Đặt vòng vẫn mang thai – Dấu hiệu và điều cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Đặt vòng tránh thai là lựa chọn của nhiều nữ giới bởi tính đơn giản và hiệu quả tương đối cao. Tuy nhiên nhiều chị em dở khóc dở cười trước tình trạng đặt vòng vẫn mang thai. Tình trạng này liệu có nguy hiểm không và nên xử lý như thế nào? Tìm hiểu rõ hơn với những thông tin từ bài viết dưới đây.

đặt vòng vẫn mang thai
Mặc dù hiếm xảy ra nhưng một số nữ giới đã đặt vòng vẫn có thể mang thai

Vì sao đặt vòng tránh thai vẫn mang thai?

Vòng tránh thai là dụng cụ nhỏ có thể được làm bằng nhựa dẻo hay bằng đồng. Nó được đặt vào tử cung nữ giới để ngăn tinh trùng gặp trứng. Đồng thời ngăn trứng làm tổ bên trong tử cung để phát triển thành bào thai.

Đây là phương pháp tránh thai đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Số liệu thống kê cho biết, khả năng tránh thai của giải pháp này lên đến 99%. Tuy nhiên, một số chị em vẫn phải dở khóc dở cười trước tình trạng bị mang thai sau khi đặt vòng tránh thai.

Mặc dù hiếm gặp (chỉ khoảng 1%) nhưng một số chị em đặt vòng vẫn mang thai. Nguyên nhân là do:

1. Cơ địa không hợp

Cơ địa của một số nữ giới có thể sẽ không hợp với phương pháp đặt vòng tránh thai. Lúc này, khi đưa vòng vào cơ thể rất dễ làm phát sinh một số phản ứng phụ. Nhiều chị em còn bị lệch, tuột hay rơi vòng tránh thai ra ngoài. Với trường hợp này thì việc mang thai ngoài ý muốn là vấn đề khó tránh khỏi.

Một số phản ứng phụ có thể gặp sau khi đặt vòng tránh thai, bao gồm:

  • Tính khí thay đổi thất thường
  • Tăng cân, nổi mụn
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Đau bụng, chảy máu âm đạo

2. Vòng tránh thai bị lệch

Có nhiều trường hợp, sau khi đặt vòng tránh thai không bị rơi ra. Tuy nhiên, vòng lại bị xô lệch, nằm sai vị trí hay ở vị trí quá thấp… Từ đó không thể phát huy tốt vai trò ngừa thai.

Vòng tránh thai bị lệch có thể là do:

  • Nữ giới làm việc nặng nhọc
  • Quan hệ tình dục quá sớm
  • Trình độ tay nghề của bác sĩ chưa tốt
  • Vòng kém chất lượng
vì sao đặt vòng vẫn mang thai
Vòng tránh thai bị lệch là một trong những nguyên nhân dẫn đến mang thai khi đặt vòng

Khi đặt vòng tránh thai bị lệch thì chị em vẫn có nguy cơ rất cao mang thai ngoài ý muốn. Hơn nữa còn dễ gặp các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Phải kể đến như chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội, vòng tránh thai chui vào ổ bụng…

3. Để vòng tránh thai quá thời hạn

Nhiều chị em do quá bận bịu hay coi việc đặt vòng tránh thai là biện pháp lâu dài nên không chú ý đến thời gian của vòng. Việc để vòng tránh thai quá thời hạn sẽ làm mất tác dụng ngừa thai. Bác sĩ khuyên rằng sau 3 – 5 năm nên thay chiếc vòng khác để đảm bảo hiệu quả ngừa thai. Nếu không chú ý tới vấn đề này thì mang thai ngoại ý là điều khó tránh khỏi.

4. Vòng tránh thai bị rơi, tuột

Vòng tránh thai bị rơi, tuột có thể là do tay nghề của bác sĩ kém, thực hiện thao tác không chuẩn. Hoặc thời điểm đặt vòng tránh thai sau sinh còn quá sớm. Lúc này tử cung còn mở rộng, chưa trở về kích thước bình thường.

Mặc dù vòng có thể đã bị rơi tuột ra ngoài nhưng nhiều chị em vẫn nghĩ nó còn nằm trong tử cung. Lúc này, nếu quan hệ tình dục không phòng bị thì sẽ rất dễ dẫn đến mang thai ngoài ý muốn.

5. Quan hệ sớm khi đặt vòng tránh thai nội tiết

Các chuyên gia cho biết, vòng tránh thai chữ T thường sẽ có hiệu quả ngay lập tức. Trong khi đó các vòng tránh thai nội tiết có thể mất đến 7 ngày để đi vào hoạt động.

Trường hợp đặt vòng tránh thai nội tiết nhưng quan hệ tình dục quá sớm mà không sử dụng bao cao su khi vòng chưa có hiệu quả tránh thai thì nữ giới rất dễ bị mang thai ngoài ý muốn.

Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết đặt vòng vẫn mang thai

Số liệu thống kê chỉ ra rằng, chỉ có dưới 1% nữ giới bị thất bại trong việc đặt vòng tránh thai. Trong đó, vòng tránh thai chứa đồng là hơn 0.8% còn vòng tránh thai nội tiết chỉ hơn 0.1%.

Thực tế cho thấy, dấu hiệu đặt vòng vẫn mang thai cũng tương tự như các trường hợp nữ giới mang thai không đặt vòng. Chị em cần chú ý để sớm nhận biết thông qua một số dấu hiệu dưới đây:

1. Chảy máu báo thai

Trứng sau khi gặp tinh trùng và thụ tinh sẽ nhanh chóng làm tổ trong tử cung nữ giới. Lúc này vùng kín nữ giới thường có 1 lượng máu nhỏ tiết ra. Loại máu này được gọi với thuật ngữ y khoa là máu báo thai.

Số liệu thống kê cho thấy rằng, có khoảng 20% trường hợp nữ giới sau thụ thai sẽ thấy xuất hiện máu báo thai. Cần chú ý bởi dấu hiệu của máu báo thai hoàn toàn không giống máu của kỳ hành kinh.

dấu hiệu mang thai khi đặt vòng
Cũng giống như các trường hợp bình thường, chảy máu báo thai là dấu hiệu giúp nhận biết đặt vòng vẫn mang thai

Có thể nhận biết thông qua một vài đặc điểm sau:

  • Lượng máu tiết ra thường không nhiều như máu kinh
  • Thời gian ra máu kéo dài trong 1 vài ngày
  • Máu báo thai đôi khi chỉ là 1 vệt nhỏ dính vào đáy quần lót
  • Máu có màu nâu đậm hoặc đỏ nhạt hay hồng

2. Mất chu kỳ kinh nguyệt

Chị em có thể nhận biết tình trạng đặt vòng vẫn mang thai thông qua dấu hiệu mất chu kỳ kinh nguyệt. Đây là một trong những dấu hiệu cơ bản, rất dễ nhận biết và có độ chính xác cao.

Theo sinh lý tự nhiên thì trong khoảng thời gian 9 tháng thai kỳ nữ giới sẽ không có kinh. Tuy nhiên vẫn cần chú ý bởi một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến chậm kinh. Bao gồm:

  • Căng thẳng, stress kéo dài
  • Làm việc quá lao lực
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không phù hợp

Để có kết quả chắc chắn thì nếu nhận thấy cơ thể trễ kinh, chị em hãy dùng que thử thai để xác định rõ xem mình có đang mang thai hay không.

3. Bị chuột rút nhẹ

Chuột rút nhẹ thường là dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp, nó còn là dấu hiệu cảnh báo rằng có thể bạn đang mang thai sau khi đặt vòng tránh thai.

Ở nữ giới trong thai kỳ, tử cung thường sẽ có những thay đổi nhất định, mở rộng ra. Điều này nhằm giúp tạo môi trường thuận lợi cho thai nhi phát triển. Nhưng đây cũng chính là nguyên nhân gây ra các cơn chuột rút ở bụng. Nó có thể gây ra cảm giác tương tự như bị kéo hay véo ở vùng bụng.

dấu hiệu mang thai khi đặt vòng
Bị chuột rút nhẹ ở vùng bụng cũng là một dấu hiệu mang thai thường gặp

4. Buồn nôn và nôn ói

Đây cũng là một trong những dấu hiệu giúp chị em nhận biết tình trạng mang thai ngoại ý mặc dù đã đặt vòng. Tình trạng này thường kéo dài trong suốt những tuần đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên khi thai kỳ bước sang tháng thứ 4 trở về sau thì dấu hiệu này có thể nhanh chóng biến mất.

Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ thì nồng độ hormone progesterone và hormone estrogen trong cơ thể người mẹ thường sẽ đột ngột tăng. Điều này khiến cho dạ dày trở nên nhạy cảm hơn. Và đây chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng buồn nôn, nôn ói.

Tình trạng buồn nôn thường xuất hiện phổ biến vào buổi sáng và buổi chiều. Tuy nhiên bạn cũng có thể gặp phải cảm giác này ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.

5. Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi

Để nhận biết mình có đang mang thai sau khi đặt vòng hay không thì phụ nữ cần chú ý đến thể trạng của bản thân. Nếu bị mang thai ngoài ý muốn thì nữ giới rất dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Điều này được giải thích là do nồng độ hormone progesterone đột ngột tăng cao.

Thêm vào đó, năng lượng của người mẹ lúc này cũng cần phải hoạt động một cách tích cực. Điều này giúp đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất giúp thai kỳ phát triển khỏe mạnh. Vì thế khi mang thai, nữ giới có thể cảm thấy mệt mỏi giống như phải hoạt động gắng sức.

6. Nhạy cảm hơn với mùi vị

Nhạy cảm với mùi vị cũng là một trong những dấu hiệu giúp nữ giới nhận biết tình trạng đặt vòng vẫn mang thai. Trong tất cả các loại mùi thì mùi thức ăn, nước hoa hay thuốc lá sẽ dễ khiến thai phụ nhạy cảm hơn cả.,

Khi ngửi thấy các loại mùi này thì nữ giới thường cảm thấy rất khó chịu. Đôi khi còn buồn nôn hoặc thậm chí là bị nôn ói. Tuy nhiên tình trạng này có thể giảm dần hay mất đi sau khoảng 3 tháng đầu thai kỳ.

7. Vòng 1 có sự thay đổi

Thay đổi ở vòng 1 là dấu hiệu mang thai rất phổ biến ở hầu hết các chị em phụ nữ. Nếu mang thai, phần ngực có thể trở nên mềm mại hơn và rất dễ bị kích thích.

dấu hiệu đặt vòng vẫn mang thai
Nếu đặt vòng vẫn mang thai, vòng 1 nữ giới có thể có nhiều thay đổi

Ngoài ra, nhiều nữ giới còn nhận thấy vòng 1 bị sưng đau, to hơn hay nặng hơn. Thêm vào đó còn có một số thay đổi khác, điển hình như quầng vú trở nên sẫm màu hơn.

8. Một số dấu hiệu khác

Ngoài những dấu hiệu cảnh báo đặt vòng vẫn mang thai nêu trên thì nhiều nữ giới có thể gặp phải các biểu hiện khác. Cụ thể như:

  • Nhũ hoa có dấu hiệu sẫm màu
  • Nhiệt độ cơ thể tăng lên
  • Đau âm ỉ ở vùng bụng, nhất là bụng dưới
  • Đi tiểu thường xuyên, dễ bị táo bón
  • Chóng mặt và ngất xỉu
  • Tâm trạng thường xuyên thay đổi
  • Cảm giác thèm ăn tăng cao
  • Khó thở, hụt hơi
  • Thường xuyên cảm thấy buồn ngủ
  • Dễ đạt khoái cảm khi quan hệ tình dục
  • Màu sắc âm đạo và âm hộ sẫm hơn bình thường
  • Tóc dễ bị gãy rụng

Trường hợp xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ là mang thai sau khi đặt vòng tránh thai thì chị em nên chủ động đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Bởi tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề rủi ro và biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ và em bé trong bụng.

Rủi ro của việc mang thai sau khi đặt vòng

Đặt vòng tránh thai nhưng vẫn mang thai là tình trạng nữ giới cần đặc biệt chú ý. Bởi theo các chuyên gia, tình trạng này có thể đi kèm với những rủi ro và biến chứng nguy hiểm.

Nhiều vấn đề rủi ro sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả người mẹ và em bé trong bụng. Thậm chí còn có thể gây ra nhiễm trùng, sinh non, bong nhau non hay làm tăng nguy cơ tử vong…

Dưới đây là những rủi ro và biến chứng có thể gặp khi mang thai ngoại ý mặc dù có đặt vòng tránh thai:

1. Sảy thai

Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ nữ giới bị sảy thai tự nhiên trong trường hợp đặt vòng vẫn mang thai sẽ cao hơn rất nhiều so với các trường hợp bình thường khác. Có khoảng 40 – 50% nữ giới đặt vòng vẫn mang thai bị sảy thai. Song con số này còn tùy thuộc vào thể trạng của người mẹ cùng với sự phát triển của thai nhi.

Việc loại bỏ vòng tránh thai sớm trong thai kỳ có thể sẽ giúp làm giảm nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, con số này vẫn sẽ cao hơn rất nhiều so với những phụ nữ mang thai không đặt vòng.

2. Mang thai ngoài tử cung

Phụ nữ có thai mặc dù đã đặt vòng sẽ có nguy cơ rất cao bị mang thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không sớm có biện pháp can thiệp phù hợp.

Mang thai ngoài tử cung là thuật ngữ đề cập đến tình trạng phôi phai phát triển ở các vị trí khác bên ngoài tử cung. Có thể là buồng trứng, ống dẫn trứng hay trong khoang bụng.

rủi ro khi đặt vòng vẫn mang thai
Đặt vòng vẫn mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung

Số liệu thống kê ghi nhận rằng, có 1 – 2% các trường hợp phụ nữ mang thai ngoài tử cung. Và khoảng 3 – 4% trong số đó có thể dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách.

3. Nhau bong non

Nhau bong non cũng là một trong những biến chứng phổ biến có liên quan tới tình trạng đặt vòng vẫn mang thai. Đây chính là tình trạng nhau thai bị tách 1 phần hay toàn bộ khỏi thành tử cung trước khi sinh.

Nhau bong non có thể dẫn tới giảm hay chặn nguồn cung cấp oxy cũng các dưỡng chất đến nuôi dưỡng bào thai. Hơn nữa, tình trạng này có thể gây chảy máu nặng ở thai phụ và làm tăng nguy cơ tử vong.

4. Sinh non

Mang thai khi đặt vòng tránh thai không chỉ rất dễ gây sảy thai mà còn làm tăng nguy cơ sinh non. Các chuyên gia cho biết, nữ giới đặt vòng tránh thai có tỷ lệ sinh non cao gấp khoảng 5 lần do với những nữ giới không đặt vòng.

Việc loại bỏ vòng tránh thai sớm trong thai kỳ có thể sẽ làm giảm nguy cơ sinh non. Tuy nhiên tỷ lệ bị sinh non vẫn sẽ cao hơn rất nhiều so với những phụ nữ khác.

5. Nhiễm trùng màng ối

Nhiễm trùng màng ối (viêm màng ối) là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn thường xảy ra ở thời điểm trước hoặc trong khi chuyển dạ sinh con. Đặc trưng của nó là sự viêm nhiễm kích hoạt ở các màng bao quanh thai. Ví dụ như màng đệm hay màng tế bào sống.

Nhiễm trùng thường xảy ra khi khi một số loại vi khuẩn từ âm đạo đi vào tử cung. Tác nhân phổ biến nhất là E. coli, streptococci nhóm B và vi khuẩn kỵ khí. Nhiễm trùng màng ối là tình trạng tương đối phổ biến ở nữ giới đặt vòng vẫn mang thai.

Viêm màng ối có thể làm tăng nguy cơ sinh non hay nhiễm trùng nghiêm trọng ở cả mẹ và bé. Khi nhận thấy các dấu hiệu như sốt, đau ở tử cung, tim đập loạn nhịp, nước ối đổi màu hay có mùi hôi thì nên tìm gặp bác sĩ ngay.

6. Trọng lượng trẻ sơ sinh thấp

Trẻ sơ sinh có trọng lượng cơ thể dưới 250g được cho là nhẹ cân. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở trẻ bị sinh non hay mẹ mang bầu khi đặt vòng tránh thai. Đối với các trường hợp sinh đôi, sinh ba thì nhẹ cần cũng rất dễ hiểu.

Trẻ sinh nhẹ cân rất dễ gặp phải các vấn đề bất thường trong quá trình bất thường. Đồng thời có thể gặp các biến chứng sức khỏe. Thậm chí là làm tăng nguy cơ tử vong do đột tử sơ sinh.

đặt vòng vẫn mang thai nguy hiểm không
Trẻ sơ sinh dễ có trọng lượng thấp khi mẹ bầu mang thai trong trường hợp đã đặt vòng

Dưới đây là một số biến chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh nhẹ cân:

  • Phổi và một số cơ quan khác kém phát triển
  • Dễ bị rối loạn mắt và tai bẩm sinh
  • Hệ thống thần kinh, hô hấp, tiêu hóa có các vấn đề bất thường

Thực tế cho thấy rằng, trọng lượng của trẻ sơ sinh càng thấp thì nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng sẽ càng cao. Vì vậy, nếu bị mang thai khi đặt vòng thì các mẹ bầu cần đặc biệt cẩn trọng.

7. Phơi nhiễm nội tiết tố ở trẻ sơ sinh

Phơi nhiễm nội tiết tố ở trẻ sơ sinh là biến chứng thường gặp ở những bà bầu mang thai khi đặt vòng tránh thai nội tiết. Trường hợp mang thai khi đặt vòng tránh thai nội tiết thì vòng có thể tiết hormone proestin vào tử cung.

Nếu tiếp tục thai kỳ, trẻ sơ sinh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ của hormone nội tiết. Mặc dù không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nhưng trong một số trường hợp dù hiếm xảy ra nhưng trẻ có thể sẽ bị tăng cường nam tính hóa các cơ quan sinh dục bên ngoài.

Cách đơn giản để xác định mang thai khi đặt vòng tránh thai

Trường hợp nghi ngờ rằng mình bị mang thai ngoại ý khi đặt vòng tránh thai thì nữ giới có thể tiến hành thử thai tại nhà. Nếu vòng tránh thai làm cho chu kỳ kinh nguyệt không đều hay khiến bạn ngừng chu kỳ hoàn toàn thì nên đợi khoảng 1 – 2 tuần sau đó mới thực hiện xét nghiệm thử thai.

Đa phần các trường hợp mang thai, que thử thai có thể cho kết quả chính xác lên tới 99%. Trường hợp thử thai có 1 vạch thì chứng tỏ rằng bạn không mang thai. Còn nếu que thử hiện 2 vạch có nghĩa là bạn đã mang thai ngoại ý mặc dù có đặt vòng.

Mặc dù hiếm gặp nhưng một số trường hợp que thử thai có thể bị sai lệch và cho kết quả không chính xác. Nếu nghi ngờ về kết quả thử thai, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Đặt vòng vẫn mang thai nên xử lý như thế nào?

Như đã đề cập, mang thai khi đặt vòng tránh thai tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng. Và đương nhiên nó nằm ngoài mong muốn của chị em phụ nữ. Điều này khiến rất nhiều chị em hoang mang không biết nên xử lý như thế nào.

Trước hết mẹ bầu nên chủ động thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Nếu có thai mà không phải là thai ngoài tử cung ngay cả khi đã đặt vòng thì mẹ bầu không cần quá lo lắng.

đặt vòng vẫn mang thai phải làm sao
Nếu nghi ngờ mang thai khi đặt vòng, mẹ bầu nên sớm thăm khám để được bác sĩ tư vấn cách xử lý

1. Trường hợp nữ giới muốn giữ lại thai kỳ

Trường hợp mẹ muốn giữ bé lại, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám. Sau đó tìm và tháo bỏ vòng tránh thai ra khỏi cơ thể.

  • Nếu không tìm thấy vòng tránh thai bị tuột ra thì bác sĩ sẽ chụp X-quang để xác định vị trí của vòng.
  • Nếu đặt vòng tránh thai trong cổ tử cung thì bác sĩ sẽ loại bỏ nó bằng cách kéo dây.
  • Nếu đặt vòng tránh thai trên cổ tử cung thì bác sĩ sẽ phân tích các rủi ro và biến chứng của cả việc tiếp tục mang thai và lấy vòng tránh thai. Từ đó sẽ có hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu mẹ bầu vẫn tiếp tục mang thai thuận lợi thì cần chú ý thăm khám thai định kỳ. Bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu thiện các kiểm tra cần thiết. Điều này giúp sớm phát hiện bất thường. Đồng thời cảnh báo một số nguy cơ nếu có.

2. Trường hợp nữ giới muốn chấm dứt thai kỳ

Mang thai sau khi đã đặt vòng tránh thai thường tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ. Điều này khiến nhiều mẹ bầu không muốn giữ lại em bé.

Trường hợp mẹ bầu muốn chấm dứt thai kỳ thì hãy trao đổi với bác sĩ để được nghe tư vấn. Tùy thuộc vào thể trạng của từng người cũng như sự phát triển của thai nhi mà bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp loại bỏ thai phù hợp nhất.

Mặc dù không phổ biến, thậm chí là hiếm xảy ra nhưng nữ giới vẫn có thể mang thai sau khi đã đặt vòng tránh thai. Đây là tình trạng nghiêm trọng cần chủ động thăm khám bác sĩ ngay khi nghi ngờ mình mang thai. Cần nhận lời khuyên từ bác sĩ để quyết định có nên giữ lại em bé hay không?

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 10:09 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 23:22 - 05/06/2023
Chia sẻ:
Có thai ngoài tử cung bao lâu thì vỡ? Có thai ngoài tử cung bao lâu thì vỡ?

Thời gian có thai ngoài tử cung bao lâu thì vỡ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp…

Những thực phẩm tốt cho bà bầu – giúp bé khỏe, đủ chất

Thường xuyên sử dụng các thực phẩm tốt cho bà bầu trong thực đơn, chẳng hạn như sữa, khoai lang,…

Phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì, kiêng loại nào tốt sữa? Phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì, kiêng loại nào tốt sữa?

Phụ nữ sau sinh thường được khuyến khích ăn nhiều rau xanh, củ quả để bổ sung chất xơ, phòng…

Bị động thai nên ăn gì, tránh gì cho ổn định lại?

Bà bầu bị động thai nên ăn cá chép, bí đỏ, mía, hạt sen, lá tía tô để ổn định…

sản dịch sau sinh Sản dịch sau sinh là gì? Nguy hiểm không? Bao lâu hết?

Sau khi sinh, chị em phụ nữ sẽ không tránh khỏi tình trạng ra sản dịch. Sản dịch sau sinh…

Bình luận (1)

  1. Nguyễn Thị Xuân Thảo
    Nguyễn Thị Xuân Thảo says: Trả lời

    Sao em đặt vòng được 10 tháng rồi mà bị mất kinh vậy bác , mà vòng của em vẫn nằm nguyên vị trí

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua