Chăm Sóc và Chế Độ Ăn Cho Bệnh Nhân Xơ Gan Mất Bù

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Việc chăm sóc bệnh nhân xơ gan còn bù đúng cách có thể giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu và kéo dài thời gian sống. Người nhà cần lưu ý xây dựng cho bệnh nhân một chế độ ăn uống phù hợp, để người bệnh được nghỉ ngơi nhiều và có đời sống tinh thần thoải mái để chống đỡ tốt hơn với bệnh.

Thế nào là bệnh xơ gan mất bù?

Bệnh xơ gan mất bù chỉ tình trạng gan bị xơ hóa gần như hoàn toàn khiến cho chức năng hoạt động của gan bị suy giảm nghiêm trọng. Đây được xem là hậu quả của việc không điều trị bệnh sớm hoặc chữa trị không đúng cách ở giai đoạn xơ gan còn bù. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến các trường hợp thường xuyên uống bia rượu, có tiền sử bị viêm gan mãn tính hoặc gan nhiễm mỡ, tăng men gan kéo dài, hút thuốc lá hay rối loạn tự miễn…

chăm sóc bệnh nhân xơ gan mất bù
Bệnh nhân bị xơ gan mất bù cần được chăm sóc đúng cách để cải thiện sức khỏe và kéo dài thời gian sống

Ở người bị xơ gan mất bù, chức năng gan bị mất và không thể phục hồi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người bệnh có thể gặp nhiều triệu chứng bất thường như:

  • Suy kiệt sức khỏe, mệt mỏi kéo dài
  • Vàng mắt hoặc vàng da do dịch mật bị tắc nghẽn trong gan
  • Phù chân, ấn vào thấy mềm và có vết lõm xuất huyệt trong khoảng 1 – 2 phút rồi biến mất
  • Buồn nôn hoặc ói mửa
  • Khó thở
  • Chướng bụng, bụng chướng to như cái trống
  • Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày
  • Xuất hiện nhiều vết bầm trên da
  • Chán ăn, ăn uống kém tiêu hóa
  • Phù chân hoặc phù toàn thân.

Bên cạnh các triệu chứng khó chịu kéo dài dai dẳng, người bị xơ gan mất bù còn có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như cổ trướng, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, suy thận, nhiễm trùng, chảy máu nội tạng hay hôn mê gan… Những biến chứng này đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tuổi thọ của bệnh nhân.

Sản phẩm được nghiên cứu bởi Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn
"Tiếng lành đồn xa", số lượng bệnh nhân đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh gan với bác sĩ Lê Hữu Tuấn tại Trung tâm Thuốc dân tộc ngày càng gia tăng. Người bệnh tin tưởng lựa chọn bác sĩ không chỉ bởi chuyên môn cao, kê đơn bốc thuốc chuẩn bệnh mà còn vì tấm lòng y đức, sự tận tâm, nhiệt tình. Bác sĩ đã giúp hàng ngàn người chữa khỏi căn bệnh gan phiền toái nhờ bài thuốc đặc trị, được kế thừa từ Danh y Hải Thượng Lãn Ông.

Tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh xơ gan mất bù

Song song với quá trình điều trị thì việc chăm sóc sức khỏe đối với người bị xơ gan mất bù có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ở giai đoạn mất bù, chức năng hoạt động của gan không còn khiến sức khỏe của người bệnh ngày càng suy kiệt. Các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, ăn uống lâu tiêu… thường xuyên diễn ra khiến người bệnh mệt mỏi, không còn sức chiến đấu với bệnh. Hậu quả là bệnh nặng ngày càng thêm nặng và dễ dàng gây biến chứng.

Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách và bổ sung một chế độ dinh dưỡng hợp lý, các triệu chứng khó chịu sẽ được cải thiện đáng kể. Điều này cũng giúp người bệnh ức chế được tình trạng xơ hóa trong gan, ngăn ngừa biến chứng và kéo dài thời gian sống.

Hơn nữa, việc chăm sóc đúng cách còn góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh xơ gan mất bù, giúp kiểm soát được bệnh tốt hơn. Sự quan tâm từ phía người thân cũng là liều thuốc tinh thần giúp người bệnh lạc quan trong suốt quá trình chữa bệnh.

Cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan mất bù

  • Kê cao chân khi nằm: Chèn một cái gối dưới chân để đưa chân lên cao hơn tim có thể hữu ích đối với người đang bị phù chân. Hoạt động này có thể giúp ngăn chặn tình trạng tích tụ dịch tại chân, giảm sưng phù bàn chân hay mắt cá chân, đồng thời giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Cách chăm sóc cho bệnh nhân xơ gan mất bù
Kê cao chân khi nằm ngủ có thể giúp hạn chế được tình trạng phù chân cho người bị xơ gan mất bù
  • Nghỉ ngơi nhiều, không lao động nặng nhọc: Cảm giác mệt mỏi và tình trạng suy kiệt sức khỏe sẽ khiến người bị xơ gan mất bù không thể duy trì được khả năng lao động như khi còn khỏe mạnh. Người bệnh được khuyến cáo nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng. Không làm việc nặng quá sức khiến sức khỏe giảm sút nhanh và mất khả năng chống lại bệnh.
  • Tránh nhiễm trùng: Do gan bị mất chức năng hoạt động, khả năng miễn dịch của bệnh nhân bị xơ gan mất bù cũng giảm sút đáng kể. Người bệnh nên bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm trùng bằng cách thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Tránh đến các khu vực bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm. Rửa tay thường xuyên với xà phòng sát khuẩn. Giữ vệ sinh trong khâu chế biến, sử dụng và bảo quản thức ăn. Không ăn đồ chưa được nấu chín và uống nước đun sôi để nguội nhằm đảm bảo vệ sinh.
  • Trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa: Việc chăm sóc bệnh nhân xơ gan mất bù có biến chứng xuất huyết tiêu hóa trên cần phải thận trọng hơn. Người bệnh nên nghỉ ngơi trên giường, bổ sung chất dinh dưỡng qua đường truyền và truyền máu nếu bị mất máu quá nhiều.
  • Kiểm soát cân nặng: Bệnh nhân bị xơ gan mất bù thường có khuynh hướng tăng cân do bị tích tụ nhiều dịch trong cơ thể. Chính vì vậy, người bệnh cần đo cân nặng thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý biến chứng cổ trướng.
  • Tập thể dục hàng ngày: Mặc dù không được hoạt động thể chất quá mạnh hay làm việc nặng nhưng người bị xơ gan mất bù vẫn nên tạo thói quen tập thể dục hàng ngày. Lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập thể dục dưỡng sinh hay đạp xe đạp… để nâng cao thể chất, cải thiện sức đề kháng và tăng cường lưu thông tuần hoàn máu.
  • Giữ tinh thần thoải mái: Việc duy trì trạng thái tinh thần tốt sẽ giúp người bệnh lạc quan chiến đấu với bệnh tốt hơn. Người bị xơ gan mất bù nên tránh để thần kinh bị căng thẳng, stress. Nếu lo lắng quá mức, hãy chia sẻ với người thân và nhờ sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để tìm ra cách sống chung với bệnh.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Người bị xơ gan mất bù không nên quan hệ tình dục với tần suất quá nhiều. Nên mang bao cao su để bảo vệ khi quan hệ với bạn tình để giảm nguy cơ bị lây nhiễm viêm gan virus hay các dạng nhiễm trùng khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không dùng các thuốc có hại cho gan: Một số loại thuốc chuyển hóa tại gan có thể làm tăng nặng tình trạng xơ gan. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ, bao gồm cả thuốc thảo dược.
  • Kiểm soát tốt các vấn đề khác về sức khỏe: Một số bệnh lý như tiểu đường, tăng cholesterol máu… có thể thúc đẩy bệnh xơ gan tiến triển nhanh hơn nếu không được kiểm soát tốt. Vì vậy, song song với quá trình chữa trị bệnh xơ gan mất bù, người bệnh cũng cần tích cực điều trị các bệnh lý liên quan.
  • Ngừng hút thuốc lá: Các chất độc có trong khói thuốc lá không chỉ gây hại cho gan mà còn thúc đẩy quá trình xơ hóa, làm tăng nguy cơ gặp biến chứng cho người bị xơ gan mất bù, nhất là ung thư gan.
  • Dùng thuốc đúng theo hướng dẫn: Trường hợp được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị xơ gan mất bù tại nhà, hãy uống thuốc đều đặn theo đúng liều lượng và thời gian chỉ định.
  • Thăm khám định kỳ: Người bệnh cần quay trở lại bệnh viện thăm khám định kỳ để kiểm tra chức năng gan, đánh giá kết quả điều trị và kịp thời phát hiện cũng như xử lý biến chứng nếu có.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan mất bù

Ngoài việc chăm lo đời sống tinh thần hàng ngày và nghỉ ngơi tốt, người bị xơ gan mất bù cần duy trì một chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể.

chế độ ăn uống chăm sóc bệnh nhân xơ gan mất bù
Việc chăm sóc bệnh nhân xơ gan mất bù cần phải chú trọng vào thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh

Cách chăm sóc bệnh nhân xơ gan mất bù thông qua chế độ dinh dưỡng:

  • Bữa ăn của người bệnh cần đảm bảo cung cấp đầy đủ nhóm chất cho người bệnh. Bao gồm calo, chất đạm, đường, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
  • Các trường hợp có biểu hiện hôn mê gan nên giảm lượng đạm sử dụng. Ưu tiên dùng các thực phẩm bổ sung đạm chứa acid amin mạch nhánh để cơ thể dễ hấp thụ và chuyển hóa mà không làm tăng gánh nặng cho gan.
  • Thực hiện chế độ ăn nhạt. Cắt giảm tối đa lượng muối sử dụng khi chế biến thức ăn. Đồng thời tránh cho người bệnh ăn các thực phẩm giàu natri như dưa muối, các loại mắm, đồ hộp hay đồ muối khô.
  • Bệnh nhân bị táo bón cần giảm lượng đạm sử dụng, tăng cường chất xơ để kích thích nhu động ruột, giúp ổn định tần suất đi ngoài khoảng 2- 3 lần mỗi ngày. 
  • Bổ sung thêm kali bằng cách ăn các loại trái cây chín như chuối, dưa hấu, hồng xiêm hay đu đủ… Khoáng chất này rất quan trọng của hoạt động của gan. Việc tăng cường sử dụng các thực phẩm trên còn giúp cân bằng điện giải, bù đắp lượng kali bị thất thoát khi người bệnh sử dụng thuốc lợi tiểu.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Người bị xơ gan còn bù được khuyến cáo nên uống 1 – 1,2 lít nước mỗi ngày. Không nên uống bổ sung quá nhiều chất lỏng khi đang bị tích nước, phù chân, cổ trướng. Ngoài nước lọc, có thể sử dụng các loại nước ép trái cây hay các loại trà thảo mộc có tác dụng hỗ trợ làm mát gan, thải độc, lợi mật.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu probiotic, chẳng hạn như sữa chua để hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón hoặc tiêu chảy, giúp người bệnh ăn uống tốt hơn.
  • Hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ, chất béo như các món xào, khoai tây chiên, hamburger, gà rán, nội tạng động vật. Chúng gây khó tiêu, đầy bụng, làm tăng gánh nặng cho gan dẫn đến gan nhiễm mỡ, đồng thời tăng nặng mức độ xơ hóa gan.
  • Tuyệt đối kiêng uống bia, rượu và các thức uống có cồn khác. Chúng rất có hại cho gan và là một trong những nguyên nhân khiến nhiều nam giới bị xơ gan mất bù.
  • Sử dụng nguồn thực phẩm sạch, tươi sống để chế biến món ăn. Hạn chế cho người bệnh ăn đồ chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp vì chúng chứa nhiều hóa chất bảo quản, chất béo và natri có hại cho gan nhưng lại có giá trị dinh dưỡng nghèo nàn.
  • Trường hợp chán ăn, ăn uống kém và hay buồn nôn, cần cho người bệnh ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Thay vì chỉ có 3 bữa lớn như thông thường thì có thể chia làm 7 – 8 bữa. Như vậy sẽ giúp người bệnh dung nạp được lượng thức ăn nhiều hơn nhưng lại không gây cảm giác chán ăn, đầy bụng hay buồn nôn như khi phải ăn quá nhiều thứ cùng lúc. Ngoài ra, việc ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày còn giảm thiểu được gánh nặng cho gan cũng như đường ruột và giúp người bệnh nhận được đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết trong ngày.
  • Không để bụng bị đói. Khoảng cách giữa hai bữa ăn không nên kéo dài trong 7 – 8 tiếng.

Trên đây là các vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân xơ gan mất bù. Ngoài việc duy trì một lối sống khoa học, người bệnh cần có một chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị.

Có thể bạn quan tâm

TIN XEM THÊM

Ngày đăng 09:11 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 15:16 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Chăm Sóc và Chế Độ Ăn Cho Bệnh Nhân Xơ Gan Mất Bù

Việc chăm sóc bệnh nhân xơ gan còn bù đúng cách có thể giúp người bệnh nâng cao sức khỏe,…

Bệnh Xơ Gan Có Chữa Được Không? Điều Cần Biết

Bệnh xơ gan có chữa được không là băn khoăn chung của hầu hết bệnh nhân. Trên thực tế, khả…

Chia sẻ góc nhìn về Bảo nam Ích can thang đặc trị xơ gan (F1, F2)

 Xu hướng chữa bệnh xơ gan bằng YHCT ngày càng được đánh giá cao vì sự an toàn, triệt để,…

Bệnh Xơ Gan Trong Đông Y và Phương Pháp Điều Trị

Bệnh xơ gan trong Đông y được xếp vào nhóm các chứng hoàng đản, tích tụ hay hiếp thống. Căn…

Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Xơ Gan Giúp Nhanh Phục Hồi

Người bị xơ gan cần được chăm sóc tốt để nhanh phục hồi sức khỏe và nâng cao hiệu quả…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua