10 Cách Chữa Áp Xe Răng Tại Nhà Xử Lý Nhanh Cơn Đau

Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng khá nguy hiểm, dễ gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng áp xe răng bạn cần nhanh chóng tìm cách điều trị, ngăn chặn nhiễm trùng lây lan sang những vùng lân cận. Bên cạnh các biện pháp chữa trị y tế, người bệnh cũng có thể áp dụng các cách chữa áp xe răng tại nhà giảm đau và nhanh phục hồi hơn. 

Cách chữa áp xe răng tại nhà
Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng răng nguy hiểm xảy ra khi dịch mủ tích tụ xung quanh chân răng gây đau nhức khó chịu

Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng bên trong tủy răng, làm hình thành túi chứa dịch mủ xung quanh chân răng. Kèm theo đó là những cơn đau nhức, ê buốt, bứt rứt khó chịu, hôi miệng, sưng hàm, sưng nướu răng… Nguyên nhân chủ yếu gây ra áp xe răng là do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc bị chấn thương làm nứt, mẻ răng… tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. 

Cách chữa trị áp xe răng tại nhà hiệu quả, đơn giản

Áp xe răng là tình trạng đau đớn và khó chịu, thậm chí ngày càng tăng dần mức độ khi nhiễm trùng lay lan sang nhiều bộ phận khác. Chính vì vậy, trong mọi trường hợp khi phát hiện áp xe răng cần điều trị ngay, tuyệt đối không được trì hoãn vì diễn tiến của bệnh rất nhanh, dễ gây biến chứng và để lại những thiệt hại tổn thương vĩnh viễn khó phục hồi. 

Có rất nhiều biện pháp can thiệp điều trị y tế theo chỉ định của nha sĩ như chữa tủy, dùng thuốc kháng sinh, chỉnh hình răng, nhổ bỏ răng… Tuy nhiên, để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh cũng như giúp bản thân người bệnh cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn, giảm bớt đau nhức…, bạn có thể áp dụng thêm một vài cách trị áp xe răng tại nhà sau đây:

1. Súc miệng nước muối ấm

Chữa áp xe răng tại nhà bằng cách súc miệng với nước muối là cách làm đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả bất ngờ, đặc biệt tác dụng giảm đau gần như đến ngay tức thì. Vì bản chất của muối là sát khuẩn, chống viêm nên khi tiếp xúc với khoang miệng chứa đầy vi khuẩn, nó sẽ tiêu diệt chúng và làm sạch môi trường bên trong, kể cả bên trong tủy răng, ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan.

Không những vậy, thường xuyên súc miệng với nước muối còn giúp giảm bớt cơn tê buốt, đau nhức răng khó chịu do các khối áp xe tạo thành. Do đó, người bệnh áp xe răng sau khi súc miệng với nước muối ấm sẽ có cảm giác thoải mái hơn, giảm đau nhức và giảm sưng hàm miệng rõ rệt. 

Cách chữa áp xe răng tại nhà
Súc miệng nước muối ấm giúp sát trùng và loại bỏ mảng bám tích tụ trong khoang miệng cải thiện áp xe răng hiệu quả

Cách thực hiện

  • Hòa tan 1 thìa cafe muối vào ly nước ấm.
  • Khuấy cho tan đều rồi dùng để ngậm và súc miệng liên tục. 
  • Khuyến khích áp dụng cách này 3 lần/ ngày, nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối sau khi đi ngủ để đạt được hiệu quả cao. 

2. Chườm lạnh giảm đau áp xe răng

Chườm lạnh là một cách giảm đau nhức do áp xe răng cực kỳ hiệu quả và nhanh chóng.  Cách thực hiện lại rất đơn giản, chỉ với một viên đá lạnh sẽ giúp điều trị cơn đau áp xe răng khẩn cấp. Không những vậy, chườm lạnh cũng có thể giúp giảm bớt sưng mặt do biến chứng áp xe gây ra. 

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Đặt 1 viên đá lạnh vào trong chiếc khăn khô, chườm bên ngoài má nơi vị trí của chiếc răng bị đau nhức. Chườm khoảng 15 phút sẽ giúp cải thiện đơn đau rõ rệt. 
  • Cách 2: Bọc 1 viên đá vào trong 1 chiếc khăn sạch. Bắt đầu xoa vào vùng trên của mu bàn tay, giữa ngón cái và ngón trỏ. Lưu ý thực hiện cho bàn tay cùng bên với chiếc răng bị đau do áp xe. Chườm khoảng 5 – 7 phút sẽ giúp cơn đau nhức sẽ dần thuyên giảm. 

3. Súc miệng bằng oxy già

Sử dụng nước oxy già (hydrogen peroxide 3%) để cải thiện tình trạng áp xe răng là mẹo cực kỳ hiệu quả và đơn giản được các nha sĩ khuyến khích áp dụng. Nước oxy già có đặc tính sát trùng mạnh, không chỉ đem lại hiệu quả cao trong việc tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ mảng bám thừa tích tụ trong khoang miệng mà nó còn hỗ trợ giảm cơn đau nhức, ê buốt răng và hôi miệng nhanh chóng. 

Cách thực hiện

  • Pha loãng dung dịch hydrogen peroxide 3% với nước lọc theo tỷ lệ bằng nhau. 
  • Khuấy đều lên và sử dụng nó như một loại nước súc miệng. Lưu ý tuyệt đối không được nuốt. 
  • Duy trì thói quen này đều đặn mỗi ngày sẽ giúp đem lại những lợi ích cải thiện áp xe răng rõ rệt. 

4. Dùng baking soda 

Baking soda là nguyên liệu tốt thường được sử dụng để chữa một số bệnh lý thông thường, trong đó có áp xe răng gây nhiễm trùng, đau nhức răng. Nó có khả năng ức chế sự phát triển và lây lan của các loại vi khuẩn làm tổn hại cấu trúc và chức năng răng. Theo một nghiên cứu, baking soda có khả năng giảm rõ rệt lượng vi khuẩn Streptococcus mutan gây ra bệnh sâu răng, biến chứng áp xe răng, tăng cường bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại. 

Cách chữa áp xe răng tại nhà
Baking soda giúp ức chế sự phát triển lây lan của các loại vi khuẩn làm tổn hại cấu trúc và chức năng răng gây áp xe răng

Cách thực hiện

Cách 1: Baking soda pha nước

  • Dùng 1 miếng bông gòn thấm nước rồi chấm vào trong baking soda.
  • Sau đó đặt lên vị trí răng đau, cắn giữ lại trong một khoảng thời gian ngắn cho đến khi cơn đau được thuyên giảm. 

Cách 2: Baking soda + oxy già

  • Trộn 1 thìa bột baking soda với 1/2 thìa oxy già. 
  • Trộn đều rồi bôi hỗn hợp này lên răng bị áp xe.
  • Để nghỉ trong khoảng 20 phút rồi súc miệng lại với nước sạch. 

Cách 3: Baking soda + chanh + muối + bạc hà

Đây đều những nguyên – dược liệu có tác dụng tốt trong việc làm giảm cơn đau nhức, tê buốt răng do áp xe răng và hỗ trợ ức chế sự phát triển lây lan của vi khuẩn. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 tô nước đun sôi để nguội 500ml, 4 thìa cafe baking soda, 1/2 nước cốt chanh, thìa cafe muối và 5 giọt tinh dầu bạc hà. 
  • Trộn đều tất cả các nguyên liệu trên với nhau, khuấy đều lên.
  • Ngậm trực tiếp dung dịch này vào trong khoang miệng khoảng 30 – 60 giây, đặc biệt là ở vị trí răng bị áp xe. 
  • Dùng mỗi ngày 2 lần cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm hoàn toàn. 

5. Sử dụng tinh dầu

Đã có rất nhiều nghiên cứu về khả năng sát khuẩn, giảm viêm và giảm đau tốt của các loại tinh dầu thảo dược. Đây là một trong những cách chữa áp xe răng tại nhà hiệu quả bạn không nên bỏ qua. Dưới đây là một số gợi ý về các loại tinh dầu tốt bạn nên sử dụng:

Tinh dầu Oregano

Oregano là loại tinh dầu được chiết xuất từ lá kinh giới – một loại tinh thảo dược tự nhiên có mùi thơm đặc trưng được sử dụng nhiều trong văn hóa ẩm thực Ý. Tinh dầu Oregano có đặc tính chống khuẩn, giảm viêm và chống oxy hóa tốt. Nhờ đó giúp xua tan phản ứng viêm nhiễm và đau nhức, ê buốt do áp xe răng. 

Cách chữa áp xe răng tại nhà
Tinh dầu Oregano có đặc tính chống khuẩn, giảm viêm và chống oxy hóa tốt, giảm đau nhức, ê buốt do áp xe răng

Cách sử dụng

  • Pha loãng vài giọt tinh dầu Oregano vào trong dung môi (thường sẽ được bán kèm theo khi mua tinh dầu). 
  • Dùng tăm bông hoặc bông gòn thấm hỗn hợp này rồi bôi trực tiếp vào vị trí răng đau nhức, nhiễm trùng do bị áp xe. 
  • Đợi khoảng 2 – 3 phút cho ngấm và tinh dầu phát huy tác dụng, sau đó súc miệng lại bằng nước sạch. 
  • Khuyến khích nên áp dụng cách này 3 lần/ ngày và liên tục cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm hoàn toàn. 

Tinh dầu hoa oải hương

Tinh dầu hoa oải hương được chứng minh là có khả năng xoa dịu cơn đau nhức áp xe răng, giảm bớt sự căng thẳng và mệt mỏi của người bệnh trong quá trình điều trị. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác còn nhận định trong tinh dầu hoa oải hương có chứa một số hoạt chất có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn, nhờ đó giúp ức chế sự phát triển và lây lan của các ổ khuẩn. 

Cách sử dụng

  • Pha khoảng 5 giọt tinh dầu hoa oải hương cùng 1 thìa cafe dầu ôliu. 
  • Dùng một miếng bông gòn nhúng vào hỗn hợp rồi đắp trực tiếp vào vị trí răng bị áp xe đau nhức. 
  • Đợi khoảng 10 phút để phát huy tác dụng rồi súc miệng lại bằng nước ấm. 
  • Kiên trì thực hiện cách này 1 -2 lần/ ngày và liên tục nhiều tuần để đạt hiệu quả cải thiện tốt nhất. 

Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà được sử dụng rất phổ biến trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp, đặc biệt là trong nha khoa. Trong loại tinh dầu này có chứa thành phần chống khuẩn, khử trùng, giảm viêm nên đem lại hiệu quả điều trị áp xe răng, sâu răng hay các bệnh lý về răng miệng nhiễm trùng khác. Thường xuyên sử dụng tinh dầu tràm trà còn giúp làm sạch răng, giảm hôi miệng và giảm đau nhức, tê buốt răng. 

Cách sử dụng

  • Pha 3 – 5 giọt tinh dầu tràm trà cùng 1 muỗng dầu oliu hoặc dầu dừa. 
  • Dùng bông gòn thấm hỗn hợp này rồi bôi lên răng đau. 
  • Đợi 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch. 
  • Chỉ cần thực hiện cách này trong vòng 7 ngày sẽ giúp các triệu chứng áp xe răng thuyên giảm rõ rệt. 

Tinh dầu bạc hà

Chiết xuất tinh dầu bạc hà được sử dụng nhằm mục đích giảm viêm, gây tê và hỗ trợ cải thiện cơn đau nhức, ê buốt răng do áp xe răng. Có được hiệu quả này là nhờ hoạt chất propertie antinociceptive với khả năng ức chế khả năng cảm thụ cơn đau của hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi. 

Không những vậy, trong tinh dầu bạc hà cũng chứa hàm lượng cao hoạt chất Menthol tạo cảm giác mát lạnh và dễ chịu, xua tan cơn tê buốt, đau nhức. Ngoài ra, một đặc tính khác của tinh dầu bạc hà chính là tương hỗ tiêu diệt 1 số ít các loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng, hình thành sâu răng và áp xe răng. 

Cách sử dụng

  • Hòa 5 – 7 giọt tinh dầu bạc hà cùng 1 thìa cafe dầu ô liu. 
  • Trộn đều hỗn hợp này lên rồi ngậm trực tiếp vào trong miệng. Chú ý thường xuyên đẩy dung dịch về phía vị trí răng bị áp xe.
  • Giữ khoảng 1 phút thì nhổ bỏ, súc miệng lại bằng nước ấm. 
  • Thực hiện mẹo này từ 2 – 3 lần/ ngày sẽ đạt hiệu quả rõ rệt. 

Tinh dầu đinh hương

Tinh dầu đinh hương được bào chế từ nụ hoa của cây đinh hương, có vị cay nồng, ấm và được sử dụng phổ biến trong nha khoa. Cụ thể, trong loại tinh dầu này có chứa chiết xuất MeOH thô có khả năng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây ra sâu răng, áp xe răng, viêm nướu răng… cũng như loại bỏ số lượng mảng bám vi khuẩn trong khoang miệng. 

Bên cạnh đó, tinh dầu đinh hương còn chứa một loại chất gây tê rất mạnh là eugenol, có khả năng làm tê dây thần kinh và hỗ trợ giảm đau. Vì vậy, người bệnh áp xe răng đang bị đau nhức, tê buốt răng khó chịu hoàn toàn có thể sử dụng tinh dầu đinh hương để chữa bệnh và hỗ trợ cải thiện xoa dịu triệu chứng.

Cách sử dụng

  • Pha loãng 3 – 5 giọt tinh dầu đinh hương cùng 30ml dầu dừa hoặc dầu ôliu. 
  • Trộn đều hỗn hợp này rồi dùng tăm bông thấm đều, sau đó bôi trực tiếp lên răng đau
  • Hoặc người bệnh cũng có thể pha loãng dầu đinh hương vào trong nước ấm để súc miệng thường xuyên. 

6. Tỏi chữa áp xe răng

Đối với những người bị áp xe răng hay chỉ bị đau răng đơn thuần thì tỏi được xem là “phương thuốc đặc trị” cực kỳ hiệu quả trong việc chấm dứt cơn đau nhờ chứa chất gây tê tự nhiên. Bởi tỏi có đặc tính chống viêm tự nhiên khá mạnh nhờ 2 hoạt chất flavonoid và hợp chất lưu huỳnh giúp tiêu diệt các ổ vi khuẩn, ức chế làm giảm viêm nhiễm phát triển, lây lan. 

Cách chữa áp xe răng tại nhà
Tỏi tươi có tác dụng chống viêm tự nhiên, ức chế nhiễm trùng lây lan và giảm đau áp xe răng hiệu quả nhờ chất gây tê tự nhiên

Cách thực hiện

  • Dùng tỏi tươi: Bóc sạch 1 – 2 tép tỏi tươi, giã nát rồi đắp trực tiếp lên vị trí răng đau. Để khoảng 10 – 15 phút thì nhổ bỏ, súc miệng lại với nước. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày. 
  • Tỏi + muối: Bóc vài tép tỏi tươi, giã nhuyễn cùng với muối trắng rồi đắp lên răng đau bị áp xe.
  • Tỏi ngâm rượu: Rượu tỏi chứa nhiều hoạt chất như glucogen, allin, fitonxit… có khả năng chống khuẩn và loại bỏ tác nhân gây áp xe răng. Đồng thời, giảm viêm nhiễm lây lan và giảm đau nhanh chóng.
    • Dùng 400gr tỏi trắng bóc sạch vỏ cho vào bình thủy tinh, đổ vào 800ml rượu nếp trắng 40 – 42 độ.
    • Đậy nắp bình lại, để ở nơi thoáng mát ngâm ít nhất trong vòng 2 tuần là có thể sử dụng được.
    • Mỗi lần dùng khoảng 10ml, tối đa 3 lần/ ngày. 

7. Nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ

Nghệ được biết đến với nhiều lợi ích trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Vì theo các nghiên cứu, trong nghệ có chứa hàm lượng cao hoạt chất kháng sinh tự nhiên, với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh. Nhờ đó cải thiện hiệu quả tình trạng sưng viêm, đau nhức, tê buốt do áp xe răng gây ra. Đặc biệt, đây là dược liệu tự nhiên rất an toàn khi sử dụng, người bệnh có thể chọn sử dụng gừng tươi hoặc tinh bột nghệ đều được. 

Cách sử dụng

  • Nếu dùng gừng tươi, gọt vỏ, rửa sạch, ép lấy nước cốt. 
  • Trộn nước cốt gừng tươi hoặc 1/2 thìa cafe tinh bột nghệ cùng vài giọt tinh dầu bạc hà, trộn lên để tạo thành hỗn hợp đặc sệt. 
  • Bôi trực tiếp hỗn hợp này lên vị trí răng bị áp xe, đợi khoảng 30 phút rồi súc miệng lại với nước sạch. 
  • Thực hiện 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

8. Gừng tươi giảm đau áp xe răng

Gừng là một trong những nguyên liệu quen thuộc trong nấu ăn và cũng là loại dược liệu tốt cho sức khỏe, hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Theo Đông y, gừng tươi có tính ấm, chứa hàm lượng cao hoạt chất flavonoid hoạt động tương tự như chất kháng sinh tự nhiên giúp chống viêm, kháng khuẩn tốt. Chính vì vậy, người bệnh áp xe răng hoàn toàn có thể sử dụng gừng để hỗ trợ đẩy lùi viêm nhiễm và cải thiện các triệu chứng bệnh. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, rửa sạch bên ngoài và giữ nguyên vỏ. 
  • Có rất nhiều cách để áp dụng, bạn có thể giã nát gừng, cắt thành từng lát mỏng đặt vào ngay vị trí áp xe răng hoặc vắt lấy nước cốt rồi dùng bông gòn chấm vào răng đau. 
  • Thực hiện cách này liên tục và thường xuyên, ít nhất 2 – 3 lần/ ngày sẽ giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng bệnh. 

9. Chữa áp xe răng bằng lá lốt

Y học cổ truyền ghi nhận lá lốt là một trong những loại dược liệu có mùi thơm, tính ấm, vị cay, có tác dụng tán hàn, chỉ thống, ôn trung, hạ khí cùng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, các hoạt chất trong lá lốt giúp sát trùng, kháng khuẩn, giảm viêm, xoa dịu cơn đau nhức và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương do áp xe răng gây ra. 

Cách chữa áp xe răng tại nhà
Lá lốt có tác dụng sát trùng, chống viêm, giảm đau và thúc đẩy làm lành tổn thương do áp xe răng gây ra

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 30 – 40gr lá lốt tươi hoặc khô đều được. 
  • Rửa sạch, ngâm qua nước muối để sát khuẩn sạch sẽ trước khi sử dụng. 
  • Cho lá lốt vào nồi, đun sôi với 1 lít nước, đun trên lửa vừa cho đến khi nước cô đặc lại. 
  • Hòa vào nước sắc lá lốt 1 vài hạt muối tinh, khuấy đều rồi ngậm vào miệng, chú ý dồn về vị trí bị áp xe răng.
  • Ngậm 1 – 2 phút thì nhổ bỏ, tiếp tục thực hiện vài lần như vậy rồi súc miệng lại bằng nước sạch. 
  • Duy trì thực hiện cách này thường xuyên, ít nhất 3 – 4 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

10. Trà xanh giảm sưng viêm do áp xe răng

Cách giảm đau nhức do áp xe răng cuối cùng trong danh sách này là sử dụng lá trà xanh. Chúng ta ai cũng đều biết trong lá trà xanh có chứa hàm lượng cao chất chống oxy, với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn tốt. Nhờ đó giúp tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng tạo các khối áp xe. Chỉ cần sử dụng lá trà xanh hàng ngày sẽ giúp các triệu chứng bệnh của bạn thuyên giảm nhanh chóng. 

Cách thực hiện

  • Dùng 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo. 
  • Vò nát lá trà xanh, cho vào nồi đun sôi kỹ để nước sắc lại. 
  • Dùng phần nước thu chia làm 2 phần, 1 phần dùng để uống và phần còn lại dùng để súc miệng. 
  • Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả cải thiện các triệu chứng áp xe răng rõ rệt, đặc biệt hiệu quả với những trường hợp bệnh nhẹ. 

Một số lưu ý khi áp dụng các cách chữa áp xe răng tại nhà

Các biện pháp chữa áp xe răng tại nhà không chỉ đem lại hiệu quả tốt mà còn rất lành tính, an toàn cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, bất kỳ một phương pháp chữa bệnh nào cũng tồn tại những nhược điểm nhất định, do đó người áp dụng cần chú ý tuân thủ những hướng dẫn chỉ định cụ thể để đạt được kết quả như mong muốn, hạn chế rủi ro: 

Cách chữa áp xe răng tại nhà
Chú ý vệ sinh răng miệng, súc miệng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám tích tụ trong khoang miệng
  • Theo khuyến cáo của các chuyên gia nha khoa, các cách điều trị áp xe răng tại nhà chỉ mang tính chất tạm thời chứ không phải là cách tốt để điều trị bệnh triệt để. Do đó, hãy chỉ áp dụng các cách trên với tâm lý thoải mái nhất, hỗ trợ làm giảm bớt triệu chứng và chỉ nên dùng cho những trường hợp bị áp xe răng nhẹ. 
  • Hầu hết các cách vừa kể trên đều sử dụng các nguyên và dược liệu tự nhiên nên không thể phát huy tác dụng nhanh chóng như thuốc Tây. Do đó hãy nhẫn nại và kiên trì thực hiện trong thời gian dài. 
  • Với những mẹo súc miệng chỉ nên thực hiện tối đa 3 lần/ ngày, tránh súc quá nhiều lần và trong thời gian quá lâu. Vì các hoạt chất trong dược liệu có thể làm khô miệng, mất cân bằng môi trường bên trong khoang miệng, khiến răng bị ố vàng…
  • Nếu đã áp dụng một thời gian đủ lâu nhưng không đem lại hiệu quả khả quan hãy ngưng lại. Thay vào đó là thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp. 
  • Trong quá trình thực hiện các cách chữa áp xe răng tại nhà nếu xảy ra các triệu chứng bất ổn như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy… cũng nên dừng sử dụng và thay đổi cách điều trị phù hợp hơn. 
  • Bên cạnh đó, kết hợp chăm sóc giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, súc miệng thường xuyên. Khuyến khích nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm có chứa flour, canxi để tăng cường sức khỏe răng miệng.
  • Không nên sử dụng tăm xỉa răng, thay vào đó là dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch các mảng bám tích tụ trên và trong các kẽ răng. 
  • Điều chỉnh thực đơn ăn uống, tránh các loại thực phẩm quá cứng, chứa acid, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Thay vào đó là những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng như rau xanh, củ quả, trái cây tươi…
  • Định kỳ lấy cao răng 6 tháng/ lần kết hợp thăm khám nha khoa để tầm soát phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng và có hướng điều trị sớm, phòng ngừa các biến chứng khó lường.

Trên đây là gợi ý 10 cách chữa áp xe răng tại nhà hiệu quả, đơn giản bất kỳ ai cũng có thể áp dụng được. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho quý bạn đọc có thêm những mẹo hay điều trị áp xe răng, cải thiện cơn đau nhanh chóng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý này cũng như hướng điều trị chuyên sâu, hãy chủ động đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và chỉ định phác đồ điều trị tốt nhất. 

Có thể bạn quan tâm

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 10:57 - 26/04/2023 - Cập nhật lúc: 13:06 - 27/04/2023
Chia sẻ:
Áp Xe Răng Uống Thuốc Gì? 10 Loại Thuốc Được Tin Dùng
Dùng thuốc chữa áp xe răng là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong các phác đồ điều trị nha khoa. Có tác dụng kiểm soát triệu chứng và…
Áp Xe Răng Kiêng Ăn Gì và Nên Ăn Gì Tránh Gây Cơn Đau? Áp Xe Răng Kiêng Ăn Gì và Nên Ăn Gì Tránh Gây Cơn Đau?

Chế độ ăn uống đóng vai trò không nhỏ trong điều trị áp xe răng. Do đó, câu hỏi “Áp…

Áp Xe Quanh Chân Răng Có Ổ Là Gì? Điều Trị Thế Nào? Áp Xe Quanh Chân Răng Có Ổ Là Gì? Điều Trị Thế Nào?

Áp xe quanh chân răng có ổ là một trường hợp của áp xe răng có mức độ nặng. Bệnh…

Áp Xe Răng Ở Trẻ Em: Biểu Hiện và Phương Pháp Điều Trị Áp Xe Răng Ở Trẻ Em: Biểu Hiện và Phương Pháp Điều Trị

Áp xe răng ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến sức nhai, đau nhức, mưng mủ mà còn gây…

Vỡ Áp Xe Răng: Biểu Hiện và Các Phương Pháp Chữa Trị Vỡ Áp Xe Răng: Biểu Hiện và Các Phương Pháp Chữa Trị

Vỡ áp xe răng nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm,…

Áp Xe Răng Sữa Có Nên Nhổ Răng Không? Nha Sĩ Chia Sẻ Áp Xe Răng Sữa Có Nên Nhổ Răng Không? Nha Sĩ Chia Sẻ

Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không? được nhiều ba mẹ quan tâm. Bởi đây là bệnh lý…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua