Chữa u bao hoạt dịch khớp cổ tay – Đây là cách tốt nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

U bao hoạt dịch khớp cổ tay là bệnh khá lành tính, thường gặp ở những người thường xuyên vận động khớp cổ tay. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng như tê liệt dây thần kinh, tràn dịch khớp, giảm khả năng vận động,…

chữa u bao hoạt dịch khớp cổ tay
Chữa u bao hoạt dịch khớp cổ tay – Đây là cách tốt nhất

Tìm hiểu về bệnh u bao hoạt dịch khớp cổ tay

U bao hoạt dịch khớp cổ tay là tình trạng bao hoạt dịch của khớp xuất hiện các khối u. Khối u thường phát sinh ở mặt lưng cổ tay và có thể biến mất mà không cần phải điều trị.

Thông thường u nang sẽ biểu hiện rõ trên bề mặt da. Tuy nhiên với những khối u có kích thước nhỏ hơn 2cm, các u có thể biến mất khi duỗi thẳng cổ tay.

1. Nguyên nhân

Chưa biết chính xác nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh u nang hoạt dịch. Tuy nhiên các bác sĩ cho biết, tình trạng này có thể tăng nguy cơ phát sinh nếu có các yếu tố sau:

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.
mẹo chữa u bao hoạt dịch khớp cổ tay
Vận động khớp cổ tay thường xuyên là nguyên nhân kích thích bao hoạt dịch hình thành khối u
  • Hoạt động khớp cổ tay nhiều và liên tục: Màng hoạt dịch là cơ quan bao phủ sụn khớp và dây chằng, có vai trò ổn định cấu trúc và duy trì chức năng vận động. Tuy nhiên nếu bạn vận động khớp thường xuyên, màng hoạt dịch có thể bị kích thích và hình thành u nang.
  • Chấn thương: Những bệnh nhân có tiền sử chấn thương cổ tay sẽ dễ mắc các bệnh về màng hoạt dịch như u nang hoạt dịch và viêm hoạt dịch.
  • Tính chất nghề nghiệp: Những công việc đòi hỏi vận động khớp cổ tay thường xuyên (nhân viên văn phòng, vận động viên cầu lông, tenis,…) có nguy cơ cao bị u nang hoạt dịch.
  • Các bệnh lý khác: U nang hoạt dịch khớp cổ tay có thể là hệ quả của các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, gout, viêm khớp dạng thấp,…
  • Người cao tuổi: Sụn khớp và các cơ quan khác ở người cao tuổi thường dễ tổn thương và suy yếu. Khi khớp mất độ ổn định, áp lực từ các hoạt động thông thường sẽ kích thích bao hoạt dịch và làm phát sinh các tình trạng tiêu cực.

2. Dấu hiệu nhận biết

Ban đầu khi khối u xuất hiện, bạn có thể không nhận thấy bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên khi khối u này phát triển, các triệu chứng đau nhức, sưng nóng, đỏ, cứng khớp,… có thể xảy ra.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh u bao hoạt dịch khớp cổ tay, bao gồm:

  • Xuất hiện các khối u nhỏ ở khớp cổ tay (thường là mặt lưng cổ tay).
  • Khớp nóng đỏ, sưng viêm và cứng.
  • Bề mặt da có thể bị sưng đỏ, phát ban và bầm tím.
  • Ấn vào nang hoạt dịch nhận thấy cơn đau tăng lên.
  • Cơn đau thường có xu hướng biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần

3. Biến chứng

Một số khối u nang hoạt dịch nhỏ có thể không cần điều trị và có xu hướng biến mất sau khoảng một thời gian. Tuy nhiên với những khối u có kích thước lớn và làm phát sinh nhiều triệu chứng nghiêm trọng, bạn cần tiến hành điều trị từ sớm.

U nang hoạt dịch khớp cổ tay không được chữa trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng sau:

  • Tê liệt khớp
  • Tràn dịch khớp
  • Tổn thương dây thần kinh

Chẩn đoán u nang hoạt dịch khớp cổ tay

Ban đầu bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng với các biểu hiện bên ngoài của khối u. Sau đó sẽ tiến hành chẩn đoán cận lâm sàng với các xét nghiệm sau:

  • X-Quang: Hình ảnh từ X-Quang cho phép bác sĩ loại trừ khả năng bị u xương.
  • Siêu âm: Phân biệt với các khối u mềm khác như bướu bã và bướu mỡ.
  • MRI: Được thực hiện trong trường hợp không nhận thấy khối u trên bề mặt da.

Điều trị u nang hoạt dịch khớp cổ tay

Những nang nhỏ và không gây ra triệu chứng thường không phải tiến hành điều trị. Ở trường hợp này, bác sĩ sẽ theo dõi trong vài tuần để xem xét mức độ tiến triển của u nang. Nếu không có biểu hiện đau hay tăng kích thước, u nang sẽ tự biến mất sau một thời gian.

Với những bệnh nhân có triệu chứng đau nhức do nang hoạt dịch, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau:

1. Nẹp khớp cổ tay

Vận động khớp thường xuyên là nguyên nhân kích thích hoạt động tăng tiết của mang hoạt dịch và làm tăng kích thước của u nang. Vì vậy việc giữ khớp bất động sẽ giúp màng hoạt dịch ổn định trở lại.

mổ u nang bao hoạt dịch khớp cổ tay
Nẹp khớp cổ tay nhằm hạn chế vận động và làm giảm mức độ chèn ép lên dây thần kinh

Bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng nẹp đến hạn chế vận động và tránh tình trạng u nang chèn ép lên các dây thần kinh lân cận.

2. Chọc hút dịch

Nếu u nang gây đau nhức dữ dội và có kích thước lớn, bạn có thể tiến hành thủ thuật chọc hút dịch. Tuy nhiên thủ thuật này ít được thực hiện vì có nguy cơ tái phát cao.

3. Mổ u nang bao hoạt dịch khớp cổ tay

Phẫu thuật u nang được thực hiện khi khối u có kích thước lớn và gây chèn ép các dây thần kinh ở ống cổ tay. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ nang hoạt dịch và khâu phần cuống thông với khớp.

Bệnh nhân sau khi cắt bỏ u nang sẽ được cổ định khớp trong khoảng 2 – 4 tuần. Thủ thuật cắt bỏ u nang là phẫu thuật nhỏ nên hiếm khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

điều trị u bao hoạt dịch khớp cổ tay
Sau khi loại bỏ u nang, khớp cổ tay sẽ được cố định trong 2 – 4 tuần

Sau phẫu thuật, bạn cần hạn chế vận động khớp cổ tay thường xuyên và tránh mang vác nặng để tránh nguy cơ trật khớp hoặc tái phát bệnh.

Bên cạnh các phương pháp điều trị chính, bạn có thể được kê toa thuốc giảm đau, thực hiện chườm lạnh, chiếu laser,… để làm giảm các triệu chứng đau nhức, sưng đỏ,… ở khớp.

Phòng ngừa u bao hoạt dịch khớp cổ tay tái phát

U bao hoạt dịch khớp cổ tay là bệnh lý khá lành tính và dễ điều trị. Tuy nhiên bệnh có nguy cơ tái phát cao nếu không thực hiện chế độ chăm sóc và sinh hoạt phù hợp.

Để giảm nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Tránh vận động khớp cổ tay quá thường xuyên, đồng thời hạn chế mang vác nặng.
  • Kiểm soát và điều trị các bệnh lý mãn tính như viêm khớp dạng thấp và tiểu đường.
  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên để tăng sức khỏe xương khớp và hạn chế các cơn đau nhức.
  • Cân nặng cao là một trong những yếu tố làm phát sinh các vấn đề về tim mạch và xương khớp. Vì vậy bạn cần duy trì cân nặng ở mức trung bình, tránh ăn uống quá độ gây béo phì – thừa cân.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh bổ sung các thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị hoặc đồ uống chứa cồn. Thay vào đó nên tập trung vào nhóm thực phẩm lành mạnh như rau xanh, cá, nấm, các loại đậu, trái cây, trứng, sữa,…

Hầu hết các trường hợp u bao hoạt dịch khớp cổ tay đều có tiến triển tốt khi được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tình trạng chủ quan khi bệnh xuất hiện có thể khiến u nang phát triển lớn và gây tê liệt các dây thần kinh ở ống cổ tay.

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 09:12 - 11/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:42 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Vang danh là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, Quốc dược Phục cốt khang nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh và được giới chuyên môn đánh giá cao. [Đọc ngay]
Bài tập cho người viêm khớp dạng thấp (yoga, thể dục...) Bài tập cho người viêm khớp dạng thấp (yoga, thể dục…)

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn gây tổn thương khớp và làm hạn chế vận động của…

Quốc dược Phục cốt khang: Liệu pháp hoàn chỉnh DỨT ĐIỂM viêm đa khớp chỉ sau 1 liệu trình

Hiện nay có rất nhiều người bệnh viêm đa khớp tìm tới phương pháp điều trị Y học cổ truyền…

viêm đĩa đệm Viêm đĩa đệm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm đĩa đệm đề cập đến tình trạng nhiễm trùng xảy ra bên trong đĩa đệm. Đây là tình trạng…

Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu Đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu là do đâu?

Viêm đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp.…

Triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp và cách phòng tránh

Viêm tất cả các khớp, đau cứng các khớp vào buổi sáng, đau các khớp đối xứng, sợ gió sợ…

Bình luận (4)

  1. Trinh
    Trinh says: Trả lời

    Khám và điều trị u nang bao hoạt dịch khớp cổ tay tại bệnh viện chuyên khoa nào

  2. Lê Hiền
    Lê Hiền says: Trả lời

    Em mổ bao hoạt dịch được 17 ngày mà cầm nắm vẫn bị đau,cảm giác tê tay. Co ngón tay cơ rất căng là sao ạ.

  3. Trinh Hao
    Trinh Hao says: Trả lời

    Mình cũng bị. Có gì bạn chia sẻ cho mình với. Nếu được thì kết bạn zalo với mình nha 097 801 ***. Cảm ơn bạn nhiều

  4. vuong nguyen
    vuong nguyen says: Trả lời

    mình mổ dc 2 nam rôi gio nó nổi lại to hơn chán ghê

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua