Chóng Mặt Do Rối Loạn Tiền Đình Nên Làm Gì Nhanh Hết?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Chóng mặt do rối loạn tiền đình là một trong những biểu hiện thường gặp nhất, bất kỳ cũng có thể gặp phải khi mắc bệnh. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn là nguyên nhân khiến người bệnh té ngã, dễ bị chấn thương, tai nạn ngoài ý muốn. 

Chóng mặt do rối loạn tiền đình
Chóng mặt do rối loạn tiền đình là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh hầu như ai cũng gặp phải

Chóng mặt do rối loạn tiền đình là gì? 

Chóng mặt là triệu chứng được biểu hiện bên ngoài cơ thể người bệnh. Nếu chỉ chóng mặt đơn thuần thì chưa chắc đã bị rối loạn tiền đình, còn khi đã bị rối loạn tiền đình chắc chắn sẽ bị chóng mặt. Bởi cơn chóng mặt do rối loạn tiền đình là cảm giác choáng váng, hoa mắt, đầu óc quay cuồng, cảm giác như bản thân đang dịch chuyển hoặc đồ vật đang chuyển động quay tròn xung quanh trên mặt phẳng đứng ngang hoặc đứng dọc. 

Đồng thời, cơn chóng mặt tiền đình luôn đi kèm theo một số triệu chứng khác như mất thăng bằng cơ thể, dễ té ngã, đau đầu, buồn nôn, nôn ói, ù tai, giảm thính lực, vã mồ hôi, giảm nhịp tim, rung giật nhãn cầu… Đây đều là những biểu hiện của các tổn thương chức năng tiền đình. 

Chóng mặt rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình là hội chứng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, bản chất của nó là hậu quả của sự rối loạn chức năng hệ thống tiền đình trong hệ thần kinh trung ương. Trong đó, triệu chứng chóng mặt liên quan đến rất nhiều nguyên nhân lâm sàng khác nhau, vì để duy trì hoạt động, tiền đình cần sử dụng và tiêu thụ một năng lượng đặc biệt nên khi có bất kỳ sự rối loạn nào cũng đều là nguyên nhân làm phát sinh các triệu chứng tác động đến chức năng tiền đình.

Điều này khiến tiền đình mất khả năng kiểm soát thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, khiến cơ thể loạng choạng… và có thể kèm theo nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật khác. Tuy nhiên, bản chất của triệu chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình gây ra không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, nhưng những triệu chứng của bệnh nếu không được điều trị khắc phục kịp thời, tái đi tái lại liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và hiệu suất công việc của bạn. 

Chóng mặt do rối loạn tiền đình
Cơn chóng mặt rối loạn tiền đình xuất hiện đột ngột khiến người bệnh dễ té ngã hoặc gặp tai nạn khi đang làm việc, lái xe…

Một vài biến chứng rủi ro thường gặp ở những người thường xuyên bị chóng mặt do rối loạn tiền đình như: 

  • Dễ té ngã, ngất xỉu do cơn chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, đau đầu, ù tai,… xuất hiện đột ngột. Cơn chóng mặt tiền đình càng nguy hiểm hơn ở những người đang làm việc trên cao, tài xế lái xe, điều khiển máy móc thiết bị… Nếu bị nhẹ có thể chỉ trầy xước, chảy máu hoặc nặng hơn là gãy tay, gãy chân, chấn thương sọ não do đầuu đập xuống đất, va chạm với những người xung quanh gây tai nạn liên hoàn… 
  • Hầu hết những người thường xuyên bị chóng mặt do rối loạn tiền đình đều bị suy giảm sức khỏe nhanh chóng. Bởi chóng mặt nhiều thường kèm theo đau đầu, buồn nôn, ù tai… khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt, giảm chất lượng giấc ngủ, lâu ngày gây suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, làm phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. 
  • Những cơn chóng mặt tiền đình tái đi tái lại thường xuyên gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của trí não, khả năng tập trung, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về trí nhớ như Alzheimer, Parkinson… 
  • Ngoài ra, nguy cơ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não ở những người thường xuyên bị chóng mặt do rối loạn tiền đình cũng cao hơn so với người bình thường. Biến chứng này có thể gây đột quỵ não, chết não, dẫn đến liệt nửa bán thân, liệt toàn thân, sống như người thực vật hoặc tử vong. 

Chẩn đoán chóng mặt rối loạn tiền đình

Để chẩn đoán triệu chứng chóng mặt có phải do rối loạn tiền đình gây ra hay không cần phải dựa vào lâm sàng, tức là nhận định tính chất của cơn chóng mặt và tìm kiếm các triệu chứng liên quan khác. 

1. Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành thu thập một số thông tin về các đặc điểm bệnh thông qua:

  • Thời điểm khởi phát bệnh và diễn biến. 
  • Điều kiện sinh hoạt, làm việc, học tập, giải trí, chế độ ăn uống, các thói quen… của người bệnh. 
  • Tiền sức sức khỏe trước đó của bản thân và người thân trong gia đình. 
  • Thời điểm xảy ra cơn chóng mặt, nhịp độ tiến triển có thường xuyên không, xảy ra từng đợt hay kéo dài, trong bao lâu… 
  • Cảm giác chóng mặt nhra sao, chẳng hạn như xoay tròn, xoay dọc, từ trái sang phải hay từ phải sang trái…
  • Khi chóng mặt có cảm giác đang đứng thẳng hay lảo đảo, đổ về một hướng,…
  • Có kèm theo lo âu, hồi hộp, sợ hãi, tụt huyết áp, vã mồ hôi… hay không… 

2. Kết hợp xét nghiệm cận lâm sàng

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm thăm dò chức năng để có cơ sơ đánh giá một cách hệ thống về chức năng vận động, phản xạ, cảm giác… 

Chóng mặt do rối loạn tiền đình
Đo âm ốc tai, chụp MRI, CT scan… là những biện pháp xét nghiệm hiện đại giúp chẩn đoán chóng mặt do rối loạn tiền đình chính xác
  • Đo âm ốc tai; 
  • Ghi điện não, điện tim, điện cơ;
  • Siêu âm Doppler; 
  • Chụp cắt lớp vi tính CT scan, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp mạch số hóa xóa nền… 
  • Xét nghiệm huyết học, sinh hóa, vi sinh y học; 
  • Ngoài ra, một số trường hợp khác có thể được thực hiện bài test trắc nghiệm thần kinh – tâm lý. 

Dựa vào kết quả thăm khám – xét nghiệm trên, bác sĩ sẽ có đủ cơ sở nhận định cơn chóng mặt là do rối loạn tiền đình gây ra, chứ không phải choáng váng, đau đầu đơn thuần. Lúc này, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

  • Chóng mặt do rối loạn tiền đình ngoại biên: Cơn chóng mặt sẽ đi kèm với ù tai, giảm thính giác hoặc điếc. 
  • Chóng mặt do rối loạn tiền đình trung ương: Cơn chóng mặt ít khi có kèm theo giảm thính lực, trừ trường hợp dây thần kinh số VIII bị tổn thương. 

Cách điều trị khắc phục chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình gây ra

Trên thực tế, cơn chóng mặt tiền đình thường xảy ra khi người bệnh thay đổi tư thế đột ngột, khiến não bộ không phản xạ kịp để điều khiển sự thăng bằng. Cộng với việc thiếu máu và oxy lên não khiến sự phối hợp về duy trì khả năng thăng bằng cơ thể kém đi. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, người bệnh chỉ cần tập trung vào phục hồi chức năng tiền đình thông qua các biện pháp chăm sóc não bộ, hệ thần kinh. 

Có rất nhiều cách khắc phục triệu chứng chóng mặt tiền đình như:

1. Điều trị theo Tây y

Dùng thuốc trị rối loạn tiền đình là một trong những biện pháp hiệu quả được phần đông người bệnh chọn lựa áp dụng. Vì thuốc Tây tiện lợi, dễ sử dụng, phát huy tác dụng cao nhanh chóng và tức thì. Tuy nhiên, dùng thuốc Tây được xem là “con dao hai lưỡi” vì bên cạnh hiệu quả còn đi kèm với tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người dùng. 

Vì vậy, tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể, mức độ chóng mặt ít hay nhiều, tần suất bao nhiêu, có kèm các triệu chứng rối loạn tiền đình hay không… mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị riêng biệt cho từng người bệnh. Có rất nhiều loại thuốc trị bệnh khác nhau, trong đó thuốc trị chóng mặt do rối loạn tiền đình là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Điển hình như:

Chóng mặt do rối loạn tiền đình
Có nhiều loại thuốc điều trị khắc phục chứng chóng mặt tiền đình như thuốc kháng histamin, tăng tuần hoàn não, thuốc chứa benzodiazepin…
  • Thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc trị chóng mặt hiệu quả, tác động và duy trì sự hoạt động của tai trong, giảm chóng mặt và giúp cải thiện khả năng kiểm soát thăng bằng của cơ thể. Một vài loại phổ biến như Betahistin, Dyphenhydramin, Meclizin… 
  • Thuốc tăng cường tuần hoàn não: Thuốc có khả năng kích thích tuần hoàn máu lưu thông lên não, hoạt hóa não và thực hiện tốt chức năng dẫn truyền thần kinh. Từ đó làm giảm chóng mặt cùng nhiều triệu chứng khác như hoa mắt, ù tai, đau đầu… Một vài loại thường dùng như Vinpocetin, Piracetam, Ginkgo Biloba…
  • Nhóm thuốc BenzodiazepinCác loại thuốc thuộc nhóm này thường được dùng phổ biến trong điều trị bệnh rối loạn tiền đình, bệnh Ménière… hoặc các bệnh về tâm lý. Thuốc có tác dụng điều chỉnh và phục hồi chức năng tiền đình, làm giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai… Một vài loại phổ biến như Clonazepam, Diazepam, Lorazepam…
  • Nhóm thuốc đối kháng canxi có chọn lọc: Một vài loại thuốc phổ biến thuộc nhóm này như Flunarizin, Cinnarizin… thường được bác sĩ kê đơn sử dụng phổ biến trong điều trị làm giảm chóng mặt do rối loạn tiền đình gây ra, chóng mặt do say tàu xe hoặc bệnh đau nửa đầu sau gáy bên trái… 

Lưu ý: Hầu hết các loại thuốc vừa kể trên đều là thuốc kê đơn và dễ gây tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều hoặc dùng cho những đối tượng không được chỉ định để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. 

2. Điều trị theo Đông y

Trong Đông, chứng chóng mặt, choáng váng, nhìn không rõ… do rối loạn tiền đình sẽ được phân biệt với triệu chứng chóng mặt thông thường thông qua các dấu hiệu đi kèm như buồn nôn, nôn ói, khó thở, đi lại khó khăn, loạng choạng, dễ té ngã… Nguyên nhân của tình trạng này có thể do khí huyết hư, thận hư, lao lực quá sức, dâm dục quá độ, mất nhiều máu, cảm nhiễm tà khí hoặc chữa nhầm thuốc… 

Để điều trị khắc phục tình trạng chóng mặt tiền đình chỉ cần tập trung bồi bổ cơ thể, cân bằng âm dương, phục hồi chức năng thận hư, khí hư, huyết hư, thúc đẩy tuần hoàn máu cho não bộ, đào thải khí hư… Đồng thời, chữa chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình gây ra bằng Đông y còn giúp người bệnh thư giãn, thoải mái, tránh mệt mỏi, tinh thần phấn chấn hơn…

Bài thuốc trị chóng mặt rối loạn tiền đình

  • Bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm: Chủ trị chứng rối loạn tiền đình, làm giảm chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đau đầu, buồn nôn, mất thăng bằng, dễ té ngã… Chuẩn bị 20g thạch quyết minh sống, tang ký sinh, ngưu tất, câu đằng, thục phần và ích mẫu mỗi bị 12g, hà thủ ô trắng, hoàng cầm, dạ giao đằng và đỗ trọng mỗi vị 10g. Sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước uống hằng ngày. 
  • Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn: Bài thuốc này giúp cải thiện hiệu quả chứng chóng mặt tiền đình, bồi bổ sức khỏe, giảm mệt mỏi và tăng khả năng tập trung cho não bộ, mắt. Đồng thời, kích thích tuần hoàn máu lên não, tái tạo hồng cầu và kiểm soát huyết áp. Dùng sơn thù và sơn dược mỗi loại 160g, đan bì, bạch cúc hoa, phục linh và kỷ tử mỗi vị 120g và 320g thục địa. Tán mịn các vị thuốc trên rồi vo thành viên sử dụng dần. Mỗi lần dùng 8 – 16g hòa vào ly nước muối ấm để uống. 
  • Bài thuốc trị chóng mặt rối loạn tiền đình dạng hư chứng: Bài thuốc này có tác dụng chính là cải thiện chứng chóng mặt, hay hoa mắt, choáng váng, nhìn không rõ, căng thẳng, mệt mỏi, stress, giảm buồn nôn và tăng cường trí nhớ. Chuẩn bị hoài sơn, trạch tả, bạch linh, mẫu lệ, bạch thược và thục địa mỗi loại 12g, hà thủ ô, sơn thù, thạch quyết minh và kỷ tử mỗi vị 10g. Sắc mỗi ngày 1 thang uống hết trong ngày. 
Chóng mặt do rối loạn tiền đình
Chữa chóng mặt do rối loạn tiền đình theo Đông y có nhiều cách như dùng các bài thuốc, diện chẩn, xoa bóp – bấm huyệt, châm cứu…

Lưu ý: Khi trị chứng chóng mặt tiền đình bằng các bài thuốc Đông y cần chú ý tuân thủ nguyên tắc điều trị và đặc biệt kiên trì để thuốc ngấm vào cơ thể phát huy tác dụng tốt đa. Không bỏ dở giữa chừng hoặc kết hợp thuốc Tây để tránh làm giảm tác dụng của thuốc, dễ gây tương tác thuốc có hại cho sức khỏe. 

Trị chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình bằng các thủ thuật trị liệu

Bên cạnh các bài thuốc, trong Đông y còn ghi nhận nhiều thủ thuật trị liệu tác động từ bên ngoài cơ thể giúp cải thiện hiệu quả chứng chóng mặt. Chẳng hạn như:

  • Diện chẩn: Chữa rối loạn tiền đình bằng diện chẩn là biện pháp vừa đơn giản vừa đem lại hiệu quả cao mà lại rất an toàn cho người bệnh. Thậm chí những người bị bệnh nhẹ có thể trị được dứt điểm hoàn toàn. Phương pháp này là tổng hợp các thủ thuật như gõ, lăn, day, ấn, cào, hơ ngải, xoa dầu cao… ở một số điểm huyệt nhất định. Nhờ đó giúp cải thiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn ói, mất thăng bằng, giảm stress, giảm suy nhược, cải thiện chất lượng giấc ngủ. 
  • Bấm huyệt: Xoa bóp và ấn huyệt cũng là biện pháp tương tự như diện chẩn, tác động lên các huyệt đạo nhằm cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình nói chung và chứng chóng mặt nói riêng. Cách này đơn giản hơn và có thể thực hiện tại nhà. Một số vị trí cần tác động như vùng đầu, trán, hai bên tai, ổ mắt… 
  • Châm cứu: Châm cứu giúp tác động trực tiếp lên phần não bộ bị ảnh hưởng do rối loạn tiền đình, từ đó làm giảm chóng mặt cùng nhiều triệu chứng khác nhanh chóng, rõ rệt. Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần chọn những nơi châm cứu uy tín, người thực hiện có kinh nghiệm, tay nghề cao. Mỗi ngày chỉ châm cứu tối đa 1 lần, 1 liệu trình từ 20 – 25 lần châm cứu. 

3. Điều trị bằng thuốc Nam

Nhiều người bị chóng mặt do rối loạn tiền đình nhẹ không nhất thiết phải dùng thuốc. Thay vào đó có thể chọn lựa sử dụng các loại thảo dược thuốc Nam để trị bệnh, vừa đem lại hiệu quả rõ rệt vừa đảm bảo an toàn cho cơ thể người dùng. Một vài loại thảo dược thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình hiệu quả như:

Chóng mặt do rối loạn tiền đình
Ngải cứu là loại thảo dược thuốc Nam giúp cải thiện chứng chóng mặt tiền đình, ngủ ngon hơn, giảm đau đầu… nhờ khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu lên não
  • Tam thất: Trong loại dược liệu này có chứa nhiều hoạt chất giúp cải thiện thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu, stress, đau đầu, mất ngủ và đặc biệt là giảm chóng mặt nhanh chóng. Người bệnh chỉ cần kiên trì thực hiện bài thuốc sắc từ hoa tam thất, lá dâu tằm và ngọc lạc tiên đều đặn hàng ngày, dùng trước khi đi ngủ 1 tiếng sẽ đạt được hiệu quả rõ rệt. 
  • Đinh lăng: Rễ cây đinh lăng được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trong đó, điển hình nhất là bồi bổ cơ thể, bổ huyết, giảm suy nhược và cải thiện nhanh chóng các triệu chứng rối loạn tiền đình như chóng mặt, đau đầu, mất ngủ… Dùng rễ đinh lăng phơi khô hãm thành trà sử dụng hàng ngày, kiên trì cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hẳn.
  • Ngải cứu: Ngải cứu chữa chóng mặt tiền đình, giảm đau đầu, mất ngủ… cực kỳ hiệu quả. Vì theo nhiều nghiên cứu, trong lá ngải cứu chứa nhiều hoạt chất có lợi như acid amin, flavonoid, choline, adenin… hỗ trợ điều hòa, tăng cường lưu thông máu lên não. Dùng lá ngải cứu khô hãm trà uống hoặc dùng lá tươi chế biến thành nhiều món ăn chữa rối loạn tiền đình như óc heo ngải cứu, trứng chiên ngải cứu, canh ngải cứu thịt xay…

Bên cạnh các cách trên, để xử lý cơn chóng mặt rối loạn tiền đình còn rất nhiều cách như: liệu pháp tâm lý, các thủ thuật vật lý như Epley, Semont hoặc các bài tập trị rối loạn tiền đình như Brandt – Daroff…, phẫu thuật… tùy theo từng trường hợp bệnh. 

Cách phòng tránh chứng chóng mặt rối loạn tiền đình hiệu quả

Để cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh mắc bệnh hoặc tái phát triệu chứng chóng mặt tiền đình, chúng ta có thể thực hiện những cách đơn giản sau đây:

Chóng mặt do rối loạn tiền đình
Tập thể dục điều độ, vừa sức là cách phòng ngừa chóng mặt rối loạn tiền đình hiệu quả nhất
  • Có chế độ ăn uống phù hợp, ăn uống đủ bữa và đủ chất. Ưu tiên các nhóm thực phẩm giàu vitamin khoáng chất, rau, củ quả, trái cây, ngũ cốc, đậu, hạt, giảm ăn thịt, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp nhiều chất bảo quản… 
  • Uống ít nhất 2 lít nước/ ngày, trong đó gồm nước lọc, nước ép trái cây, sữa ít béo, sữa hạt, canh, súp…
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày, chỉ nên tập nhẹ nhàng, tránh quá sức. 
  • Đối với những người lao động tay chân quá sức hoặc dân văn phòng, ngồi làm việc lâu một chỗ nên thường xuyên vận động, đi lại, tập các bài tập đơn giản tác động vào vùng cổ, vai gáy để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. 
  • Tránh rơi vào trạng thái căng thẳng, stress quá mức, thay vào đó hãy làm những việc mà mình yêu thích như nghe nhạc, đọc sách, thiền, yoga… để cải thiện tâm trạng. 
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiều tiếng ồn, ô nhiễm, bụi bẩn… hoặc ít nhất phải được trang bị đồ bảo hộ lao động để bảo vệ thính giác, thị giác, khứu giác… 
  • Không lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá và các chất gây nghiện khác.
  • Hạn chế những động tác thay đổi tư thế đột ngột, xoay người nhanh, bật dậy khi đang nằm hoặc ngồi…. 
  • Vệ sinh giấc ngủ khoa học để giảm nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh bằng cách dọn dẹp vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh, ít ánh sáng… 

Trên đây là những thông tin về triệu chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình gây ra. Trên thực tế, không có một biện pháp điều trị cụ thể nào về tình trạng này, tùy theo nguyên nhân và mức độ bệnh ở từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên chủ động thăm khám sớm khi có những cơn chóng mặt thất thường, không tự ý dùng thuốc và áp dụng các cách phòng ngừa như vừa nêu trên. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 10:07 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:49 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung đã thoát khỏi bệnh mất ngủ kinh niên khi gặp được thầy giỏi, thuốc hay. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm ngủ ngon của nghệ sĩ trong bài viết này.
Rối loạn tiền đình và thiếu máu não Rối Loạn Tiền Đình Và Thiếu Máu Não: Thông Tin Cần Biết

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não đều là những bệnh lý phổ biến với tỷ lệ mắc cao.…

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?  Rối Loạn Tiền Đình Có Nguy Hiểm Không? Biến Chứng Gì?

Rối loạn tiền đình là căn bệnh bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải, nhất là người…

Thuốc trị rối loạn tiền đình Hàn Quốc 6 Thuốc Trị Rối Loạn Tiền Đình Của Hàn Quốc Tốt Nhất

Các loại thuốc trị rối loạn tiền đình Hàn Quốc được rất nhiều người săn đón vì là hàng cao…

Thuốc trị rối loạn tiền đình của Úc 3 Loại Thuốc Trị Rối Loạn Tiền Đình Của Úc Phổ Biến Nhất

Bên cạnh những dòng thuốc trị rối loạn tiền đình của Nhật, Pháp, Mỹ... thì thuốc tiền đình của Úc…

Rối loạn tiền đình ở người trẻ Rối Loạn Tiền Đình Ở Người Trẻ: Triệu Chứng Và Cách Trị

Chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Đây là tình trạng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua