VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn từ Y học cổ truyền [Đừng bỏ lỡ]

Quy trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, cần chú ý tới vấn đề chăm sóc để thúc đẩy chữa lành tổn thương. Đồng thời phục hồi chức năng vận động của cột sống. Ngoài việc ăn uống và sinh hoạt đúng cách, điều độ thì còn cần chú ý đến nhiều vấn đề khác. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn quy trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm đúng cách và khoa học.

ĐỪNG BỎ LỠ: Thoát Vị Đĩa Đệm “Án Liệt” Cận Kề Và Liệu Pháp Xử Lý Không Xâm Lấn Từ Thảo Dược

chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm
Cần thực hiện việc chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm đúng cách để rút ngắn thời gian hồi phục

Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì phục hồi?

Mổ thoát vị đĩa đệm là một phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Phẫu thuật này chỉ được thực hiện trong các trường hợp thật sự cần thiết. Những đối tượng sau đây có thể sẽ được bác sĩ chỉ định:

  • Đau cột sống dữ dội, bị mất khả năng điều khiển các chi
  • Tiểu tiện hoặc đại tiện mất kiểm soát
  • Dây thần kinh bị chèn ép nặng
  • Người bệnh thường xuyên bị tê tay chân và đi lại khó khăn
  • Thuốc cùng các biện pháp điều trị khác không thể đáp ứng

Rất nhiều người bệnh vẫn còn chưa nắm rõ và đặt ra nhiều thắc mắc về phương pháp điều trị này. Trong đó nhiều người băn khoăn không biết mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì phục hồi?

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Theo nhận định từ các chuyên gia xương khớp thì đối với người bệnh có sức khỏe tốt có thể cần trung bình khoảng 3 tuần để hồi phục. Tuy nhiên thời gian này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe hậu phẫu và thể trạng của mỗi người.

Cần chú ý đến một số mốc thời gian hậu phẫu sau đây:

  • Ngày đầu tiên: Người bệnh cần được nghỉ ngơi, nằm tại chỗ trên giường. Cần hạn chế đối đa việc vận động. Đặc biệt là tránh tình trạng vặn xoắn cơ thể.
  • Các ngày thứ 2 và thứ 3: Có thể đi lại nhẹ nhàng nhưng cần sự trợ giúp từ người thân.
  • Trong 4 ngày đầu: Người bệnh tuyệt đối tránh tình trạng đứng hay ngồi quá lâu.
  • Tháng đầu sau mổ: Cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng tại nhà. Hạn chế các hoạt động gây ảnh hưởng tới cột sống.
  • Sau khi phẫu thuật khoảng 3 tháng: Có thể hoạt động thể chất với những môn đơn giản, nhẹ nhàng. Ví dụ như đi bộ, đạp xe, tập yoga, bơi lội… Tuy nhiên cần chú ý hoạt động vừa sức. Khi cơ thể có cảm giác đau hãy dừng lại ngay. Tuyệt đối không được tập luyện gắng sức.
  • Sau 6 tháng: Lúc này đa phần các trường hợp cột sống đã đi vào ổn định. Người bệnh có thể sinh hoạt bình thường trở lại. Tuy nhiên vẫn cần tránh các hoạt động vui chơi hay làm việc va chạm mạnh hoặc phải dùng quá nhiều sức.
mổ thoát vị đĩa đệm
Mổ thoát vị đĩa đệm là phẫu thuật xâm lấn chỉ được áp dụng khi thật sự cần thiết

Quy trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, thể trạng và sức đề kháng của người bệnh sẽ có phần suy yếu. Tổn thương ở vết mổ và chức năng cột sống cũng cần phải có thời gian để lành lại.

Ngoài ra, người bệnh có thể còn bị đau hay gặp phải các triệu chứng khó chịu sau khi thuốc gây tê hết tác dụng. Vì vậy cần chú ý chăm sóc người bệnh sau mổ thoát vị đĩa đệm đúng cách để thúc đẩy tốc độ phục hồi.

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh sau khi mổ thoát vị đĩa đệm cần chú ý đến các vấn đề sau:

1. Chăm sóc ngay sau khi phẫu thuật

Ngay sau khi phẫu thuật tiến hành thành công, người bệnh sẽ được giữ lại theo dõi ở bệnh viện trước khi xuất viện đưa về nhà chăm sóc. Dưới đây là các vấn đề cần quan tâm:

– Cần phải có người thân túc trực và chăm sóc:

Sau khi phẫu thuật, người bệnh luôn cần có người nhà kề cạnh trông nom và chăm sóc. Nhiệm vụ của người thân là theo dõi và báo cho bác sĩ trong các trường hợp cần thiết. Ngoài ra, có người thân ở bên, người bệnh sẽ được tiếp thêm sức mạnh tinh thần để có quá trình hồi phục tốt hơn:

– Đề phòng nhiễm lạnh:

Ngay sau mổ, khi cơ thể thoát khỏi khí gây mê thì người bệnh thường cảm thấy lạnh. Nếu nhận thấy người bệnh có biểu hiện bị lạnh, co giật hay khó chịu thì hãy kịp thời ủ ấm. Lúc này việc nhanh chóng báo cho nhân viên y tế là rất cần thiết. Điều này giúp dự phòng trường hợp bị sốc hậu phẫu.

– Giảm đau tê ở vết mổ:

Đây là những triệu chứng rất khó tránh khỏi khi người bệnh vừa trái qua mổ thoát vị đĩa đệm. Để dự phòng các biến chứng nghiêm trọng phát sinh, người nhà nên báo cho bác sĩ được biết để có biện pháp xử lý kịp thời.

2. Sinh hoạt đúng cách sau mổ thoát vị đĩa đệm

Trong những ngày đầu tiên sau mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh được khuyến cáo lf cần đi lại nhẹ nhàng. Đồng thời phải có sự trợ giúp từ phía người thân. Tuyệt đối không được cúi hay ưỡn cột sống.

Tất cả các cử động cần được thực hiện chậm rãi để cơ thể dần thích nghi. Đồng thời trong mọi tư thế ngồi, nằm hay đi đứng và vấn đề tắm rửa, vệ sinh vết mổ cũng đều phải quan tâm.

– Cách tắm và chăm sóc vết mổ:

Cần chú ý tắm theo chỉ dẫn của bác sĩ về cả thời gian và cách tắm. Sau phẫu thuật cần giữ cho vết mổ được khô và sạch sẽ (ít nhất là 4 ngày đầu tiên). Tuyệt đối không tắm bồn khi vết mổ chưa lành hẳn.

Vết mổ thường được khâu bằng chỉ và băng bó ở bên ngoài. Người bệnh tuyệt đối không chạm và sờ vào. Sau khi cắt chỉ, nếu chăm sóc đúng cách thì tổn thương sẽ chóng lành hơn.

– Khi ngồi:

Nên dùng ghế tựa chắc chắn để ngồi. Sử dụng ghế có chiều cao phù hợp để chân vẫn chạm được đất. Thành ghế cần phải vuông góc với mặt ghế.

Người bệnh tuyệt đối không ngồi bệt xuống sàn hay ngồi ở tư thế khoanh chân. Tuần đầu tiên sau mổ thoát vị đĩa đệm đừng nên ngồi liên tục quá 30 phút.

– Khi nằm:

Nên chọn nệm bằng phẳng, không có độ nhún. Có thể nằm ở tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên không nên giữ 1 tư thế quá lâu.

tư thế nằm tốt cho cột sống đang tổn thương
Người bệnh có thể nằm ở tư thế mình thấy thoải mái nhưng không nên duy trì quá lâu

Trường hợp muốn xoay người, cần chú ý thực hiện chậm rãi. Nên nhờ người thân hỗ trợ để thực hiện dễ dàng hơn. Tuyệt đối không nằm võng hay nằm trên ghế sofa.

– Tư thế đứng:

Nên đứng ở tư thế hai chân dang rộng một khoảng bằng vai. Và chú ý luôn giữ cho đầu thẳng. Cơ vai và cổ thả lỏng thoải mái. Trọng tâm của cơ thể cần đặt đều lên cả 2 chân.

3. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ chưa thể ăn uống bình thường ngay được. Việc ăn uống chỉ có thể bắt đầu khi đã xì hơi. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý tuân thủ nguyên tắc ăn uống để hỗ trợ quá trình phục hồi.

Trong 4 ngày đầu tiên sau mổ, cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn mềm và dễ tiêu hóa. Có thể là cháo thịt bằm, món súp hay món canh hầm rau củ… Khi chế biến món ăn cần chú ý hạn chế dùng nhiều dầu mỡ và gia vị.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cần đảm bảo sự cân bằng dưỡng chất. Bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản bao gồm: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin – khoáng chất.

Việc kiêng cữ một số các thực phẩm xấu là cần thiết. Tuy nhiên kiêng khem quá mức có thể sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất. Điều này trực tiếp ảnh hưởng quá trình hồi phục hậu phẫu. Nhưng ăn uống quá mức lại dễ khiến cơ thể thừa cân. Từ đó làm tăng áp lực cho cột sống đang bị tổn thương.

– Một số thực phẩm tốt có thể bổ sung bao gồm:

  • Vitamin A, C: Dồi dào trong cà rốt, trái cây họ cam quýt, cà chua, rau bina, khoai tây…
  • Protein có nguồn gốc thực vật: Các loại hạt và đậu, tảo xoắn, yến mạch, măng tây, bông cải xanh…
  • Chất xơ: Các loại rau xanh (nhất là rau có lá màu xanh đậm), ngũ cốc nguyên cám…
  • Canxi: Có nhiều trong ngũ cốc, sữa chua, đậu bắp, cải xoăn, hạnh nhân, đậu trắng…

– Dưới đây là các thực phẩm nên kiêng:

  • Thịt đỏ, hải sản và các loại thực phẩm dễ gây dị ứng
  • Thực phẩm khó tiêu, nghèo dưỡng chất: Đồ muối chua, đồ lên men, thức ăn đông lạnh hay thực phẩm đóng hộp…
  • Tránh các thực phẩm gây mưng mủ: Rau muống, xôi, bánh chưng…
  • Chất kích thích: Rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas, thuốc lá…
chăm sóc sau mổ thoát vị đĩa đệm
Sau mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh cần được điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp

4. Cách hỗ trợ phục hồi chức năng sau mổ

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh rất dễ gặp phải các triệu chứng đau nhức, khó chịu. Nhiều trường hợp còn bị căng thẳng, stress. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi chức năng cột sống. Để rút ngắn thời gian hồi phục, cần chú ý:

– Hồi phục, ổn định tâm lý cho người bệnh:

Sức khỏe tâm lý là vấn đề ảnh hưởng rất nhiều tới thời gian hồi phục hậu phẫu thoát vị đĩa đệm. Do đó cần chú ý giúp người bệnh giải tỏa áp lực căng thẳng. Chia sẻ, động viên người bệnh sinh hoạt và chăm sóc bản thân thật tốt. Khuyên họ dành thời gian nghỉ ngơi, làm bạn với sách, âm nhạc và phải luôn suy nghĩ tích cực.

– Giảm đau bằng cách chườm lạnh:

Cả chườm nóng và chườm lạnh đều có khả năng hỗ trợ giảm đau rất tốt. Tuy nhiên với trường hợp sau mổ thoát vị đĩa đệm thì nên ưu tiên chườm lạnh cho người bệnh. Ngoài hỗ trợ giảm đau thì còn tác động tích cực đến vị trí phẫu thuật và hạn chế tình trạng co cơ.

– Dùng nẹp cố định:

Việc dùng nẹp cố định chỉ nên thực hiện trong các trường hợp cần thiết nếu bác sĩ chỉ định hay người bệnh yêu cầu. Thời gian cần dùng đến nẹp là trong khoảng 3 tháng đầu tiên sau khi phẫu thuật.

Mục đích chính của việc dùng nẹp là để cố định vị trí phẫu thuật. Đồng thời hạn chế tối đa những tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên người bệnh không nên đeo nẹp quá thường xuyên 24/24.

Hãy tham khảo bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết cách dùng và tháo đeo nẹp. Trường hợp quá lạm dụng nẹp hỗ trợ có thể khiến cho cột sống và các cơ xung quanh bị suy yếu sau khi vết thương phục hồi.

– Giúp người bệnh thực hiện các bài tập vật lý trị liệu:

Tập vật lý trị liệu là giải pháp không dùng thuốc an toàn có khả năng cải thiện sự đàn hồi của cột sống và hệ thống cơ bắp liên quan. Nhờ đó mà có thể rút ngắn thời gian phục hồi tổn thương. Đồng thời khôi phục chức năng và phạm vi chuyển động cho cột sống.

vật lý trị liệu khôi phục chức năng cột sống
Tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên viên sẽ giúp thúc đẩy hồi phục chức năng cột sống

Tuy nhiên khi mới mổ thoát vị đĩa đệm xong, cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các bài tập phù hợp. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà sẽ có các bài tập riêng. Nên thực hiện dưới sự giám sát của chuyên viên trong những ngày đầu. Còn sau đó có thể nhờ người nhà giúp đỡ khi tập luyện.

5. Các vấn đề cần lưu ý khác

Ngoài các vấn đề nêu trên, sau mổ thoát vị đĩa đệm cần chú ý đến một số vấn đề khác, bao gồm:

– Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ:

Sau khi phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số thuốc giúp khắc phục triệu chứng. Đồng thời thúc đẩy tổn thương chóng lành. Cần tuân thủ về liều lượng và thời gian dùng thuốc để nhận được kết quả tốt nhất.

Trường hợp muốn dùng thêm viên uống bổ sung, thực phẩm chức năng hay thảo dược thì người bệnh cần chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hay kết hợp chúng với nhau khi chưa được cho phép.

– Tái khám đúng hẹn:

Tái khám đúng hẹn là cách tốt nhất giúp kiểm soát quá trình phục hồi. Ngay cả khi bạn cảm thấy mình đang hồi phục rất tốt thì vẫn nên chủ động tái khám. Điều này giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả dùng thuốc. Đồng thời có sự điều chỉnh để phù hợp hơn với quá trình chăm sóc hậu phẫu.

– Vấn đề quan hệ tình dục sau mổ thoát vị đĩa đệm:

Đây cũng là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi quan hệ tình dục là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Người bệnh chỉ nên quan hệ tình dục trở lại khi tổn thương ở cột sống đã hoàn toàn hồi phục. Tức là sau phẫu thuật khoảng 3 tháng.

Tuy nhiên khi mới quan hệ trở lại cần chú ý lựa chọn các tư thế phù hợp. Tuyệt đối tránh tình trạng vận động mạnh bạo bởi có thể ảnh hưởng đến cột sống vốn còn yếu.

Đối với những bệnh nhân lo sợ về các biến chứng hậu phẫu sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, muốn điều trị nội khoa, không xâm lấn có thể tham khảo bài thuốc thảo dược đặc trị thoát vị đĩa đệm của Y học cổ truyền với khả năng giải quyết bệnh từ gốc, an toàn cho sức khỏe. 

Quốc dược Phục cốt khang được Trung tâm Thuốc dân tộc – Đơn vị Y học cổ truyền hàng đầu Việt Nam nghiên cứu bài bản, kết tinh tinh hoa Y học bản địa, Y học cổ truyền và thành tựu khoa học. Thông tin cụ thể về bài thuốc có trong video sau, mời bạn đọc theo dõi:

Trên đây là quy trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm đúng đắn và khoa học. Việc thực hiện tốt sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng hậu phẫu và rút ngắn thời gian phục hồi. Nếu trong quá trình hồi phục gặp phải các vấn đề bất thường, hãy báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

GỌI NGAY CHO BÁC SĨ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Đọc ngay: 

Có thể bạn quan tâm:

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 06:40 - 26/01/2023 - Cập nhật lúc: 14:02 - 06/02/2023
Chia sẻ:
9 cách giảm đau thoát vị đĩa đệm giúp người bệnh thoải mái hơn

Bài viết này gợi ý một số cách giảm đau thoát vị đĩa đệm ngay tại nhà để cắt giảm…

Diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào? Cùng tìm hiểu

Diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp kế thừa, phát huy những tinh hoa của nền y…

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser và điều cần biết

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng laser là một phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu được áp dụng…

Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng là gì?

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là phương pháp phòng và chữa bệnh bảo tồn bằng các tác…

Cây chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm Cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm có thật sự hiệu quả

Sử dụng cây chìa vôi chữa thoát vị đã đệm từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong dân…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang kế thừa và phát triển từ hàng chục phương thuốc cổ truyền mang đến giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, không xâm lấn, bảo tồn nguyên vẹn cột sống. [Đừng bỏ lỡ]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua