Cơ địa là gì? Các yếu tố ảnh hưởng bởi cơ địa

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Viêm da cơ địa là một căn bệnh da liễu phổ biến, tuy nhiên ít có người bệnh hiểu về bản của “cơ địa”. Đây là đặc điểm giúp phân biệt viêm da cơ địa so với những dạng viêm da khác. Cùng tìm hiểu cơ địa là gì trong bài viết dưới đây.

Cơ địa ở cơ thể
Cơ địa ở cơ thể con người có thể giúp phân biệt viêm da cơ địa với tình trạng khác

Cơ địa là gì?

Cơ địa (Host factor: Tác nhân vật chủ) là thuật ngữ chỉ đặc điểm của cá nhân hoặc từng cá thể động vật, có ảnh hưởng đến tính mẫn cảm đối với bệnh tật so với một cá nhân hoặc cá thể khác. Nó thường được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu bệnh truyền nhiễm.

Cơ địa phản ánh sự nhạy cảm và bản chất trong cơ thể mỗi người, khiến bạn nhạy cảm hơn với các yếu tố trong môi trường hợp gây ra bệnh bẩm sinh. Tuy nhiên những bệnh lý liên quan đến cơ địa không độc hại và không có khả năng lây nhiễm như virus hay vi khuẩn. 

Những yếu tố thuộc về cơ địa rất rộng, chủ yếu bao gồm:

Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan - Giám đốc chuyên môn Thuốc dân tộc sẽ đưa ra câu trả lời CHUẨN XÁC nhất. Xem thêm....
  • Tình trạng sức khoẻ tổng quát
  • Đặc điểm tâm lý và thái độ
  • Trạng thái dinh dưỡng
  • Các quan hệ xã hội, tiếp xúc trước với cơ thể hoặc các kháng nguyên liên quan.

Ngoài ra cơ địa cũng là khái niệm rộng hơn của thể tạng, haplotype hay các khác biệt di truyền khác biệt về chức năng miễn dịch; chủng tộc, nòi giống…. 

Mối quan hệ giữa cơ địa, dị ứng và viêm da cơ địa

Đối với các phản ứng quá mẫn, sự suy giảm miễn dịch và hiện tượng thải ghép điển hình thường là sự giải thích bệnh dị ứng. Dị ứng là một biểu hiện nhạy cảm của cơ địa. Theo y học, đây là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với những chất lạ.

Đối với những người không bị  dị ứng, cơ địa không có phản ứng quá mức gây ra các triệu chứng viêm da, ngứa ngáy hay các suy yếu về miễn dịch… Ngược lại với người bị dị ứng sẽ nhận ra các chất lạ và sẽ khởi động một phần hệ thống miễn dịch.

Cơ địa nhạy cảm là tiền đề của các phản ứng dị ứng
Cơ địa nhạy cảm là tiền đề của các phản ứng dị ứng, đồng thời liên quan đến di truyền

Tác nhân gây dị ứng da được gọi là dị nguyên, chủ yếu gồm có bụi, phấn hoa, nấm mốc, thực phẩm. Theo phân tích khoa học, dị nguyên là những chất lạ đối với cơ thể và chúng có thể gây nên phản ứng dị ứng ở một số người.

Ở người có cơ địa nhạy cảm, tiếp xúc với dị nguyên sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch và hình thành các phản ứng dị ứng. Trong đó viêm da cơ địa là một trong những căn bệnh mãn tính xảy ra khi cơ địa của con người phản ứng thái quá khi tiếp xúc với dị nguyên.

Nguyên nhân gì gây viêm da cơ địa?

Viêm da cơ địa là một căn bệnh dị ứng, miễn dịch có tính di truyền trong gia đình. Nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được xác định, nhưng hầu như tất cả các trường hợp đều bắt nguồn từ cơ địa nhạy cảm.

Những yếu tố liên quan bao gồm:

  • Da quá khô và dễ bị kích thích
  • Dị ứng với dị nguyên
  • Rối loạn trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh

Viêm da cơ địa cũng xảy ra trong gia đình có các thành viên có bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng… Đây cũng là những biểu hiện nhạy cảm của cơ địa.

Mặc dù chưa được Công bố cụ thể nhưng một số yếu tố ảnh hưởng đến cơ địa gây bệnh viêm da được cho là bởi:

  • Thường xuyên tiếp xúc với dị nguyên

Những yếu tố dị nguyên bao gồm thời tiết, hóa chất, phấn hoa, thực phẩm,… đều có khả năng kích thích phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch, khiến dị ứng và viêm da cơ địa xảy ra. Điều này cũng làm nặng hơn tình trạng bệnh.

  • Căng thẳng thần kinh kéo dài

Người bị viêm da cơ địa và các bệnh da liễu mãn tính thuộc tuýp thần kinh rất dễ bị kích động. Khi não bộ rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ tiết ra các hormone thích phản ứng miễn dịch dị ứng. Điều này gây ra các đợt viêm da bùng phát mạnh và lan tỏa rộng.

căng thẳng kéo dài có thể gây biển đổi cơ địa của cơ thể
Căng thẳng kéo dài có thể làm biển đổi cơ địa của cơ thể, khiến viêm da cơ địa bùng phát
  • Thể trạng yếu, hệ miễn dịch suy giảm

Viêm da cơ địa có xu hướng bùng phát mạnh ở những đối tượng có thể trạng suy yếu, suy giảm miễn dịch như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người bị HIV…

XEM THÊM: Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh – Cách chữa an toàn

  • Tính chất bệnh

Viêm da cơ địa có cơ chế phát sinh phức tạp, bao gồm yếu tố nội giới và ngoại giới. Các nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa cơ địa nhạy cảm, di truyền (bất thường ở nhiễm sắc thể), mức Acetylcholine trong da cao,… những yếu tố này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ngoài da, đặc biệt là các tình trạng dị ứng và viêm.

KHÔNG THỂ BỎ QUA: Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Lưu ý gì?

Nên làm gì để giảm dị ứng do cơ địa gây ra?

Nâng cao thể trạng và sức đề kháng

Thay đổi thói quen sinh hoạt để nâng cao thể trạng và đề kháng. Từ đó giảm nguy cơ bùng phát bệnh ở người có cơ địa nhạy cảm.

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nhiều trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu omega-3. Không nên hút thuốc lá, không uống rượu bia, cà phê, không ăn thức ăn chứa nhiều đường và dầu mỡ.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
  • Ngồi thiền và tập thể dục thường xuyên.
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi.
Nâng cao thể trạng và sức đề kháng
Nâng cao thể trạng và sức đề kháng bằng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh, nhiều dưỡng chất

Tránh dị nguyên và chăm sóc da đúng cách

  • Hạn chế những tiếp xúc với côn trùng, mủ thực vật, phấn hoa, hóa chất, lông chó mèo,… khi có cơ địa nhạy cảm
  • Không nên sử dụng các loại đồ uống và thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như cà phê, rượu bia, hải sản, đậu phộng, thịt gà,…
  • Tắm và vệ sinh da 2 lần/ ngày, bổ sung các chất dưỡng ẩm để da giảm tình trạng khô ráp, nứt nẻ và ngứa ngáy.
  • Tránh sử dụng các loại thuốc có thể kích thích triệu chứng của bệnh bùng phát. Bạn cũng nên thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh lý và dùng những loại thuốc phù hợp.
  • Tìm hiểu thêm về thành phần có trong các sản phẩm trang điểm và chăm sóc trước khi chọn mua. Hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về các sản phẩm an toàn và dịu nhẹ.
  • Vệ sinh và làm sạch không gian sống, hạn chế đến những khu vực ô nhiễm và ẩm thấp, có nhiều côn trùng, phấn hoa…
  • Không dùng móng tay cào gãy trên da, hạn chế những tác động cơ học lên da như ma sát, tác động nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cơ địa và những yếu tố ảnh hưởng. Ở mỗi người sẽ có cơ địa khác nhau, vì vậy để phòng các bệnh lý liên quan, trước tiên bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống và luyện tập khoa học. 

THAM KHẢO NGAY:

Xem thêm

Ngày đăng 11:20 - 29/11/2022 - Cập nhật lúc: 11:36 - 29/11/2023
Chia sẻ:
Xuất hiện trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày chủ đề “Đẩy lùi vảy nến, viêm da cơ địa” trên VTV2 chị Thỏa đã chia sẻ với khán giả truyền hình về hiệu quả của bài thuốc ...
Bị viêm da cơ địa nên tắm những lá này để bệnh thuyên giảm

Bị viêm da cơ địa nên tắm lá gì là thắc mắc chung của nhiều người. Theo dân gian, một…

Cách Chữa Bệnh Viêm Da Cơ Địa Bằng Dân Gian Tại Nhà Hiệu Quả

Các bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng dân gian tại nhà thường tập trung vào mục đích giảm…

Kem bôi viêm da cơ địa TOP 10 Kem Bôi Viêm Da Cơ Địa Tốt Nhất – Giảm Nhanh

Kem bôi viêm da cơ địa chứa những hoạt chất kháng viêm, trị ngứa và chống dị ứng. Dùng thuốc…

Chia sẻ cách chữa viêm da cơ địa từ lá đinh lăng

Cách chữa viêm da cơ địa từ lá đinh lăng có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng như đau…

Dermovate cream trị viêm da có tốt không? Mua ở đâu?

Thuốc bôi Dermovate cream được dùng để điều trị ngắn ngày đối với bệnh viêm da cơ địa, viêm da…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 giới thiệu là giải pháp duy nhất có 3 chế phẩm đem lại hiệu quả toàn diện.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua