Cách rửa mũi bằng xi lanh & nước muối sinh lý từ A-Z

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Rửa mũi là phương pháp đơn giản để loại bỏ sạch bụi bẩn và các tác nhân gây bệnh ra khỏi xoang mũi, làm thông thoáng đường thở và tạo điều kiện để tổn thương ở niêm mạc mũi xoang nhanh được chữa lành. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách rửa mũi bằng xi lanh và nước muối sinh lý sao cho đúng để đạt được hiệu quả như ý. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để được hướng dẫn từ A – Z các bước rửa mũi khoa học.

cách rửa mũi bằng xi lanh và nước muối sinh lý
Rửa mũi đúng cách giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý nhiễm trùng mũi xoang hiệu quả

Công dụng của việc rửa mũi

Rửa mũi là một trong những phương pháp vệ sinh, làm sạch khoang mũi đang được nhiều người thực hiện hàng ngày. Việc rửa mũi đúng cách mang đến nhiều tác dụng như:

  • Loại bỏ sạch nhất nhầy và bụi bẩn trong mũi, tạo điều kiện cho các hoạt chất có trong thuốc nhỏ hay thuốc xịt tiếp xúc được với niêm mạc mũi và phát huy được hiệu quả tốt hơn.
  • Làm sạch các yếu tố dị nguyên gây kích ứng mũi như bụi bẩn, phấn hoa, hay lông thú cưng. Qua đó giảm hiện tượng dị ứng và nhiễm trùng mũi.
  • Giúp đường thở luôn được thông thoáng, tăng luồng khí lưu thông qua mũi
  • Giảm hiện tượng sưng viêm, phù nề ở niêm mạc mũi xoang, góp phần giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của tổn thương.

Khi nào bạn nên rửa mũi?

Mũi được xem là cửa ngõ quan trọng của hệ hô hấp. Với tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động như hiện nay thì hàng ngày mũi của chúng ta phải hít nhiều không khí kèm theo một lượng lớn bụi bẩn và vi khuẩn lưu thông qua mũi. Lúc này, lớp niêm mạc trên cùng của các khoang mũi xoang có khả năng bài tiết ra chất nhầy để làm ẩm không khí và loại bỏ sạch các chất cặn bẩn ra khỏi khoang. Đồng thời, chất nhầy cũng kích thích các tế bào giải phóng ra một loại men có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây hại, ngăn ngừa bệnh tật cho cơ thể.

Chính vì vậy, nếu sức khỏe của bạn vẫn bình thường thì không cần thiết phải rửa mũi. Lúc này nếu tiến hành rửa mũi thường xuyên thì bạn bạn đã vô tình làm suy giảm chức năng tự nhiên của niêm mạc mũi xoang. Việc rửa mũi chỉ thực sự phát huy được hiệu quả khi bạn gặp vấn đề ở đường hô hấp trên, đặc biệt là trong các trường hợp sau:

  • Viêm mũi, viêm mũi dị ứng
  • Cảm cúm
  • Viêm xoang
  • Viêm VA
  • Ho đờm
  • Khó thở, thở khò khè
  • Mũi họng bị nhiễm trùng làm tăng tiết chất nhầy
  • Chất nhầy đục, đặc quánh không thể tự dẫn lưu ra ngoài khiến đường hô hấp bị bít tắc.

Việc rửa mũi xoang đúng cách sẽ giúp đẩy trôi vi khuẩn, virus và chất bẩn ra ngoài, giúp đường thở trở lại trạng thái thông thoáng tự nhiên.

Nên dùng nước gì để rửa mũi?

Để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả cao khi rửa mũi, bạn nên dùng dung dịch nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9. Sở dĩ nước muối sinh lý được các bác sĩ khuyên dùng trong xịt rửa mũi vì những lý do sau:

cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý được dùng để rửa mũi nhờ có đặc tính kháng khuẩn mạnh
  • Nước muối có đặc tính sát khuẩn mạnh. Khi tiếp xúc với niêm mạc mũi xoang sẽ giúp tiêu diệt ổ vi khuẩn gây bệnh, đẩy trôi chúng ra ngoài.
  • Sử dụng nước muối giúp nâng cao nồng độ PH trong mũi, làm loãng dịch nhầy và khiến các mô sưng viêm bị teo lại. Qua đó làm giảm hiện tượng phù nề ở niêm mạc mũi xoang, giúp đường thở thông thoáng và mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
  • Các khoáng chất vi lượng như natri, kali, canxi, sắt, magie được tìm thấy trong nước muối sinh lý cũng giúp kích thích tái tạo niêm mạc mũi, tạo điều kiện cho tổn thương nhanh được chữa lành.

Đơn giản nhất, bạn có thể dùng muối ăn tinh luyện pha chế với nước đun sôi để nguội theo một tỷ lệ nhất định để tạo ra dung dịch nước rửa mũi. Thận trọng hơn, bạn có thể mua các sản phẩm nước muối sinh lý đóng chai, nước nhỏ mắt hay nước muối truyền tĩnh mạch bán sẵn ngoài các cửa hiệu thuốc tây về rửa mũi nhằm đảm bảo điều kiện vô khuẩn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, có thể dùng nước muối nhỏ mắt để rửa mũi nhưng không thể dùng nước nhỏ mũi cho mắt.

Trong trường hợp xì ra nhiều mũi đặc mày xanh, bạn nên mua các gói muối chuyên dụng được sản xuất dành riêng cho rửa mũi xoang về pha chế theo hướng dẫn để sử dụng.

Cách rửa mũi bằng xi lanh và nước muối sinh lý

Có nhiều cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý như dùng ống tiêm có bầu, bình neti hay xi lanh. Trong đó xi lanh là dụng cụ khá quen thuộc với nhiều người, dễ mua và dễ sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết dùng dụng cụ này rửa mũi sao cho đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Cách rửa mũi bằng xi lanh và nước muối sinh lý bao gồm các bước cơ bản như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ rửa mũi

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một ống xi lanh có dung tích đủ lớn để chứa được nhiều nước muối. Trên thị trường có bán nhiều loại xi lanh với sức chứa từ 50 – 500 CC. Chúng ta nên chọn ống từ 100 – 250 CC là đủ. 

Bạn có thể mua ống xi lanh làm bằng nhựa. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng được lâu dài thì tốt nhất nên chọn ống làm bằng thủy tinh. Chúng đều được bán sẵn tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Sau khi mua ống xi lanh về cần rửa sạch và tiệt trùng bằng cách ngâm trong nước sôi để đảm bảo an toàn.

– Bước 2: Chuẩn bị dung dịch nước muối sinh lý

Nếu không sử dụng nước muối sinh lý mua ngoài hiệu thuốc, bạn có thể tự mình pha chế dung dịch nước muối để rửa mũi theo hướng dẫn dưới đây:

  • Lấy 1/4 thìa cà phê muối i ốt hòa với 1 cốc nước sôi
  • Dùng thìa khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn
  • Để cốc nước muối cho thật nguội trước khi dùng
cách pha nước muối sinh lý rửa mũi
Bạn có thể tự pha nước muối sinh lý tại nhà để rửa mũi theo đúng hướng dẫn

** Lưu ý: Nước muối tự pha chỉ nên sử dụng trong vòng 3 ngày rồi thay mới. Không nên để quá lâu bởi nước muối cũng có thể bị nhiễm khuẩn, nhất là khi chúng ta tự pha tại nhà.

– Bước 3: Lựa chọn nơi rửa và điều chỉnh tư thế rửa

Bạn có thể rửa mũi tại bồn rửa mặt hoặc đặt một cái chậu nhỏ trên bàn để đứng rửa mũi cho tiện. Giữ cơ thể hơi nghiêng về phía bồn rửa một góc cỡ 450 độ. Nếu rửa lỗ mũi bên nào thì nghiêng đầu nhìn qua hướng bên đó để lỗ mũi còn lại chỉ xuống dưới đưa nước mũi chảy xuống đúng bồn rửa.

– Bước 4: Tiến hành rửa mũi bằng xi lanh và nước muối sinh lý

Dùng ống xi lanh hút đầy nước muối sinh lý. Sau đó đưa đầu ống vào bên trong lỗ mũi khoảng 1cm. Lưu ý, không đưa ống xi lanh vào trong mũi sâu quá chiều rộng của ngón tay.

Từ từ bóp ống tiêm để nước muối chảy vào sâu trong xoang mũi. Trong quá trình đó giữ cho miệng của bạn mở và hít thở bằng miệng đều đặn. Nước muối sẽ chảy xuống bồn qua lỗ mũi bên dưới hoặc chảy ra bằng đường miệng. Trường hợp này, hãy nhổ hết nước muối ra, tránh nuốt vào trong bụng.

– Bước 6: Xì sạch mũi và thực hiện tương tự cho bên còn lại

Sau khi xịt nước muối, bạn hãy nhẹ nhàng xì mũi để loại bỏ sạch dịch nhầy còn tồn đọng bên trong ra ngoài. Áp dụng cách rửa mũi bằng xi lanh và nước muối sinh lý tương tự cho bên mũi còn lại.

Cuối cùng, rửa sạch ống xi lanh, để khô và cất ở một nơi sạch sẽ để sử dụng cho những lần sau.

Lưu ý khi rửa mũi 

Để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả cao khi thực hiện, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Bạn nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý vào thời điểm nào trong ngày?

Rửa mũi khi đang đói bụng là tốt nhất. Tránh xịt rửa sau khi ăn no bởi nước muối có thể chảy xuống cổ họng gây kích thích khiến bạn dễ bị buồn nôn và nôn ói.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ có thể rửa mũi cho con trước khi bú sữa để đường thở của bé thông thoáng. Như vậy sẽ giúp bé bú dễ dàng hơn và tránh được hiện tượng nôn trớ.

2. Rửa mũi nhiều có tốt không?

Cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý mang lại nhiều lợi ích cho người mắc bệnh về đường hô hấp. Chính vì vậy, nhiều người bỏ thời gian để rửa mũi nhiều lần trong ngày vì nghĩ rằng như thế sẽ giúp mau khỏi bệnh hơn. 

Đây là một quan niệm sai lầm bởi việc lạm dụng nước muối sinh lý quá mức có thể gây khô mũi, khiến niêm mạc mũi bị bỏng rát và kích thích tiết ra nhiều dịch nhầy hơn. Chưa kể, việc rửa mũi không đúng cách có thể gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn như:

  • Bị sặc:

Nguy cơ này xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhiều mẹ bơm một lượng lớn nước muối sinh lý vào mũi con khiến nước muối tràn xuống thanh quản gây sặc. Hiện tượng sặc có thể gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi oxy và làm tắc nghẽn đường hô hấp. Nếu không xử lý tốt có thể gây ngưng thở và đe dọa đến tính mạng.

Những trường hợp bị sặc khi rửa mũi thường có các dấu hiệu như ho liên tục, thở rít, da tái xanh, cơ thể mềm nhũn, mắt trợn ngược… Nếu rơi vào tình huống nguy hiểm này, mẹ hãy nhanh chóng xử lý bằng cách đặt bé nằm sấp xuống đùng, sau đó úp bàn tay lại vỗ mạnh liên tục vào lưng bé vài cái để đẩy nước muối ra khỏi phổi và phế quản. Trường hợp bé vẫn còn khó thở thì mẹ nên đưa con đến phòng cấp cứu gần nhất để được bác sĩ giúp đỡ.

  • Viêm họng:

Theo cấu trúc của cơ thể, tai – mũi – họng là các bộ phận nối thông với nhau. Khi rửa mũi bằng xi lanh không đúng cách, nước muối có thể mang theo dịch nhầy và mầm bệnh xuống cổ họng khiến khu vực này bị viêm nhiễm.

cách rửa mũi bằng xi lanh
Rửa mũi bằng xi lanh không đúng cách có thể gây nhiều tác hại nguy hiểm cho trẻ nhỏ
  • Viêm tai giữa:

Viêm tai giữa là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó việc rửa mũi không đúng cách hoặc lạm dụng quá mức chính là một trong những lý do phổ biến. Ở trẻ sơ sinh, vòi nhĩ chưa phát triển hoàn thiện nên còn khá ngắn, nằm ngang và luôn ở trạng thái mở. Khi dùng xi lanh xịt nước muối vào trong mũi bé, áp lực cao có thể đẩy nước muối cùng các tác nhân gây bệnh đi vào trong tai. Viêm tai giữa là một hậu quả tất yếu.

Đau tai, suy giảm thính giác, khó nghe, có dịch mủ chảy ra từ trong tai là những triệu chứng thường gặp của viêm tai giữa bạn nên cảnh giác.

  • Chảy máu, tổn thương niêm mạc mũi:

Đây là một trong những tác hại thường gặp nhất khi bạn rửa mũi bằng xi lanh và nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày. Áp lực tạo ra từ ống bơm có thể khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, phù nề. Chưa kể một số người xử dụng xi lanh có đầu nhọn và sắc bén gây trầy xước niêm mạc mũi dẫn đến chảy máu.

3. Mỗi ngày bạn nên rửa mũi bao nhiêu lần?

Trong thời gian bị bệnh, mỗi ngày bạn chỉ nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý mỗi ngày một lần để loại bỏ sạch chất nhầy cũng như vi khuẩn trong mũi, giúp dễ thở hơn. Trường hợp bị nghẹt mũi nghiêm trọng có thể tăng số lần rửa nhưng tối đa cũng không được quá 2 lần. 

Sau khi tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi đã thuyên giảm thì duy trì rửa mũi với tần suất 3 lần trong tuần cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

4. Một số lưu ý khác khi rửa mũi bằng xi lanh và nước muối sinh lý

  • Không áp dụng cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 4 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, bé vẫn chưa cứng cổ nên không thể ngồi được, niêm mạc mũi của trẻ cũng rất mỏng manh. Vì vậy việc sử dụng xi lanh có thể khiến trẻ rất dễ bị tổn thương mũi và nhiều rủi ro nguy hiểm khác. Tốt nhất mẹ chỉ nên vệ sinh mũi cho bé bằng cách nhỏ mũi kết hợp sử dụng dụng cụ hút mũi cho con.
  • Khi rửa mũi bằng xi lanh, không nên bơm quá mạnh khiến dịch nhầy bị đẩy sang tai giữa hoặc xuống cổ họng.
  • Pha nước muối sinh lý theo đúng hướng dẫn, tránh pha nước muối quá đậm đặc
  • Nước muối pha xong nên sử dụng ngay. Không nên dùng nước muối để trong tủ lạnh để rửa mũi. Trước khi sử dụng nên làm ấm dung dịch để không gây kích ứng mũi.
  • Không áp dụng cách rửa mũi bằng xi lanh và nước muối cho bệnh nhân bị viêm tai giữa.
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và tiệt trùng dụng cụ trước và sau khi sử dụng
  • Không dùng chung xi lanh rửa mũi với người khác khiến mầm bệnh lây lan

Thông tin hữu ích cho bạn

Ngày đăng 10:24 - 19/06/2022 - Cập nhật lúc: 14:08 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Cách bấm huyệt trị nghẹt mũi – Hướng dẫn A-Z
Mẹo bấm huyệt trị nghẹt mũi có tác dụng tăng dẫn lưu giữa các xoang, giải phóng kinh ngạch tắc nghẽn và điều hòa khí huyết. Ngoài tác dụng giảm…
Bài thuốc Ích Phế Nam ĐẶC TRỊ ho BẢO VỆ hệ hô hấp từ tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam

Sau nhiều năm nghiên cứu, đội ngũ bác sĩ đầu ngành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc…

Khô họng là triệu chứng của bệnh gì? Làm sao khỏi?

Khô họng khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu, nuốt nghen ở cổ họng. Vậy khô…

7 cách chữa viêm họng ở trẻ em đơn giản không dùng thuốc

Viêm họng ở trẻ thường xuất hiện với triệu chứng đau nhức, sưng tấy ở cổ họng hoặc khó mở…

Trẻ ho có đờm không sốt là bị gì và cần làm gì? Trẻ ho có đờm không sốt là bị gì và cần làm gì? CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Trẻ ho có đờm không sốt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến đường hô…

cắt amidan bằng dao plasma Cắt amidan bằng Plasma – Chi phí, quy trình và phục hồi

Cắt amidan bằng Plasma là một trong những phương pháp mới, sử dụng sóng radio cao tần để tiếp xúc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua