Công ty Thuốc Dân Tộc và hành trình tạc tượng Danh y Hải Thượng Lãn Ông ngay tại Hà Nội-K3

Kỳ 3: Theo chân “người nối nghiệp” đời thứ 18 của Hải Thượng Lãn Ông về với nơi cụ hành nghề thuở xưa

Ở kỳ trước, chúng tôi đã giới thiệu đến quý độc giả về tâm nguyện thiêng liêng, hướng về cội nguồn của tập thể cán bộ nhân viên Công ty CP Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc, mong muốn tạc tượng Hải Thượng Lãn Ông ngay tại trụ sở công ty ở Hà Nội cũng như đôi nét về tiểu sử của cụ.

Phần này, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu đến quý độc giả về hành trình về với quê ngoại của Hải Thượng Lãn Ông cùng “người nối nghiệp” đời thứ 18 của cụ.

Hành trình lại tiếp tục với chúng tôi – những con người đam mê, đầy lòng nhiệt huyết, mang cái tâm hướng về nguồn cội rong ruổi trên chặng đường dài gần 400km giữa thời tiết nắng như đổ lửa lên tới 45 độ. Thời tiết nắng nóng đó như càng thôi thúc tinh thần, tạo nên khí thế hừng hực cho đoàn trong chuyến đi.

Dâng hương Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông
Ban lãnh đạo công ty dâng hương khu tưởng niệm nơi cụ Hải Thượng Lãn Ông

Trong thành phần của đoàn đi lần này gồm có Ông Nguyễn Quang Hưng – Tổng giám đốc Công ty CP Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc, Ông Nhâm Quang Đoài – Phó giám đốc, Ông Nguyễn Xuân Đăng – Giám đốc Truyền thông. Đặc biệt là có sự tham gia của Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa II Lê Hữu Tuấn – Nguyên Phó giám đốc phụ trách chuyên môn trung tâm công nghệ cao bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Bác sĩ Lê Hữu Tuấn là cháu đời thứ 18 của Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác. Khi biết đến mục đích thiêng liêng của chuyến đi lần này và nhận được lời mời, bác sĩ Tuấn đã hết sức vui mừng và xúc động.

Vượt qua hàng trăm km đường dài, cuối cùng đoàn công tác cũng đã có mặt tại xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thuộc thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung, Hương Sơn, Hà Tĩnh, trải dài trên một cung đường gần 8km, bao gồm khu mộ cùng tượng đài của Đại danh y ở xã Sơn Trung, chùa Tượng Sơn ở xã Sơn Giang và Khu nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Quang. Khu di tích là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa có ý nghĩa quan trọng gắn liền với Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Dâng hương cụ Hải Thượng Lãn Ông
Ông Nguyễn Quang Hưng dâng hương tại nơi tưởng niệm đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Đầu tiên đoàn đến với Nhà thờ Lê Hữu Trác ở xóm 8, xã Sơn Quang. Đây là nơi ông và gia đình sinh sống khi trở về Hương Sơn. Nhà thờ có tòa Thượng là nơi trước đây Lê Hữu Trác bốc thuốc, viết sách. Nhà hậu tọa là nơi thờ Lê Hữu Trác gồm 3 gian tứ trụ được chạm khắc tinh vi, bàn thờ đặt ở gian giữa có tượng bán thân của cụ, gian phải và trái có lịch niên biểu ghi lại những năm tháng sống và lập nghiệp cũng như những mối quan hệ gia đình, xã hội của Lê Hữu Trác.

Trong khuôn viên ngôi nhà còn có núi Giả và hồ Sen nằm sát với nhau ở góc vườn đắp cao 4m, rộng 72m2. Hồ Sen hình bán nguyệt ôm lấy chân núi ở phía Tây Bắc. Đây là nơi, Lê Hữu Trác dùng để quan sát hướng gió, để bắt mạch chữa bệnh và là nơi ông lưu giữ, bảo quản các loại thuốc quý khi có thiên tai lũ lụt. Trong khu vườn còn trồng rất nhiều cây dược liệu.

Hiện toàn bộ khuôn viên Nhà thờ Lê Hữu Trác được anh Thường hàng ngày trông coi, quét rọn và hương khói cho cụ. Anh Thường nhớ lại: “Hồi đó tôi làm nghề giết thịt động vật, cuộc sống cũng khấm khá nhưng rồi sau đó tự nhiên thấy trong người thay đổi, không muốn đi theo nghề sát sinh này nữa. Tai nạn bất ngờ khiến chân tôi bị gẫy, đi lại khó khăn nên tôi cũng không còn muốn theo nghề nữa. Lúc đó, chính quyền địa phương cũng tìm người để trong coi Nhà thờ của cụ nhưng chưa tìm được nên tôi quyết định xin vào đây. Mặc dù mức thù lao hàng tháng ít ỏi nhưng đổi lại tôi được gần cụ, hàng ngày hương khói, quét dọn sạch sẽ cũng làm tôi cảm thấy vui trong lòng”.

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn cháu đời thứ 18 của cụ Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác (thứ 2 từ trái sang)

Tại đây, đoàn chúng tôi đã vào thắp hương cụ và trình bày những tâm nguyện của mình cũng như thăm quan những hiện vật, y cụ mà trước đây là không gian làm việc của Hải Thượng Lãn Ông. Nhìn nhắm không gian chung nơi đây, Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Hữu Tuấn (cháu đời thứ 18 của Lê Hữu Trác) vừa bồi hồi xúc động, vừa thán phục tài năng, ý chí và y đức của cụ bởi với điều kiện thiếu thốn, khó khăn đủ bề, cụ vừa phải tự tìm tòi, nghiên cứu vừa khám chữa bệnh và viết sách hay để lại như vậy thì thật là “phi thường”.

Rời Nhà thờ, trên đường đến với ngôi chùa nơi trước đây cụ tu hành, học y thuật, làm thuốc cứu người, đoàn chúng tôi có ghé qua thắp hương cho mộ mẹ của cụ. Ngôi mộ nằm ẩn mình trên một gò đất nằm cách Nhà thờ khoảng chứng 500m.

Apple nguyen

Đón đọc kỳ tiếp theo:

Kỳ 4: Về với “nơi diều hạ cánh” Hải Thượng Lãn Ông và hành trình mới bắt đầu với Thuốc Dân Tộc

Ngày đăng 15:42 - 12/09/2021 - Cập nhật lúc: 11:36 - 19/09/2023
Chia sẻ:
TT Thuốc dân tộc tổ chức lễ kỷ niệm ngày giỗ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Ngày 26/2/2021, tại trụ sở chính của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, địa chỉ B31,…

Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn Tích Cực Tham Gia Cộng Đồng Chữa Xương Khớp

Cộng Đồng Chữa Xương Khớp được thành lập với sứ mệnh giúp người bệnh xương khớp có nơi để trao…

Thuốc Dân Tộc kỷ niệm 13 năm thành lập – Ngàn quà tặng, Vạn tri ân

Nhân kỷ niệm 13 năm thành lập (19/11/2010 - 19/11/2023), Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc…

Ông Nguyễn Quang Hưng đại diện ban lãnh đạo Trung tâm Thuốc dân tộc tặng hoa và quà cho các bác sĩ, cán bộ Trung tâm Thuốc dân tộc Trung tâm Thuốc dân tộc tổ chức kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã tổ chức…

Trao đổi về một số vị thuốc quý Thuốc Dân Tộc trao đổi hợp tác với Lương y Nguyễn Thị Minh đẩy mạnh nghiên cứu bài thuốc Nam của dân tộc Mường và Dao 

Tiên phong đẩy mạnh sưu tầm, nghiên cứu và phát triển các bài thuốc của dân tộc, hơn 13 năm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua