Cảm giác buồn nôn cả ngày – Có phải mắc bệnh nguy hiểm?

Cảm giác buồn nôn cả ngày thường là dấu hiệu mang thai, say tàu xe hoặc do căng thẳng thần kinh kéo dài. Tuy nhiên nếu triệu chứng này đi kèm với các biểu hiện khác thường, bạn có thể mắc phải một số bệnh lý tiềm ẩn như viêm ruột thừa cấp, các bệnh về túi mật, trào ngược dạ dày thực quản,…

cảm giác buồn nôn cả ngày
Cảm giác buồn nôn cả ngày – Nguyên nhân do đâu?

Cảm giác buồn nôn cả ngày và các vấn đề sức khỏe có liên quan

Buồn nôn là cảm giác khó chịu khiến cơ thể mệt mỏi và nôn nao. Triệu chứng này thường xảy ra khi bị say tàu xe, ăn phải thực phẩm bẩn, cảm cúm, căng thẳng,…

Tuy nhiên nếu cảm giác buồn nôn kéo dài cả ngày, bạn cần chú ý đến các biểu hiện khác của cơ thể để kịp thời phát hiện bệnh lý tiềm ẩn. Dưới đây là một số vấn đề sức khỏe có liên quan đến cảm giác buồn nôn cả ngày:

1. Dấu hiệu mang thai

Trong thời gian đầu mới mang thai, cơ thể sẽ trải qua giai đoạn “ốm nghén” đặc trưng bởi hiện buồn nôn và nôn mửa kéo dài. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do hormone tăng bất thường kết hợp với những thay đổi sinh lý đột ngột trong cơ thể nữ giới.

cảm giác buồn nôn cả ngày
Buồn nôn kéo dài cả ngày có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai

Nếu cảm giác buồn nôn kéo dài cả ngày do mang thai, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu đi kèm khác như người mệt mỏi, da xanh xao, hay chóng mặt, chậm kinh, chán ăn hoặc ăn uống nhiều bất thường,…

2. Căng thẳng thần kinh

Căng thẳng thần kinh không chỉ gây mệt mỏi, mất ngủ và suy nhược mà còn kích thích cảm giác buồn nôn và nôn mửa cả ngày. Nguyên nhân là khi hệ thần kinh bị căng thẳng quá độ, nồng độ adrenaline (epinephrine) sẽ tăng lên. Adrenaline là một hormone được sản sinh bởi tuyến thượng thận, sau đó xâm nhập vào bên trong máu và đóng vai trò truyền tải xung thần kinh.

Khi nồng độ adrenaline trong máu tăng cao, hormone này sẽ làm tăng nhịp tim và lượng đường trong máu. Khi nhịp tim tăng cao, cơ thể dễ mệt mỏi, buồn nôn và khó chịu.

cảm giác buồn nôn cả ngày
Căng thẳng thần kinh kích thích dạ dày tăng tiết acid và gây ra cảm giác buồn nôn kéo dài

Ngoài ra, căng thẳng còn gây ức chế quá trình tiêu hóa và bài tiết của cơ thể. Các chuyên gia cho biết, người bị căng thẳng kéo dài thường có mức độ tăng tiết dịch vị cao, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng, khó tiêu và chán ăn.

3. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản (Hội chứng GERD) là một trong những bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa. Hội chứng này xảy ra khi dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng.

Hiện tượng acid trào ngược có thể gây buồn nôn kéo dài, đau rát cổ họng, khó nuốt, ợ hơi và ợ chua. Hội chứng GERD thường gặp ở người thường xuyên hút thuốc lá, ăn đồ cay nóng, thừa cân – béo phì,…

Xem thêm: Sơ can Bình vị tán – Bài thuốc chữa dạ dày được NSND Trần Nhượng tin dùng

4. Tác dụng phụ của thuốc điều trị

Cảm giác buồn nôn cả ngày có thể là tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị. Hầu hết các trường hợp bị buồn nôn khi dùng thuốc đều không nguy hiểm và thường có dấu hiệu thuyên giảm khi ngưng sử dụng.

cảm giác buồn nôn cả ngày
Buồn nôn và nôn mửa có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị

Các loại thuốc có khả năng gây buồn nôn khi sử dụng, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc trị huyết áp cao, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine H1,…

Trong trường hợp phải sử dụng thuốc kéo dài, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc chống nôn nếu triệu chứng này có mức độ nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

5. Hội chứng nôn ói chu kỳ

Hội chứng nôn ói chu kỳ điển hình với triệu chứng nôn mửa hoặc có cảm giác buồn nôn kéo dài từ nhiều giờ đến nhiều ngày. Hội chứng này có thể khởi phát do cảm lạnh, dị ứng, stress, ăn quá no, phụ nữ đang trong chu kỳ hành kinh,…

Hội chứng nôn ói chu kỳ có thể gây ra một số biến chứng nặng nề nếu không kiểm soát kịp thời như nôn ra máu, mất nước, rách thực quản, xuất huyết tiêu hóa, viêm thực quản, loét dạ dày,…

6. Dị vật vướng bên trong họng

Dị vật vướng trong cổ họng có thể gây nghẹn khi nuốt, đau họng, buồn nôn và khó chịu. Với những trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ xử lý đúng cách. Tự ý lấy dị vật tại nhà có thể khiến dị vật đi sâu vào bên trong, gây tổn thương vòm họng hoặc thực quản.

7. Có vấn đề về túi mật

Túi mật là cơ quan nằm bên dưới gan, đảm nhiệm vai trò tiết mật vào đường ruột giúp chuyển hóa thức ăn. Tuy nhiên cơ quan này có thể gặp phải vấn đề như viêm túi mật, sỏi mật hoặc thủng túi mật.

cảm giác buồn nôn cả ngày
Khi mắc các bệnh ở túi mật, bạn có thể cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, vàng da, chán ăn, đau bụng,…

Khi mắc các bệnh lý về túi mật, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như vàng da, đau ở vùng ngực, thượng vị, buồn nôn kéo dài – nhất là sau khi ăn thực phẩm giàu chất béo bão hòa.

8. Tiểu đường type I

Tiểu đường type I xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng. Vì vậy người mắc bệnh lý này dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi do không có đủ năng lượng, thường xuyên khát nước và có cảm giác buồn nôn cả ngày.

Tiểu đường type I xảy ra chủ yếu ở trẻ em. Bệnh có thể cản trở quá trình phát triển thể chất và gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

9. Rối loạn tiền đình

Tiền đình là cơ quan nằm sau ốc tai, có vai trò phối hợp cử động các bộ phận và giữ thăng bằng tư thế. Rối loạn tiền đình xảy ra khi cơ quan này bị tổn thương hoặc thoái hóa, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, không đứng vững, dễ ngã, buồn nôn, ù tai,…

cảm giác buồn nôn cả ngày
Rối loạn tiền đình không chỉ gây chóng mặt, đau đầu mà còn gây buồn nôn, ù tai, mệt mỏi,…

Bệnh có xu hướng xảy ra ở nữ giới làm việc văn phòng hoặc sinh sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều tiếng ồn,…

10. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm (trúng thực) là tình trạng rối loạn tiêu hóa khi ăn phải thực phẩm ôi thiu và nhiễm khuẩn. Các triệu chứng điển hình của trúng thực là chóng mặt, đi ngoài, đau bụng, nôn ói và có cảm giác buồn nôn cả ngày.

Trong những trường hợp ngộ độc nghiêm trọng, bệnh nhân có thể tử vong nếu không can thiệp điều trị sớm.

11. Ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu thực chất là ngộ độc methanol có trong rượu và một số đồ uống chứa cồn khác. Methanol tác động lên hệ thần kinh thị giác, gây ra hiện tượng hoa mắt, giảm thị lực và loạng choạng.

cảm giác buồn nôn cả ngày
Ngộ độc methanol trong rượu gây hoa mắt, buồn nôn, nôn mửa, choáng váng,…

Nếu để kéo dài, bạn có thể cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, tụt huyết áp, rối loạn điện giải, thở chậm, hôn mê và co giật.

12. Mắc các bệnh nhiễm trùng

Cảm giác buồn nôn có thể là dấu hiệu cho thấy một số bệnh nhiễm trùng phổ biến như cảm cúm, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, cảm lạnh, sốt phát ban,…

Khi cơ thể bị virus hoặc vi khuẩn tấn công, lượng nước và nồng độ điện giải có xu hướng giảm nhanh chóng, gây ra hiện tượng khô miệng và buồn nôn.

13. Ung thư

Ung thư ở vòm họng, thực quản và dạ dày có thể gây buồn nôn kéo dài. Triệu chứng này thường xảy ra vào giai đoạn đầu của bệnh và có thể đi kèm với những biểu hiện khác như đau thượng vị/ đau ngực, nghẹn vướng khi ăn uống, khó thở, đầy bụng, ợ hơi,…

Tuy nhên khi khối u ác tính phát triển lớn, bạn có thể gặp phải các triệu chứng nặng nề hơn như nôn ra máu, người xanh xao, sụt cân bất thường,…

14. Viêm ruột thừa cấp

Viêm ruột thừa cấp là tình trạng ruột thừa bị viêm nhiễm cấp tính. Bệnh lý này đặc trưng bởi triệu chứng đau bụng dữ dội kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn mửa cả ngày.

cảm giác buồn nôn cả ngày
Viêm ruột thừa cấp tính đặc trưng bởi triệu chứng đau vùng bụng dưới, buồn nôn, tiêu chảy,…

Với những trường hợp phát hiện chậm trễ, ruột thừa có thể bị vỡ và gây biến chứng nhiễm trùng phúc mạc, ổ bụng hoặc nhiễm trùng huyết.

15. Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, cảm giác buồn nôn cả ngày cũng có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như:

  • Cơ thể mất nước
  • Sau phẫu thuật
  • Sau khi tiến hành nội soi đường tiêu hóa trên
  • Viêm loét dạ dày
  • Làm việc quá sức
  • Đau nửa đầu

Buồn nôn cả ngày – Khi nào cần tìm gặp bác sĩ?

Cảm giác buồn nôn cả ngày có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu do say tàu xe, căng thẳng, mất nước, mang thai,… bạn có thể thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà.

Tuy nhiên trong trường hợp triệu chứng này đi kèm với những dấu hiệu nghiêm trọng khác, bạn cần kịp thời đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cần chủ động đến bệnh viện ngay khi nhận thấy những triệu chứng sau:

  • Buồn nôn kéo dài nhiều ngày
  • Nôn ra máu
  • Người sốt cao
  • Ớn lạnh
  • Rối loạn điện giải
  • Tụt huyết áp
  • Choạng vạng
  • Lạnh đầu chi
  • Đau ngực/ bụng dữ dội
  • Tiêu chảy kéo dài

Bài viết đã tổng hợp một số tình trạng sức khỏe có liên quan đến cảm giác buồn nôn cả ngày. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể khởi phát do một số bệnh lý không được đề cập trong bài viết. Nếu nhận thấy buồn nôn kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 09:17 - 14/03/2023 - Cập nhật lúc: 14:48 - 15/03/2023
Chia sẻ:
17 công dụng của Nước Cam cho cơ thể & cách uống đúng

Cam là loại trái cây phổ biến nhất thế giới với lượng calo thấp và nguồn dinh dưỡng cao. Cam…

Quả nhàu khô – Tác dụng & Dùng đun nước uống hay ngâm?

Chữa bệnh gút, thải độc, trị mụn cóc, giảm huyết áp... là những tác dụng của quả nhàu khô đối…

Tổ yến thô Tổ Yến Thô: Đặc Điểm, Phân Loại, Giá Bán và Nơi Mua

Tổ yến thô là những tổ yến nguyên thủy còn lông và các chất cặn bẩn nằm lẫn trong sợi…

Hoa đậu biếc: Đặc điểm và công dụng trị bệnh, làm đẹp

Hoa đậu biếc có nhiều công dụng trong trị bệnh và làm đẹp như chữa rụng tóc, mất ngủ, tiểu…

Chưng yến bao lâu Chưng Yến Bao Lâu Để Đạt Giá Trị Dinh Dưỡng Tốt Nhất?

Chưng yến bao lâu để đảm bảo giá trị dinh dưỡng tốt nhất là thắc mắc của rất nhiều người.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua