Cường kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị cường kinh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Cường kinh là một dạng của rối loạn kinh nguyệt thường gặp, đây là tình trạng máu kinh ra nhiều kéo dài liên tục trong nhiều ngày. Cường kinh gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, công việc và sức khỏe của chị em phụ nữ. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, cần được can thiệp sớm.

Cường kinh gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của phụ nữ
Cường kinh gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của phụ nữ

Cường kinh là gì và dấu hiệu nhận biết?

Cường kinh là tình trạng máu kinh ra nhiều vượt quá 200ml và có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài quá 7 ngày. Đây là một dạng của rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em. Thông thường, khi bị cường kinh chị em phụ nữ sẽ có các triệu chứng sau đây:

  • Máu kinh ra nhiều và phải thay băng liên tục
  • Máu kinh ra nhiều, đông thành cục
  • Một số trường hợp có kèm theo rong kinh
  • Cảm thấy đau bụng, buồn nôn và vô cùng mệt mỏi

Cường kinh và rong kinh là hai trường hợp rối loạn kinh nguyệt mà chị em rất dễ nhầm lẫn, bạn có thể phân biệt chúng thông qua các yếu tố sau đây:

  • Cường kinh là lượng máu kinh tăng nhiều
  • Rong kinh là tình trạng thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày
  • Nếu mắc cả hai triệu chứng trên thì bạn vừa bị rong kinh vừa bị cường kinh

Cường kinh gây bất tiện đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, khiến chị em mắc một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe như thiếu máu, thiếu sắt,… Ngoài ra, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm thường gặp mà chị em cần lưu ý và cẩn trọng. 

Nguyên nhân gây ra cường kinh ở phụ nữ

Cường kinh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì bạn nên cẩn trọng vì đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng cường kinh ở phụ nữ có thể kể đến là:

  • Mất cân bằng hormone: Sự mất cân bằng hormone trong cơ thể là nguyên nhân chính gây cường kinh, tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc bạn gái có kinh lần đầu. 
  • Polyp cổ tử cung: Polyp cổ tử cung là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ đã có con và ngoài 20 tuổi. Đây là tình trạng bề mặt niêm mạc cổ tử cung hình thành các khối u nhỏ và lòi ra khỏi lỗ ngoài cổ tử cung. Polyp là căn bệnh có thể xảy ra do nhiễm khuẩn, nồng độ estrogen tăng cao hoặc các mạch máu ở cổ tử cung bị sung huyết. 
  • Polyp phát triển từ nội mạc tử cung: Đây là một loại polyp lành tính xảy ra do hàm lượng estrogen trong cơ thể tăng cao do sau khi điều trị bằng hormone hoặc do u buồng trứng.
  • U xơ tử cung: U xơ tử cung là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cường kinh thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 30 – 40. Đây là căn bệnh lành tính, các khối u hình thành và phát triển bên trong cổ tử cung do có sự bất thường về hormone estrogen.
  • Lupus: Lupus là căn bệnh viêm mạn tính, bệnh tự miễn ảnh hưởng đến sức khỏe và gây cường kinh ở phụ nữ. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc lupus là gen, dùng thuốc kháng sinh, nhiễm khuẩn, stress thường xuyên.
  • Bệnh viêm tiểu khung: Viêm tiểu khung là căn bệnh nhiễm khuẩn các cơ quan trong tiểu khung và gây ra hiện tượng cường kinh. Bệnh lý này có thể lây nhiễm qua đường tình dục hoặc trong quá trình thực hiện các thủ thuật phụ khoa.
Cường kinh có thể là dấu hiệu của căn bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm
Cường kinh có thể là dấu hiệu của căn bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm
  • Bệnh ung thư cổ tử cung: Ung thư cổ tử cung là tình trạng các tế bào tử cung phát triển bất thường không thể kiểm soát, gây tổn thương đến các bộ phận trong cơ thể. Tác nhân chính gây ra bệnh là vi khuẩn HPV với biểu hiện là cường kinh.
  • Ung thư nội mạc tử cung: Đây là căn bệnh gây ra tình trạng cường kinh ở phụ nữ rất dễ gặp phải, lúc này các tế bào bất thường ở tử cung và nội mạc tử cung sẽ sinh sản mạnh, gây tổn thương đến tử cung và các cơ quan khác, dẫn đến cường kinh.
  • Nguyên nhân khác: Hiện tượng cường kinh cũng có thể xảy ra ở một số trường hợp sử dụng dụng cụ tránh thai, thuốc tránh thai,…

Khi thấy bản thân bị cường kinh, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh để có các phương pháp điều trị phù hợp. Tránh để lâu bệnh sẽ chuyển biến nặng, gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các phương pháp điều trị cường kinh hiệu quả

Khi gặp phải tình trạng cường kinh, người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh trạng để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào độ tuổi, mong muốn bảo toàn khả năng sinh sản và mức độ của bệnh lý của người bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị cường kinh bằng phương pháp nội khoa

Điều trị nội khoa là phương pháp thường được bác sĩ chuyên khoa áp dụng cho những trường hợp cường kinh do mất cân bằng hormone hoặc mắc phải các bệnh phụ khoa ở giai đoạn nhẹ. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn sử dụng để điều trị cường kinh là:

  • Thuốc tránh thai kết hợp đặt vòng âm đạo: Phương pháp giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt rất tốt, tác dụng giảm chảy máu và số lần chảy máu.
  • Thuốc Ulipristal acetate: Đây là thuốc điều hòa chọn lọc thụ thể progresteron, uliprital acetate. Thuốc mang lại hiệu quả điều trị cường kinh rất tốt do u xơ cơ tử cung gây ra, làm giảm kích thước khối u hiệu quả.
  • Thuốc cầm máu: Các loại thuốc cầm máu thường được sử dụng là axit tranexamic và desmopressin, chúng thường được kê đơn điều trị cường kinh do các bệnh lý rối loạn đông máu.
  • Thuốc kháng sinh: Thường được sử dụng trong những trường hợp cường kinh do mắc các bệnh phụ khoa ở giai đoạn nhẹ, có tác dụng kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn chặn bệnh chuyển biến nặng.
Điều trị nội khoa được áp dụng cho những trường hợp nhẹ, có tác dụng kiểm soát lượng máu kinh
Điều trị nội khoa được áp dụng cho những trường hợp nhẹ, có tác dụng kiểm soát lượng máu kinh

Điều trị cường kinh bằng phương pháp ngoại khoa

Những trường hợp cường kinh do các bệnh phụ khoa gây ra nhưng đã chuyển biến sang giai đoạn nặng, không đáp ứng điều trị nội khoa sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị phẫu thuật giúp kiểm soát lượng máu kinh hiệu quả. Hai phương pháp điều trị ngoại khoa thường được áp dụng hiện nay là cắt tử cung và đốt điện nội mạc.

Tuy nhiên, phẫu thuật là phương pháp có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm không thể lường trước được, người bệnh cần tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi tiến hành thực hiện.

Các biện pháp phòng ngừa cường kinh tại nhà

Cường kinh nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và khả năng sinh sản của phụ nữ. Vì vậy, bạn cần phải xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh sẽ có tác dụng rất tốt trong việc phòng tránh cường kinh.

  • Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, cân bằng giữa thời gian nghĩ ngơi và làm việc và luôn giữ cho tâm trạng thoải mái. Tập thói quen rèn luyện thể chất bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,…
  • Bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường ăn các loại rau xanh và trái cây giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, và chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước muối loãng hoặc dung dịch vệ sinh phù hợp, thường xuyên thay bằng vệ sinh trong thời gian hành kinh để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Không được tự mua và sử dụng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 
  • Nếu thấy bản thân có bất kỳ những dấu hiệu bất thường nào trong thời gian hành kinh thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa, tiến hành thăm khám xác định nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Tập thói quen đi khám phụ khoa định kỳ để có thể kiểm soát được sức khỏe của cơ quan sinh sản, sớm phát hiện những bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để lâu gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chức năng sinh sản.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ giúp phòng ngừa các bệnh phụ khoa nguy và hiện tượng cường kinh hiệu quả
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ giúp phòng ngừa các bệnh phụ khoa nguy và hiện tượng cường kinh hiệu quả

Trên đây là những thông tin về hiện tượng cường kinh thường gặp ở phụ nữ và cách điều trị hiệu quả bạn có thể tham khảo. Cường kinh có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, khi thấy có những dấu hiệu bất thường bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám để có phương pháp can thiệp kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 11:53 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:41 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 Kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 có đáng lo?

Kinh nguyệt không đều ở tuổi 20 là vấn đề mà rất nhiều bạn nữ đang gặp phải. Mặc dù…

chu kỳ kinh nguyệt Chu kỳ kinh nguyệt là gì? kéo dài bao lâu và cách tính

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, phụ nữ cần theo dõi sát sao chu kỳ kinh nguyệt để bảo vệ…

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là băn khoăn của nhiều bạn nữ mới bước vào giai đoạn này Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có ảnh hưởng gì không?

Thắc mắc chung của những bạn gái bắt đầu có “nàng nguyệt san” ghé thăm là: kinh nguyệt không đều…

Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông cảnh báo điều gì?

Hầu hết phụ nữ sẽ trải qua tình trạng xuất hiện kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông tại một…

Kinh Nguyệt Ra Ít Và Có Màu Nâu Đen Là Bị Bệnh Gì?

Rối loạn nội tiết, suy buồng trứng, tác dụng phụ của thuốc tránh thai, viêm nhiễm phụ khoa, ... là…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua