Đặt ống khí viêm tai giữa khi nào? Quy trình & chi phí

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Đặt ống khí viêm tai giữa được chỉ định với trường hợp tắc vòi nhĩ do u vòm họng, viêm VA và người bị viêm tai giữa thanh dịch. Phương pháp này được thực hiện nhằm dẫn lưu dịch ứ đọng, cải thiện khả năng nghe và ngăn ngừa tình trạng tái phát.

đặt ống khí viêm tai giữa
Đặt ống khí viêm tai giữa được chỉ định với trường hợp tắc vòi nhĩ và viêm tai giữa thanh dịch

Đặt ống khí viêm tai giữa là gì?

Đặt ống khí viêm tai giữa (đặt ống thông khí) là thủ thuật sử dụng ống nhựa silicon/ nhựa cứng đặt vào màng nhĩ nhằm giúp không khí dễ dàng lưu thông giữa ống tai giữa và tai ngoài. Phương pháp này có tác dụng dẫn lưu dịch, cải thiện thính lực và ngăn ngừa tình trạng ứ đọng dịch tái phát.

Khi nào nên đặt ống khí viêm tai giữa?

Bệnh viêm tai giữa thường được điều trị bằng các phương pháp nội khoa như sử dụng thuốc, vệ sinh tai,… Tuy nhiên trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu đặt ống thông khí.

Đặt ống thông khí được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm tai giữa thanh dịch
  • Tắc vòi nhĩ do viêm VA và u vòm họng
  • Viêm tai giữa có mủ nhưng lỗ thông quá nhỏ, không đủ đễ dẫn lưu mủ ra bên ngoài

Quy trình đặt ống khí viêm tai giữa

Đặt ống thông khí sẽ được thực hiện theo trình tự sau đây:

đặt ống khí viêm tai giữa
Quy trình thực hiện đặt ống thông khí diễn ra khá nhanh chóng (chỉ kéo dài khoảng 30 phút/ tai)
  • Trước tiên bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào bên trong tai nhằm quan sát biểu hiện bên trong màng nhĩ.
  • Tiến hành gây tê ống tai bằng cách tiêm dưới da.
  • Sau khi thuốc gây tê phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ rạch màng nhĩ. Hoạt động này cần được thực hiện cẩn thận để tạo đủ không gian cho ống tai nhưng không ảnh hưởng đến xương con và các cơ quan khác.
  • Thông thường, bác sĩ tạo vết rạch ở phía dưới màng nhĩ. Tuy nhiên với những trường hợp màng nhĩ co lõm nhiều, vết rạch thường được thực hiện ở phía trên.
  • Đường rạch thường có chiều dài trung bình khoảng 1.5 – 2mm.
  • Sau khi rạch màng nhĩ, bác sĩ sẽ đặt ống thông khí vào tai giữa thông qua vết rạch.
  • Tiến hành hút dịch ứ bên trong tai giữa. Với trường hợp có dịch ứ đặc, dính, bác sĩ có thể nhỏ oxy già để làm loãng dịch và giúp việc dẫn lưu dịch trở nên thuận lợi hơn.

Thời gian đặt ống thông khí khoảng 30 phút/ tai. Tuy nhiên sau khi phẫu thuật, bạn cần ở lại bệnh viện theo dõi từ 1 – 2 giờ trước khi trở về nhà.

Những lưu ý sau khi đặt ống khí viêm tai giữa

Sau khi đặt ống tai giữa, hiện tượng ứ dịch sẽ được hạn chế ở mức tối đa. Phương pháp này có thể cải thiện hoàn toàn các triệu chứng của bệnh như đau nhức tai, nghe kém, ù tai,…

đặt ống khí viêm tai giữa
Sau khi đặt ống thông khí, nên thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa

Tuy nhiên, thủ thuật xâm lấn thường đi kèm với các rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy sau khi thực hiện, bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Chú ý các biểu hiện ở tai trong ít nhất 10 ngày sau khi thực hiện. Trong trường hợp nhận thấy tai chảy máu, dịch, mủ, sốt, đau nhức, ớn lạnh,… bạn nên đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.
  • Nếu không có biểu hiện bất thường phát sinh, bạn nên thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Trong thời gian đặt ống thông khí, bạn nên tránh để nước đi vào bên trong tai. Lượng nước này có thể dễ dàng đi vào tai giữa thông qua ống thông khí và gây ra hiện tượng nhiễm trùng.
  • Sau 16 – 18 tháng, ống thông khí sẽ có xu hướng tự rơi ra bên ngoài. Nếu sau thời gian này, ống thông khí vẫn còn bên trong tai, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ xử lý kịp thời.
  • Để tránh tình trạng viêm tai giữa tái phát, bạn nên vệ sinh tai và bảo vệ các cơ quan hô hấp khác như VA, mũi, họng,…

Đặt ống khí viêm tai giữa tốn bao nhiêu tiền?

Phương pháp đặt ống khí viêm tai giữa có chi phí dao động khoảng 10 – 15 triệu đồng. Tuy nhiên chi phí thực tế có thể chênh lệch tùy vào mức độ bệnh lý, cơ sở y tế thực hiện, khả năng phục hồi và một số yếu tố khách quan khác.

Đặt ống thông khí là thủ thuật ngoại khoa không quá phức tạp và thời gian thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao để thực hiện vết rạch chính xác mà không gây tổn thương các cơ quan lân cận. Vì vậy bạn nên thận trọng khi lựa chọn cơ sở y tế thực hiện để tránh các tình huống rủi ro không đáng có.

Đặt ống khí viêm tai giữa là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, được thực hiện cho trường hợp tắc vòi nhĩ và viêm tai giữa thanh dịch. Tuy nhiên bạn nên thăm khám để bác sĩ cân nhắc về lợi ích và rủi ro trước khi thực hiện phương pháp này.

Có thể bạn quan tâm: Vành tai bị ngứa chảy nước vàng – Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày đăng 13:51 - 19/06/2022 - Cập nhật lúc: 13:46 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Thuốc nhỏ tai Otifar: Công dụng, cách dùng và giá bán
Thuốc nhỏ tai Otifar thường được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn tai ngoài và viêm tai giữa xung huyết. Thuốc được sử dụng bằng cách nhỏ trực tiếp…
Triệu chứng viêm tai giữa cấp ở trẻ em và cách điều trị

Tai sưng nóng, đau rát, giảm khả năng nghe, sưng hạch ở cổ,... là các triệu chứng phổ biến của…

Tiêm Vacxin phòng viêm tai giữa và những thông tin cần biết

Tiêm Vacxin là biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa hiệu quả nhất. Tuy nhiên trước khi quyết định tiêm…

Viêm tai giữa cấp tính Viêm tai giữa cấp tính là gì? Dấu hiệu, cách điều trị

Viêm tai giữa cấp tính là một trong những căn bệnh phổ biến, có tỷ lệ mắc ngày càng cao…

Viêm tai giữa kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Viêm tai giữa kiêng ăn gì? Đây là vấn đề cần được quan tâm vì chế độ ăn uống cũng…

Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma và cách điều trị

Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là một trong những bệnh nguy hiểm trong tất cả các loại viêm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua