Dạ dày và bao tử giống hay khác nhau? [GIẢI ĐÁP]

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Dạ dày và bao tử đều dùng để chỉ cơ quan tiêu hóa với nhiệm vụ chính là nghiền cơ học và điều tiết enzym phân hủy thức ăn. Thực chất dạ dày và bao tử giống hay khác nhau, vấn đề này sẽ được làm rõ trong bài viết sau.

Dạ dày và bao tử giống hay khác nhau?
Dạ dày và bao tử đều là tên gọi dùng để chỉ cơ quan tiêu hóa chính

Dạ dày có phải là bao tử hay không?

Dạ dày và bao tử là một, tùy theo cách gọi mà trong y học thường gọi dạ bao tử là dạ dày, trong khi bao tử là tên gọi phổ thông của cơ quan này. Dạ dày hay bao tử là cơ quan chính thuộc hệ thống tiêu hóa chỉ có ở động vật.

Ở người, dạ dày là cơ quan chiếm diện tích lớn nhất ở vùng ổ bụng và chịu trách nhiệm nhận thức ăn từ thực quản và làm nhiệm vụ co thắt để tiêu hóa chúng. Hoạt động của dạ dày được điều khiển thông qua một van cơ bắp, van này được gọi là cơ co thắt thực quản dưới.

Dạ dày nằm tại vị trí phía trên, bên trái của khoang bụng gần vị trí của lá lách. Ở người trưởng thành, vị trí của dạ dày có thể lệch xuống vị trí giữa thực quản và tá tràng. Phần đầu của dạ dày (hay đỉnh dạ dày) nối với cơ hoành, mặt sau của dạ dày đối diện với tuyến tụy. Có thể hình dung dạ dày nằm ở vị trí trung tâm của ổ bụng và giữ chức năng tiêu hóa quan trọng trước khi dinh dưỡng được đưa đến những cơ quan phân giải khác.

Khả năng có thắt của dạ dày rất mạnh mẽ, một phần nhờ đến số lượng axit và enzyme trong dạ dày luôn được sản sinh liên tục để phân hủy thực phẩm.  Dạ dày không thể nghiền nát được những loại thực phẩm có liên kết cứng, như xương, sụn, thịt động vật, mà chính nhờ hỗn hợp axit dạ dày hỗ trợ mới có thể tiêu hóa được chúng. Ở những người mắc bệnh về dạ dày, chức năng tiêu hóa kém thường là do dạ dày không có đủ axit dịch vị, hoặc do viêm loét mà chức năng co bóp bị giảm sút.

Nhiều người nhầm lẫn dạ dày và bao tử là hai cơ quan khác nhau. Tuy nhiên thực chất đây chỉ là tên gọi chung của cơ quan tiêu hóa lớn nhất ở hệ tiêu hóa dưới, bao gồm dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già đến hậu môn. Có thể so sánh vị trí của dạ dày như cơ quan “đầu não” của hệ tiêu hóa dưới. Vì thế khi dạ dày không thực hiện tốt chức năng của mình thì những cơ quan khác cũng sẽ không hoạt động hiệu quả. 

Quá trình hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày

Dạ dày và bao tử giống hay khác nhau?
Chức năng tiêu hóa của dạ dày vừa có vai trò chuyển hóa dinh dưỡng vừa phải hoạt động cơ học để nghiền nát thực phẩm

Hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày đến những cơ quan khác được diễn ra theo quy trình nhất định. Khi đưa thức ăn vào và nghiền nát thức ăn bằng miệng, một lượng nhỏ tinh bột và các chất dinh dưỡng được phân hủy nhờ lượng men đáng kể có trong nước bọt. Sau đó lượng thức ăn được nghiền nát cơ bản đi qua thực quản, đi qua cơ trơn đến dạ dày.

Tại dạ dày sẽ tiếp tục diễn ra hoạt động nghiền nát thức ăn, kèm theo đó dạ dày tiết dịch vị để phân hủy những thực phẩm có độ rắn cao. Trong giai đoạn này,dịch vị đóng vai trò tương tự như chất trung hòa các nguồn dinh dưỡng có trong thức ăn đã qua xử lý, và tiếp tục đưa các chất này tham gia vào quá trình trao đổi chất tại các cơ quan khác.

Lượng thức ăn đã qua nghiền tiếp tục được đưa xuống ruột non để tiến đến công đoạn tiêu hóa và hấp thu tuyệt đối.  Sau đó còn lại một lượng thực phẩm dư thừa rất nhỏ được đưa đến ruột già, đào thải qua hậu môn.

Sở dĩ dạ dày có chứa lượng axit nhất định nhưng không gây viêm loét là nhờ độ pH cân bằng (~2 – 2,5). Cân bằng pH giúp dạ dày phòng tránh được nguy cơ bào mòn niêm mạc do axit gây ra. Ngược lại khi độ pH trong dạ dày quá cao, axit gây ra tác dụng ngược lại và có thể tạo ra các vùng viêm loét trên thành niêm mạc dạ dày.

Đặc biệt là hoạt động của dạ dày sẽ bị ảnh hưởng đáng kể khi có sự phát triển của vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) – vi khuẩn gây bệnh dạ dày phổ biến nhất.

XEM THÊM: Viêm đau dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa 90% KHỎI.

Các nguyên nhân gây ra bệnh ở dạ dày thường gặp

Bệnh ở dạ dày có thể xảy ra ở người trưởng thành lẫn người trẻ tuổi, nguyên nhân chủ yếu đến từ lối sống và cách ăn uống hàng ngày. Nếu như duy trì những thói quen tốt thì cơ quan này có thể duy trì chức năng vận hành hiệu quả, ít mắc bệnh. Ngược lại những tác nhân sau có thể khiến dạ dày bị ảnh hưởng xấu, cụ thể gồm:

  • Hút thuốc lá: Nghiện hút thuốc gây ra rất nhiều bệnh lý khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó có bệnh dạ dày. Các chuyên gia cho rằng thành phần nicotine có trong thuốc lá có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bài tiết acid HCl và pepsin. 

  • Uống nhiều bia rượu: Bia rượu là những loại thức uống làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Việc uống bia rượu thường xuyên làm tăng nguy cơ viêm và loét thành dạ dày, nồng độ axit vượt ngưỡng cho phép trong dạ dày có thể khiến lớp ngoài niêm mạc bị bào mòn nhanh. 

  • Stress và căng thẳng: Khi tâm lý luôn trong trạng thái căng thẳng, não bộ sẽ tiết ra các hormone kích thích co thắt dạ dày. Căng thẳng thường xuyên cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày ở nhiều người trẻ tuổi.

Dạ dày và bao tử giống hay khác nhau?
Thường xuyên ăn thực phẩm dầu mỡ và thức ăn nhanh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày
  • Thói quen ăn uống thiếu khoa học: Việc ăn không đúng giờ, ăn quá ít hoặc ăn quá no, không vận động sau khi ăn sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày. 

  • Dạ dày không dung nạp gluten: Hoạt đột của bao chịu nhiều áp lực hơn khi xử lý gluten, đây là nguyên nhân một số người sau khi ăn bánh mì, hoặc mì sợi lại cảm thấy mệt mỏi, đầy bụng…

  • Bệnh ở tuyến giáp: Tuyến giáp là một trong những cơ quan tác động đến hệ thống cơ quan bụng dưới, đặc biệt là hoạt động của hệ tiêu hóa. Người mắc bệnh ở tuyến giáp dễ phát triển kèm theo những bệnh lý liên quan đến dạ dày và đường ruột.

  • Lạm dụng thuốc: Việc sử dụng thuốc quá liều, lạm dụng thuốc tây khi không cần thiết không chỉ gây suy yếu hệ thống miễn dịch tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến dạ dày. 

Những căn bệnh ở dạ dày phổ biến gặp phải

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa chính, khi cơ quan này hoạt động quá mức hoặc do tác động bất lợi từ môi trường, thói quen ăn uống kém lành mạnh có thể đối mặt với những vấn đề sau:

Nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày

Đa số bệnh dạ dày đều có liên quan đến vi khuẩn HP –  Helicobacter pylori. Nhóm vi khuẩn này sinh trưởng ở lớp màng nhầy của dạ dày, tá tràng. Chúng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng tiết axit dạ dày, cơ sở gây ra bệnh viêm loét và đau dạ dày ban đầu.

Bình thường vi khuẩn HP là một lợi khuẩn bình thường có vai trò hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên vì nguyên nhân nào đó mà độ pH trong dạ dày mất ổn định, nhóm  vi khuẩn này sẽ tấn công vào lớp niêm mạc dạ dày và sinh sôi nhanh chóng.

Bệnh không gây nguy hiểm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, như do bệnh khó chữa dứt điểm nên thường tái phát thường xuyên. Vi khuẩn HP gây bệnh mà không gây ra bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là tình trạng ợ nóng, đầy bụng, ăn uống không tiêu. Thông qua xét nghiệm vi khuẩn HP có thể đánh giá được khả năng vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày hoặc bệnh nhân có nguy cơ  ung thư dạ dày hay không.

Dạ dày và bao tử giống hay khác nhau?
Vi khuẩn HP là một trong những tác nhân chính gây bệnh ở dạ dày và hệ tiêu hóa

Xem ngay: Vi khuẩn HP – Thủ phạm gây viêm đau dạ dày và cách loại bỏ bệnh từ gốc, phòng tránh ung thư

Polyp dạ dày 

Một trong những căn bệnh ở dạ dày phổ biến là Polyp dạ dày. Polyp dùng để chỉ tổ chức mô phát triển trên lớp lót bên trong dạ dày, có thể nhìn thấy thông qua hình ảnh siêu âm như dạng u thịt lành tính. Polyp không nguy hiểm và dễ dàng phát hiện thông qua siêu âm hoặc nội soi, bệnh chiếm tỷ lệ 25% các trường hợp mắc bệnh ở dạ dày.

Polyp có thể phát triển lớn hơn khi người bệnh không can thiệp điều trị. Khi phát triển đến kích thước nhất định, polyp sẽ ngăn chặn hoạt động của hệ tiêu hóa, ức chế sự tương tác giữa dạ dày và ruột non. Thông qua các triệu chứng cơ bản như đau bao tử, đau tại thành bụng âm ỉ, buồn nôn và ăn không tiêu… có thể thực hiện siêu âm chẩn đoán polyp.

Viêm loét dạ dày – tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng có tỷ lệ xảy ra ở nam giới cao hơn. Do phái mạnh có khuynh hướng uống bia rượu và hút thuốc lá nhiều, khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn và mất dần sức đề kháng.

Ban đầu tình trạng viêm loét không nghiêm trọng nên sẽ không có những biểu hiện cụ thể. Đến khi người bệnh nhận thấy vùng bụng bị đau âm ỉ, thượng bị đau nhức, thường bị ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nếu nôn ra máu cho thấy vùng bị viêm đã tiến triển nặng hơn.

Người bệnh không điều trị viêm loét sớm sẽ có khả năng biến chứng thành xuất huyết dạ dày. Những biểu hiện nhận biết viêm loét dạ dày – tá tràng không có biểu hiện cụ thể và dễ bị nhầm lẫn với trào ngược dạ dày thông thường. 

Dạ dày và bao tử giống hay khác nhau?
Viêm dạ dày là căn bệnh nguy hiểm có thể tiến triển thành ung thư nếu không được điều trị sớm

Một số bệnh nhân lạm dụng thuốc Tây, thuốc giảm đau hay nhóm thuốc an thần sẽ có khả năng viêm loét dạ dày cao. Có thể điều trị viêm loét dạ dày bằng nhiều cách, trong đó phương pháp chống viêm cần đường được thực hiện song song trước và sau khi can thiệp ngoại khoa vì các tế bào viêm có thể tái phát nếu không được loại bỏ triệt để.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh phổ biến không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà còn ở thế giới. Trung bình có đến hơn 10 triệu người mắc bệnh tại thời điểm hiện tại, nguyên nhân xuất phát từ vi khuẩn HP.

Theo các chuyên gia, trào ngược dạ dày là hiện tượng thức ăn, nước và axit dịch vị có trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh ăn hoặc uống bất kỳ thực phẩm nào, đặc biệt là các loại thức ăn cay, chua, nhiều dầu mỡ…

Bệnh không có tiến triển nguy hiểm nhưng sẽ khiến người bệnh rất khó chịu. Trào ngược axit dịch vị sẽ tạo ra những tổn thương nhất định đến lớp niêm mạc thực quản, gây nóng rát thực quản và ợ hơi liên tục. Tình trạng này tiến triển lâu dài sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương và rách thực quản.

Thông thường trào ngược dạ dày thực quản phổ biến hơn ở phụ nữ sau tuổi 25, bệnh có thể điều trị tốt bằng các loại thuốc kiểm soát axit dạ dày.

Xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày)

Tình trạng xuất huyết dạ dày không phải là bệnh, đây là biến chứng của tình trạng viêm loét gây chảy máu bên trong.  Khi dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng hơn đến từ các nguyên nhân như vi khuẩn HP,  uống nhiều bia rượu hay dùng nhiều thức ăn cay nóng… lúc này vết loét càng to thì lượng máu bị thất thoát càng nhiều, nghiêm trọng nhất là nguy cơ thủng dạ dày nếu không điều trị sớm.

Xuất huyết dạ dày là biến chứng nguy hiểm, có thể khiến bệnh nhân tử vong vì thiếu máu. Những dấu hiệu sớm của xuất huyết dạ dày cần chú ý là tình trạng đau âm ỉ ở vùng thượng vị, cơ thể vã mồ hôi, đại tiện phân màu đen,…. báo hiệu tình trạng xuất huyết đang xảy ra ở dạ dày và nguy cơ tiến triển còn nghiêm trọng hơn. 

Bệnh viêm niêm mạc hang vị dạ dày

Một trong những căn bệnh ở dạ dày xảy ra khá phổ biến là viêm hang vị dạ dày. Nguyên nhân gây ra viêm hang vị chủ yếu đến từ thói quen sử dụng thuốc quá liều, trong thành phần thuốc có chứa steroid,  có nguyên tố kali, sắt hoặc thuốc trị ung thư.

Tương tự như viêm dạ dày, viêm hang vị cũng xảy ra khi sức đề kháng của người bệnh suy yếu, người bệnh thường xuyên bị căng thẳng hoặc do thói quen sinh hoạt không hợp lý.

Dạ dày và bao tử giống hay khác nhau?
Viêm hang vị có mức độ nguy hiểm tương tự như viêm dạ dày cấp tính

Những người có nguy cơ cao bị viêm hang vị dạ dày là phụ nữ hoặc nam giới ở độ tuổi trung niên, bệnh kém phổ biến hơn ở người trẻ tuổi. Có nhiều cách điều trị viêm hang vị, trong đó điều trị bảo tồn được áp dụng cho những trường hợp nhẹ và điều trị nội khoa. Người bệnh cần kết hợp thay đổi một số thói quen trong ăn uống và tập trung nghỉ ngơi giúp bệnh cải thiện tốt.

Bệnh ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày có tỷ lệ tăng mạnh hơn về số  trường hợp mắc bệnh trong những năm gần đây. Ung thư có thể do di truyền, hoặc hình thành sau nhiều năm dạ dày bị viêm loét, không được điều trị triệt để.

Cơ bản những dấu hiệu của ung thư dạ dày có thể nhận biết thông qua các triệu chứng sụt cân, đau bụng, đầy bụng sau khi ăn, nôn và đi ngoài ra máu. Những dấu hiệu này có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng viêm dạ dày thông thường, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan.

Ung thư dạ dày có 4 giai đoạn, trong đó từ giai đoạn 2 là các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn lan ra những bộ phận cơ quan khác trong cơ thể. Giai đoạn đầu và giai đoạn 2 của bệnh là những thời điểm điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày bao gồm người có bệnh về dạ dày lâu năm, trong một số trường hợp xấu có thể chuyển hóa thành ung thư.

Phương pháp chẩn đoán bệnh ở dạ dày

Bệnh ở dạ dày thường xuất phát từ tình trạng viêm hoặc tổn thương bên trong niêm mạc dạ dày. Người bệnh không thể tự chẩn đoán bệnh tại nhà vì những dấu hiệu lâm sàng ở mỗi bệnh tương tự như nhau. Thông qua chẩn đoán bệnh dạ dày, các bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp tầm soát bệnh như sau:

  • Tìm hiểu bệnh sử của bệnh nhân và người trong gia đình.
  • Khám lâm sàng để theo dõi các biểu hiện bất thường vệ tiêu hóa.
  • Thực hiện chụp X-quang để đánh giá cụ thể dấu hiệu viêm hoặc bất thường trong dạ dày.
  • Nội soi dạ dày – tá tràng kết hợp gây mê để khi thực hiện nội soi không gây khó chịu cho người bệnh.

Trước khi thực hiện chẩn đoán bệnh dạ dày, bệnh nhân không được ăn uống và tuân thủ hướng dẫn thực hiện theo quy trình của bác sĩ. Thông qua phương pháp nội soi giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác về hiện trạng dạ dày, các vấn đề bất thường để có hình thức điều trị thích hợp.

Phương pháp dùng trong điều trị bệnh dạ dày

Dạ dày và bao tử giống hay khác nhau?
Nội soi dạ dày là hình thức điều trị các bệnh lý ở dạ dày được áp dụng chủ yếu

Tùy thuộc vào từng bệnh lý ở dạ dày khác nhau mà bác sĩ điều trị có thể đưa ra phương thức chữa bệnh phù hợp.

  • Đối với tình trạng viêm dạ dày, trào ngược hoặc viêm hang vị do vi khuẩn HP gây ra sẽ phải điều trị bằng kháng sinh, kết hợp dùng thuốc lâu dài và xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp để ngăn ngừa tái phát. 
  • Mổ nội soi dạ dày là hình thức can thiệp hiệu quả đối với các bệnh lý ở dạ dày, viêm và nhiễm trùng trực tràng, thực quản, polyp tại ruột non… 
  • Phương pháp mổ hở truyền thống là hình thức điều trị phù hợp với những vấn đề ở dạ dày mang tính chất nghiêm trọng. Bao gồm xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, và ung thư dạ dày, nếu như polyp dạ dày lớn thì phương pháp mổ hở cũng được áp dụng.

Hy vọng bài viết đã làm rõ vấn đề dạ dày và bao tử giống hay khác nhau, và những căn bệnh có thể xảy ra phổ biến ở cơ quan này. Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh dạ dày, nguyên tắc cơ bản là bạn cần xây dựng và tuân thủ thời khóa biểu bổ sung dinh dưỡng khoa học.

Bên cạnh đó tăng cường đề kháng cho cơ thể bằng cách kết hợp với rèn luyện thể thao và hạn chế để tâm lý bị căng thẳng. Bằng cách này có thể giúp bạn phòng tránh hiệu quả trước nhóm bệnh lý nêu trên. Ngoài ra bạn có thể tham khảo Nước điện giải tốt cho người bệnh dạ dày thông qua hệ thống Siêu thị Máy lọc nước ION Kiềm – Vua Điện Giải

Hoặc bạn bạn có thể tham khảo bài thuốc đông y Sơ can Bình vị tán được chương trình Vì sức khỏe người Việt trên VTV2 giới thiệu là giải pháp chữa bệnh dạ dày toàn diện.

Bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả được chuyên gia giới thiệu trên VTV2

Nếu bạn muốn biết chi tiết về bài thuốc, hãy liên hệ ngay đến Thuốc dân tộc để được bác sĩ, chuyên gia đầu ngành YHCT tư vấn.

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 08:46 - 13/12/2022 - Cập nhật lúc: 15:17 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Bụng Nóng Cồn Cào Là Bị Gì? Làm Sao Hết?
Ăn không đúng giờ, thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng thuốc trong điều trị dài hạn,... là các nguyên nhân gây ra tình trạng bụng nóng cồn cào. Tuy…
Ợ nóng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi nhưng phổ biến là ở trẻ sơ sinh, người trung niên và người cao tuổi Ợ Nóng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Điều Trị

Ợ nóng là hiện tượng thường gặp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và là dấu hiệu của…

Bệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi không? Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Có Chữa Khỏi Được Không?

Bệnh trào ngược dạ dày đặc trưng với triệu chứng ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, đau rát thượng bị...…

Chữa ung thư dạ dày bằng lá đu đủ Chữa Ung Thư Dạ Dày Bằng Lá Đu Đủ Được Không?

Lá đu đủ là một trong những loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc nam…

Viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP điều trị như thế nào?

Viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP thường được điều trị bằng kháng sinh kết hợp thuốc chống…

Bác sĩ Tuyết Lan chữa bệnh dạ dày cho NS Trần Nhượng BS Tuyết Lan Chia Sẻ Câu Chuyện Chữa Khỏi Bệnh Dạ Dày Cho NSND Trần Nhượng

Bệnh lý về dạ dày vốn là vấn đề gây nên nhiều đau đớn và khó chịu, đặc biệt là…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua