Nấm da ở mông là bệnh lý da liễu thường gặp có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Bệnh gây ra triệu chứng ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng lớn đến đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Điều trị nấm da ở mông bằng cá loại thảo dược quen thuộc là phương pháp lành tính được rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả. Dưới đây là 3 cách điều trị nấm da ở mông bạn có thể tham khảo và thực hiện:

Những điều cần biết về bệnh nấm da ở mông
Nấm da ở mông là bệnh lý về da liễu rất phổ biến, hai thể thường gặp của bệnh nấm da ở mông là hắc lào và lang ben. Khi bị nấm da mông, trên mông sẽ có triệu chứng ngứa ngáy, xuất hiện những vệt nhỏ màu hồng sau đó bắt đầu lan rộng qua những vùng da khác. Ngoài ra, trên da cũng có thể xuất hiện những vùng da đỏ hình tròn giống tiền xu với đường kính khoảng 1 – 2 cm rồi lan rộng dần, to ra theo hình vòng cung.
Nấm da ở mông sẽ gây ngứa ngáy cả ngày và đêm nhất là trong thời tiết nóng bức, cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Người bị bệnh nấm da ở mông chỉ hơi ngứa, nếu đi nắng hoặc ra mồ hôi tình trạng ngứa sẽ nhiều hơn nữa. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm đến các vùng khác của cơ thể thông qua các vết thương hở, động tác gãi lên vùng da bệnh.
Nấm da ở mông thường gặp phải ở những người sống trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, vệ sinh cá nhân kém. Nếu bệnh không được điều trị nhanh chóng và đúng cách sẽ lây nhiễm sang các bộ phận khác của cơ thể, để lâu bệnh sẽ phát triển toàn thân, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và khó điều trị.
3 cách điều trị nấm da ở mông bằng thảo dược
Khi bệnh nấm da ở mông mới phát triển, đang còn ở giai đoạn nhẹ thị bạn có thể tiến hành điều trị tại nhà bằng các loại thảo dược quen thuộc. Đây là những bài thuốc từ nguyên liệu thiên nhiên có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, rất lành tính. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới có thể mang lại hiệu quả điều trị.
1. Điều trị nấm da ở mông bằng tỏi

Sử dụng tỏi để điều trị các bệnh ngoài da là phương pháp được các chuyên gia da liễu khuyên dùng. Trong tỏi có hàm lượng Azooene, dianllil disulfide và hoạt chất lưu huỳnh có khả năng diệt khuẩn, sát trùng. Đồng thời có chứa hoạt chất chống oxy hóa, tái tạo tế bào da.
– Nguyên liệu:
- 3 – 4 tép tỏi
– Cách thực hiện:
- Tói bóc vỏ, giã nát vắt lấy nước cốt
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da mông bị nhiễm nấm
- Lấy nước cốt tỏi bôi nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương
- Tránh bôi lên vùng da lành có thể gây nóng bỏng da
- Kiên trì thực hiện trong 1 tuần, các triệu chứng của bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm
2. Điều trị nấm da ở mông bằng chuối xanh
Chuối xanh được biết đến là loại quả sử dụng để ăn rất giàu dinh dưỡng, ngoài ra, nó còn có công dụng điều trị bệnh rất tốt, đặc biệt là bệnh nấm da ở mông. Theo y học hiện đại, trong chuối xanh có chứa rất nhiều hợp chất có khả năng chống oxy hóa, chống viêm và tăng khả năng miễn dịch. Mũ chuối xanh rất giàu kali, vitamin B6, vitamin C…giúp chống vi khuẩn nấm lây lan và tăng quá trình trao đổi chất để tái tạo phục hồi vùng da bị hư tổn.
Sử dụng chuối xanh để điều trị nấm da ở mông là phương pháp an toàn và hiệu quả, bạn có thể yên tâm thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

– Nguyên liệu:
- 1 quả chuối tiêu xanh
– Cách thực hiện:
- Chuối tiêu xanh đem rửa sạch, cắt thành lát
- Vệ sinh vùng da mông bị nhiễm nấm sạch sẽ
- Dùng chuối đã cắt lát bôi lên vùng da nhiễm bệnh, cố định lại bằng băng gạc y tế để tránh để cọ xát với quần áo
- Thực hiện phương pháp này 2 lần mỗi ngày các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần
3. Điều trị nấm da ở mông bằng lá trầu
Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, có tính ẩm, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn khá hiệu quả, thường được dùng trong điều trị các bệnh ngoài da, cảm cúm, nhức đầu… Y học hiện đại cũng đã chỉ ra trong tinh dầu của lá trầu không có nhiều poly phenol có khả năng ức chế vi khuẩn cũng như nhiều tác nhân gây hại cho da. Sử dụng lá trầu không để điều trị nấm da ở mông có tác dụng giảm ngứa, giảm viêm, loại bỏ tế bào gây bệnh và giúp phục hồi da nhanh chóng.
Cách 1: Bôi nước lá trầu không lên da
– Nguyên liệu:
- 1 nắm lá trầu không
– Cách thực hiện:
- Lá trầu không đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da mông bị nhiễm nấm, chà xát lá trầu lên da
- Massage nhẹ nhàng để các tinh chất thấm vào trong da
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần

Cách 2: Ngâm rửa nước lá trầu không
– Nguyên liệu:
- 1 nắm lá trầu không
– Cách thực hiện:
- Lá trầu không đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn rồi vò nát
- Cho lá trầu vào nồi nấu nước khoảng 15 phút để các tinh chất tan ra
- Dùng nước lá trầu để ngâm rửa lên vùng da mông bị nấm trong 15 phút
- Trong quá trình ngâm lấy bã trầu chà xát lên vùng da bị tổn thương
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày một lần đến khi bệnh khỏi hẳn
Một số lưu ý khi điều trị nấm da ở mông
Bệnh nấm da ở mông có thể tái phát sau khi điều trị, vì vậy người bệnh cần có các biện pháp giúp kiểm soát và phòng tránh bệnh một các hiệu quả, tránh để tái phát nhiều lần chuyển sang giai đoạn mãn tính khó điều trị:
- Vệ sinh vùng da ở mông sạch sẽ, khô ráo bằng các loại xà phòng diệt khuẩn dịu nhẹ. Không nên sử dụng các loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh.
- Không sử dụng chung khăn tắm, ga trải giường với người khác giảm nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.
- Hạn chế mặc quần áo ẩm ướt, chật chội hoặc là các loại chất liệu làm từ sợi tổng hợp không có khả năng thấm hút mồ hôi.
- Duy trì cân nặng hợp lý để hạn chế tối đa việc cọ xát lên vùng da bị nấm.
- Hạn chế cào gãi lên vùng da bị tổn thương khiến nấm da sẽ lan rộng đến những vùng da bình thường.
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý giúp hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả.

Trên đây là 3 cách điều trị nấm da ở mông bằng các loại thảo dược quen thuộc được nhiều người áp dụng bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám, kết hợp điều trị với Tây y để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh nấm da ở mông gây ra.
Hãy liên hệ ngay với Trung tâm Thuốc dân tộc để được các bác sĩ hàng đầu tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh và phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Đây là bài thứ 2 tôi được trên web này, cả 2 bài đều có nội dung gần gũi, rõ ràng cụ thể. Cảm ơn TDT