Mẹo chữa viêm chân lông bằng lá trầu không nhanh khỏi

Áp dụng cách chữa viêm chân lông bằng lá trầu không giúp làm giảm tình trạng viêm sưng, ngứa ngáy và khó chịu trên da. Kết hợp song song mẹo chữa này với chế độ chăm sóc khoa học có thể tăng tốc độ hồi phục và rút ngắn thời gian điều trị.

Trị viêm lỗ chân lông bằng lá trầu không có tốt không?
Viêm lỗ chân lông (viêm nang lông) là bệnh lý da liễu khá phổ biến. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông và gây viêm ở cơ quan này. Ban đầu, viêm lỗ chân lông chỉ gây đỏ da, ngứa nhẹ nhưng theo thời gian tổn thương da có thể lây lan trên diện rộng và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Với những trường hợp viêm lỗ chân lông nhẹ, bạn có thể sử dụng một số thảo dược có đặc tính sát trùng như lá trầu không để giảm ngứa và tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Lá trầu không có vị cay, tính nồng, tác dụng giảm ngứa, sát trùng và chống viêm. Ngoài ra các nghiên cứu mới nhất cũng cho thấy, thành phần Eugenol và Chavicol trong thảo dược này có tác dụng diệt virus và ức chế một số vi khuẩn gây nhiễm trùng da thường gặp như tụ cầu khuẩn. Bên cạnh đó, hợp chất thực vật trong lá trầu còn có tác dụng phục hồi tổn thương da và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Tuy nhiên cách chữa viêm lỗ chân lông bằng lá trầu không chỉ thích hợp với những trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình. Nếu tổn thương da xảy ra trên diện rộng đi kèm với tình trạng bội nhiễm, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chỉ định thuốc chống viêm và kháng sinh phù hợp
Hướng dẫn mẹo chữa viêm chân lông bằng lá trầu không
Để giảm tình trạng viêm đỏ, ngứa và khó chịu ở trên da, bạn có thể áp dụng một trong những cách chữa viêm chân lông bằng lá trầu không sau:
1. Tắm với nước trầu không
Nếu viêm lỗ chân lông xảy ra ở vùng ngực, lưng hoặc xảy ra trên phạm vi rộng, bạn có thể nấu nước trầu không để tắm hằng ngày. Mẹo chữa này có tác dụng giảm ngứa, chống viêm và ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.
Ngoài ra tắm nước trầu không còn giúp cơ thể giảm tiết mồ hôi, từ đó làm giảm tình trạng sưng đỏ và khó chịu ở vùng chân lông bị viêm.
Thực hiện:
- Ngâm rửa 1 nắm lá trầu không với nước muối pha loãng
- Sau đó đem nấu lấy nước
- Dùng nước sắc pha thêm nước thông thường và tắm hàng ngày
Có thể dùng lá trầu không chà xát nhẹ lên vùng da bị ảnh hưởng để gia tăng tác dụng. Với những trường hợp viêm nhiều, có thể thêm 1 vài lát gừng và 1 ít vỏ chanh vào sắc cùng.
2. Thoa nước cốt trầu không lên da
Nếu viêm lỗ chân lông gây ra các mụn mủ nhỏ, sưng và đau nhức, bạn nên thoa nước cốt trầu không lên vùng da này. Với đặc tính kháng viêm và sát trùng mạnh, nước cốt trầu không có tác dụng ức chế vi khuẩn, giảm viêm và tình trạng đau nhức trên da.
Bên cạnh đó, các hợp chất thực vật từ thảo dược này còn có tác dụng phục hồi tế bào da bị tổn thương và giảm nguy cơ bội nhiễm do tụ cầu khuẩn.

Thực hiện:
- Ngâm rửa 3 lá trầu không với nước muối pha loãng
- Sau đó vớt ra và để ráo
- Giã nát và vắt lấy nước cốt
- Dùng tăm bông thấm nước cốt và thoa lên vùng da cần điều trị
Thực hiện cách này 2 – 3 lần/ ngày liên tục trong vài ngày có thể giúp tiêu viêm và liền vết thương do mụn mủ để lại. Nếu mụn mủ có kích thước lớn và gây viêm nặng nề, bạn có thể dùng bã lá trầu không đắp lên da trong vòng 15 – 30 phút.
3. Ngâm rửa với lá trầu không và muối
Ngoài ra, bạn cũng có thể chữa viêm chân lông bằng cách ngâm rửa với lá trầu không và muối. Tương tự lá trầu không, muối cũng có tác dụng chống viêm và sát khuẩn mạnh. Do đó kết hợp hai nguyên liệu này có thể làm giảm tình trạng sưng đau và ngứa do bệnh viêm lỗ chân lông gây ra.
Thực hiện:
- Rửa sạch 3 lá trầu không, sau đó cắt nhỏ
- Đem đun sôi với 2 lít nước
- Sau đó để ra thau và cho thêm 1 thìa muối vào
- Đợi nước nguội bớt thì dùng để ngâm rửa vùng da bị viêm chân lông
Lưu ý khi dùng lá trầu không trị viêm chân lông
Lá trầu không là nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên nên ít gây kích ứng và có thể sử dụng cho cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai,… Tuy nhiên để đạt kết quả tối ưu khi áp dụng cách chữa viêm chân lông bằng lá trầu không, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

- Cách chữa từ lá trầu không chỉ có tác dụng đối với những trường hợp viêm chân lông nhẹ đến trung bình. Nếu da bị tổn thương nặng nề kèm theo triệu chứng sưng đau, chảy mủ, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
- Cần rửa sạch nguyên liệu trước khi thực hiện nhằm hạn chế nguy cơ viêm nhiễm da.
- Trong trường hợp cần thiết, có thể phối hợp cách chữa này với các loại thuốc bôi giảm ngứa và viêm.
- Khi điều trị viêm chân lông, cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc trang phục rộng rãi và có độ thấm hút tốt.
- Nếu có dấu hiệu dị ứng lá trầu không (ngứa da, nổi mẩn,…) bạn nên ngưng áp dụng mẹo chữa này. Trong trường hợp triệu chứng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn theo thời gian, nên tìm gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám.
Mẹo chữa viêm chân lông bằng lá trầu không chỉ có tác dụng đối với trường hợp bệnh nhẹ, do đó bạn không nên quá phụ thuộc vào cách chữa này. Ngoài ra để đạt được kết quả tối ưu, nên phối hợp mẹo chữa dân gian với chế độ vệ sinh và chăm sóc hợp lý.
Có thể bạn quan tâm:
- Mẹo Trị Viêm Nang Lông Bằng Chanh: Hướng Dẫn Chi Tiết
- Cách trị viêm lỗ chân lông ở bắp chân đơn giản tại nhà
- TOP 5 kem trị viêm lỗ chân lông tốt nhất hiện nay [Có Giá]

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!