuy nhiên nhiều người trong thời gian bị bệnh vẫn sử dụng hạt chia vì suy nghĩ chất xơ trong hạt chia sẽ giúp cân bằng lại hoạt động đường ruột. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sau lầm, hạt chia có thể khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa bị tắc nghẽn, có thể dẫn đến kiết nếu như liều lượng hạt chia bổ sung quá mức.
  • Người có dị ứng với hạt chia: Mặc dù tỷ lệ người dị ứng với hạt chia là rất thấp, tuy nhiên nếu như bạn đã từng có dấu hiệu dị ứng với thực phẩm này thì cần tránh sử dụng trong lần sau. Thành phần protein có trong hạt chia rất đa dạng, đây là chất có thể gây ra dị ứng ở một số người có cơ địa nhạy cảm và thường dị ứng với protein thực vật.

Lưu ý khi sử dụng hạt chia ở người bị đau bao tử

lưu ý khi sử dụng hạt chia
Người bị đau bao tử nên ngâm nở hạt chia hoàn toàn trước khi uống

Mặc dù việc sử dụng hạt chia có thể ảnh hưởng đến dạ dày của bạn, nhưng khi bổ sung với liều lượng phù hợp thì sẽ không có nguy cơ xấu nào xảy ra. Thực tế cho đến nay vẫn chưa có khuyến cáo chính thức về việc người bị đau bao tử không được phép sử dụng hạt chia. Cho nên việc người bị đau bao tử có uống hạt chia được không sẽ phụ thuộc và cách sử dụng và liều lượng hạt chia mà bạn sử dụng.

Một điều quan trọng đầu tiên khi sử dụng hạt chia ở những người bị đau bao tử là bạn cần đảm bảo ngâm hạt chia nở hoàn toàn trước khi sử dụng. Ngoài ra bạn cũng nên chọn lựa nguồn gốc hạt chia chất lượng, đảm bảo vệ sinh, do hạt chia được dùng trực tiếp nên có thể gây ngộ độc nếu nguồn hạt chia không tốt. Để đảm bảo, người dùng nên sử dụng các loại hạt chia được đóng gói cẩn thận thay vì những sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Các chuyên gia cũng nhận định rằng người bị đau bao tử có thể dùng bất kỳ thực phẩm nào, miễn là bệnh nhân tùy chỉnh được liều lượng vừa đủ và chế biến chúng đúng cách. Tùy thuộc vào từng đối tượng, mục đích dùng hạt chia mà bạn có mức bổ sung hợp lý. Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra mức tiêu chuẩn khi sử dụng hạt chia ở từng nhóm đối tượng là:

  • Đối với trẻ em: Mỗi ngày dùng trung bình 10 gram hạt chia đáp ứng đủ lượng Omega 3.6.9 cần thiết cho trẻ,
  • Đối với người lớn: Mỗi ngày cần dùng khoảng 15 gram hạt chia để cung cấp Omega 3 và Omega 6. 
  • Đối với bà bầu: Bổ sung khoảng 20 gram hạt chia mỗi ngày, mỗi lần dùng 10 gram đáp ứng dinh dưỡng tốt cho mẹ và bé.
  • Đối với vận động viên: Bổ sung khoảng 25-30 gram mỗi ngày đáp ứng nhu cầu vận động.

Nếu như đáp ứng đủ liều lượng bổ sung kể trên thì hạt chia sẽ phát huy những tác dụng tốt cho sức khỏe. Tương tự đối với người bị đau bao tử nên dùng không nhiều hơn 20 gram hạt chia hàng ngày. Người bệnh nên dùng hạt chia ngâm nước cho hạt chia nở tuyệt đối thì mới nên dùng. Nếu như sử dụng ăn trực tiếp cùng salad hoặc sữa chua thì chỉ nên dùng khoảng 1 thìa cho một lần ăn là đủ.

Người bị đau bao tử không nên uống gì?

Ngoài thắc mắc người bị đau bao tử có uống được hạt chia không, có nhiều người bệnh cũng quan tâm đến những loại thức uống cần tránh xa khi mắc căn bệnh này. Sau đây là loại thức uống mà người bị đau bao tử không nên uống:

Thức uống chứa caffeine

Những nghiên cứu về tác hại của caffeine đã chứng minh được tác dụng của loại thức uống này có thể ảnh hưởng đến dạ dày rất nghiêm trọng. Mặc dù các loại thức uống có caffeine như trà, cà phê hay ca cao đều có tác dụng giúp tinh thần tỉnh táo rất tốt nhưng chúng lại là nguyên nhân gây táo bón. Tình trạng này xảy ra khi dạ dày của bạn không xử lý được thực phẩm và khiến chúng bị tắc nghẽn tại đầu trực tràng.

Những chất có trong dạ dày như acid chlorogenic, tanin, cafein,… là những nguyên nhân gây kích ứng lớp niêm mạc dạ dày, đồng thời tăng tiết dịch dạ dày gây ra các đợt đau cấp tính. Nếu như bạn đã hoặc đang bị viêm dạ dày thì những loại thức uống này sẽ khiến vùng niêm mạc dạ dày bị viêm loét nghiêm trọng hơn. Trong thời gian điều trị cần kiêng tuyệt đối các loại thức uống có chứa caffeine.

Bị đau bao tử uống cà phê được không?
Cafe là thức uống có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng viêm loét ở dạ dày

Đồ uống có chứa cồn

Việc lạm dụng bia rượu có thể là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày, đau dạ dày ở người trưởng thành. Khi bia rượu vào cơ thể sẽ được chính dạ dày xử lý, vì thế dạ dày là cơ quan chịu ảnh hưởng đầu tiên. Trong bia rượu có chứa lượng cồn cao, chúng khiến lượng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị giảm sút.  Nếu như acid tăng cao , trong khi niêm mạc dạ dày không có lớp bảo vệ dễ dàng gây ra những tổn thương trên bề mặt.

Những ảnh hưởng khác của bia rượu là ức chế hoạt động co thắt, lượng cồn cao từ bia rượu cũng là nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu. Ở những người bị đau dạ dày, nếu vẫn tiếp tục uống bia rượu sẽ gây trướng bụng, khó tiêu, tiêu hóa kém, kèm theo những cơn đau bụng vùng thượng vị âm ỉ.

Nước trái cây có vị chua

Khi bị đau bao tử, có thể là do dạ dày của bạn đã hình thành các vết loét hoặc do tình trạng tăng tiết acid khiến dạ dày co thắt quá mức gây đau. Vì thế trong thời gian này bạn cần hạn chế sử dụng các loại thức uống có thành phần axit cao như các loại nước trái cây, cam ép, nước chanh, nước dứa ép…

Ngoài ra bạn cũng không nên uống nước ép cà chua, thành phần vitamin C đậm đặc có trong những nhóm trái cây này có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng đau dạ dày của bạn. Nếu như vẫn tiếp tục uống nước trái cây chua, tình trạng tăng tiết acid dạ dày sẽ dần hình thành các vết loét dạ dày. Người bệnh cũng nên kiêng những loại thực phẩm có thành phần acid cao như các loại thực phẩm được muối chua, nước ngọt đóng chai, nước có ga, thức ăn đóng hộp,… bằng cách này có thể phòng tránh những cơn đau dạ dày tái diễn.

Lời khuyên khi giúp giảm cơn đau dạ dày

Đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, những biện pháp giảm cơn đau chỉ có hiệu quả giảm đau tạm thời chứ không điều trị được nguyên căn vấn đề. Vì thế nên người bệnh nên thăm khám cụ thể để được hỗ trợ chữa khỏi bệnh tận gốc. Đồng thời để bảo vệ dạ dày, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau:

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị, tuyệt đối không lạm dụng các loại thuốc giảm đau dạ dày được bán dưới dạng thuốc không kê đơn.
  • Thiết lập thời gian ăn uống đúng giờ, không được bỏ bữa, không nên để bụng quá no hoặc quá đói sẽ gây rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa.
  • Trước khi đi ngủ bạn không nên ăn quá no, điều này có thể làm tăng tiết axit hydrochloric, khiến bệnh đau dạ dày tiến triển nghiêm trọng hơn.
  • Vận động và nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.
  • Tránh để bản thân mệt mỏi, căng thẳng, tình trạng này sẽ làm tăng tiết axit hydrochloric trong dạ dày. Khi tăng tiết dịch dạ dày thì khả năng dạ dày bị viêm loét là rất lớn.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc về vấn đề người bị đau bao tử có được uống hạt chia được không. Thực chất hạt chia là một trong những thực phẩm mang đến lợi ích đa dạng đối với sức khỏe. Nếu như bạn đang thắc mắc về chế độ dinh dưỡng khi bị đau dạ dày, hãy tìm đến chuyên gia bác sĩ để được hướng dẫn điều trị kịp thời, tránh các biến chứng tồi tệ hơn có thể xảy ra khi điều trị muộn.

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 09:10 - 24/01/2023 - Cập nhật lúc: 15:40 - 24/05/2023
Chia sẻ:
Cách phân biệt xuất huyết tiêu hóa trên và dưới đúng nhất

Xuất huyết tiêu hóa gồm xuất huyết tiêu hóa trên và dưới. Người bệnh cần nắm rõ cách phân biệt…

Đau dạ dày đắng miệng Đau Dạ Dày Đắng Miệng Do Đâu? Khắc Phục Làm Sao?

Đau dạ dày đắng miệng là triệu chứng khá phiền toái khiến nhiều người bệnh mệt mỏi. Vì không chỉ…

trào ngược dạ dày gây khó thở Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của không ít…

ung thư dạ dày nên ăn gì Bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Người bị bệnh ung thư dạ dày cần hết sức lưu ý và tuân thủ chế độ dinh dưỡng khắt…

Uống thuốc trị Hp có tác dụng phụ gì, mệt mỏi không?

Sử dụng thuốc điều trị Hp là rất cần thiết cho những bệnh nhân đã bị nhiễm bệnh, giúp ức…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua