Bệnh nhân bị gout cấp và mãn tính lâu năm phải đối mặt với tình trạng đau nhức, sưng tấy các khớp chữa nhiều cách không khỏi nên xem ngay phác đồ hoàn chỉnh từ Y học cổ truyền này.

Cách phòng tránh bệnh gout hiệu quả qua ăn uống, lối sống

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp mà còn làm suy giảm chức năng thận và tác động xấu tới nhiều cơ quan khác. Nếu không được can thiệp điều trị đúng cách, các biến chứng rất dễ phát sinh, đôi khi còn đe dọa cả tính mạng. Áp dụng các cách phòng tránh bệnh gout thông qua lối sống, ăn uống chính là giải pháp tốt nhất để bạn bảo vệ sức khỏe của mình.

cách phòng tránh bệnh gout
Làm thế nào để phòng tránh bệnh gout hiệu quả?

Thông tin tổng quan về bệnh gout

Bệnh gout (thống phong) là một bệnh rối loạn chuyển hóa hiện đang rất phổ biến. Vấn đề bệnh sinh liên quan trực tiếp đến sự tăng cao không kiểm soát của hàm lượng acid uric trong máu. Chính sự gia tăng acid uric đã khiến cho các tinh thể muối urat hình thành và tích tụ trong dịch khớp gây viêm khớp.

Bệnh lý này đặc trưng bởi sự kích hoạt của các đợt viêm khớp cấp tái phát. Người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải những đơn đau đớn đột ngột, các khớp bị sưng đỏ lên. Điển hình nhất là ở khớp ngón chân cái, sau đó ảnh hưởng tới nhiều khớp khác như đầu gối, mắt cá chân hay bàn chân. Cả khớp tay và cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng nhưng thường ít gặp hơn.

Mặc dù có thể gây đau đớn, căng thẳng và mất ngủ cho người bệnh nhưng gout vẫn là một bệnh lý lành tính. Có thể sử dụng thuốc và thay đổi lối sống, ăn uống để khống chế. Tuy nhiên nếu không can thiệp điều trị kịp thời thì các biến chứng hoàn toàn có thể phát sinh.

Sau đây là một số biến chứng nghiêm trọng dễ gặp khi không kiểm soát tốt bệnh gout:

  • Xuất hiện hạt tophi: Đây là tình trạng thường gặp khi bệnh gout đã diễn tiến sang giai đoạn mãn tính. Hạt tophi chính là những tinh thể tích tụ dưới da. Thường xuất hiện ở xung quanh ngón chân, ngón tay, đầu gối và cả ở tai. Nếu không được xử lý đúng cách thì chúng sẽ phát triển lớn rất nhanh.
  • Biến chứng lên thận: Trường hợp lượng acid uric trong máu tăng quá cao thì sẽ kích hoạt sự hình thành các viên sỏi urat tại thận. Sỏi urat là loại sỏi không cản quang có thể dẫn đến viêm đài bể thận, viêm thận kẽ, nhiễm trùng tiết niệu. Thậm chí còn có khả năng gây ra tình trạng suy thận mãn tính nguy hiểm.
  • Biến chứng dạ dày: Biến chứng này thường phát sinh khi người bệnh sử dụng quá thường xuyên các loại thuốc chống viêm, giảm đau trong trị gout. Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.

Cách phòng tránh bệnh gout qua ăn uống và lối sống

Đối với bệnh gout, một trong những yếu tố chính liên quan trực tiếp đến cơ chế bệnh sinh là do duy trì chế độ ăn uống cũng như lối sống thiếu lành mạnh. Chính vì vậy, cách phòng tránh bệnh gout tốt nhất là thông qua ăn uống và lối sống.

Dưới đây là các biện pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gout mà bạn nên áp dụng ngay:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống được nhận định là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như những vấn đề bên trong cơ thể. Trong đó có liên quan đến bệnh gout.

phòng ngừa gout
Điều chỉnh chế độ ăn uống là cách tốt nhất giúp phòng tránh bệnh gout

Các chuyên gia cho biết, việc tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm có hàm lượng purin cao chính là nguyên nhân phổ biến khiến bệnh gout khởi phát. Chính vì vậy, điều chỉnh thói quen ăn uống được cho là cách đơn giản nhất giúp bạn phòng tránh bệnh gout.

Cần chú ý đến các vấn đề sau trong điều chỉnh chế độ ăn uống:

  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có hàm lượng đạm quá cao. Điều này sẽ giúp hạn chế quá trình tổng hợp purin của cơ thể. Thịt đỏ, mỡ và nội tạng động vật, thức ăn nhanh, hải sản… là các loại thực phẩm không nên ăn quá nhiều.
  • Nếu đang có thói quen hút thuốc lá thì nên từ bỏ càng sớm càng tốt. Đồng thời hạn chế uống rượu bia và sử dụng chất kích thích.
  • Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi vào khẩu phần ăn uống. Các nhóm thực phẩm này chính là nguồn cung cấp vitamin cũng như khoáng chất dồi dào cho cơ thể.
  • Xây dựng thực đơn phù hợp để có thể cân bằng thành phần dưỡng chất cho cơ thể trong từng bữa ăn. Tuyệt đối không để cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như hoạt động của các cơ quan.

2. Uống nhiều nước là cách giúp phòng tránh bệnh gout

Việc bổ sung đầy đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày chính là thói quen tốt giúp bạn luôn duy trì thể trạng tốt. Uống từ 2 – 2,5 lít nước/ ngày sẽ hỗ trợ cơ thể đào thải acid uric tốt hơn. Từ đó ngăn ngừa sự kết tủa các tinh thể muối urat trong cơ thể.

Nướng lọc bình thường hay nước khoáng kiềm chính là lựa chọn tốt cho bạn. Trong khi đó, các loại nước ngọt có ga chính là thức uống cần đưa vào danh sách hạn chế. Còn đối với người đã bị gout thì có thể thêm vào nước uống một chút nước cốt chanh tươi sẽ giúp làm giảm acid uric trong máu tốt hơn.

3. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

Luyện tập thể dục thể thao chính là thói quen lành mạnh cần duy trì nếu bạn muốn có một sức khỏe tốt. Mỗi ngày cần dành khoảng từ 30 – 45 phút cho việc tập luyện để nâng cao sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính.

ngăn ngừa bệnh gout
Thường xuyên tập thể dục sẽ giúp thúc đẩy các quá trình chuyển hóa trong cơ thể

Vận động thường xuyên còn là liều thuốc tự nhiên hữu hiệu cho xương khớp luôn chắc khỏe, cải thiện độ đàn hồi, dẻo dai và linh hoạt. Từ đó sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề xương khớp xuất hiện, nhất là khi về già.

Hơn nữa, việc tập luyện còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giải phóng tổn thương cũng như làm giảm căng thẳng ở hệ thần kinh. Đồng thời là giải pháp kích thích tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ thúc đẩy quá trình thanh lọc và bài tiết ở thận.

Hệ bài tiết tổn thương hay gặp vấn đề đều khiến cho quá trình đào thải bị cản trở và làm cho lượng acid uric tồn đọng tăng cao. Chính vì vậy, cần tăng cường tập thể dục thể thao để các cơ quan bài tiết làm việc hiệu quả hơn.

Đối với việc tập luyện thể dục thể thao thì bạn cần lựa chọn bộ môn phù hợp với thể trạng của mình. Cần hạn chế tập các bộ môn thể thao có cường độ cao và dễ tiềm ẩn những rủi ro như gây chấn thương, tai nạn. Yoga, đạp xe, đi bộ hay bơi lội là những môn thích hợp cho nhiều đối tượng và đem lại tác dụng tốt với việc phòng tránh bệnh gout.

4. Duy trì cân nặng phù hợp

Những người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề sức khỏe bất thường. Trong đó có bệnh gout. Bởi thừa cân cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa. Từ đó khiến cho cơ thể tăng sinh các thành phần gây hại như acid uric.

Ngoài ra, việc duy trì một cân nặng vừa phải còn bảo vệ tốt cho sức khỏe. Hỗ trợ ngăn chặn các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao… Nếu đang bị thừa cân, béo phì thì tốt nhất bạn nên xây dựng kế hoạch giảm cân phù hợp và khoa học.

5. Kiểm soát vấn đề sử dụng thuốc

Một số loại viên uống hỗ trợ hay thuốc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ là làm tăng lượng acid uric trong máu. Đặc biệt là các loại thuốc điều trị đều có chứa các hoạt chất đặc trị mạnh.

cách phòng bệnh gout
Bạn cần chú ý cẩn trọng trong việc sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào

Khi được thu nạp vào cơ thể thì chúng sẽ được thận đào thải thông qua đường bài tiết. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể khiến các hoạt chất lắng đọng ngày càng nhiều trong cơ thể. Từ đó buộc thận sẽ phải ưu tiên làm nhiệm vụ đào thải các thành phần này.

Chính điều này sẽ ảnh hưởng và gây cản trở đến quá trình thanh lọc và đào thải acid uric. Nếu không sớm khắc phục thì tình trạng kết tủa tinh thể natri urat tại khớp là vấn đề khó tránh khỏi. Từ đó làm phát sinh các cơn đau gout cấp.

Vì thế, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gout, bạn cần hết sức thận trọng trong việc sử dụng thuốc. Chú ý tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nào. Đặc biệt là các thuốc sau:

  • Thuốc chống lao
  • Thuốc lợi tiểu
  • Vitamin niacin
  • Aspirin
  • Levodopa
  • Isotretinoin
  • Pentamidin

6. Nghỉ ngơi hợp lý để giữ cho tinh thần luôn thoải mái

Để duy trì một sức khỏe tốt thì các chuyên gia khuyến nghị bạn nên có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Cần chú ý không làm việc quá sức, hạn chế thức khuya và đảm bảo ngủ đủ giấc.

Đồng thời tránh xa các yếu tố tâm lý như lo âu, căng thẳng, suy nghĩ nhiều… Bởi đây cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Từ đó tạo điều kiện cho nhiều bệnh lý phát sinh, bệnh gout là một trong số đó.

7. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Gout là bệnh lý có diễn tiến âm thầm và phát triển qua 4 giai đoạn. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu, bệnh chưa biểu hiện rõ ràng bằng những triệu chứng cụ thể. Lúc này, dấu hiệu duy nhất để nhận biết là nồng độ acid uric trong máu duy trì ở mức cao hơn bình thường.

ngăn ngừa bệnh gút
Chú ý thăm khám định kỳ để sớm phát hiện nếu có bất thường về nồng độ acid uric trong máu

Chính vì chưa biểu hiện triệu chứng rõ ràng nên đa phần người bệnh chỉ phát hiện khi bệnh gout đã chuyển sang giai đoạn thứ 2. Lúc này những cơn đau gout cấp đã bắt đầu xuất hiện khiến cho việc điều trị bệnh dứt điểm rất khó khả thi.

Để có thể sớm phát hiện bệnh, tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần. Điều này sẽ giúp kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu. Nếu phát hiện bất thường thì có thể khắc phục hoàn toàn khi nghiêm ngặt tuân thủ chỉ đình từ bác sĩ.

Sớm thực hiện các cách phòng tránh bệnh gout chính là giải pháp hữu hiệu nhất để thoát khỏi nguy cơ mắc phải bệnh lý này. Nếu còn gặp khó khăn trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như lối sống thì bạn có thể tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ thêm.

Có thể bạn quan tâm:

TIN NÊN ĐỌC

Ngày đăng 08:47 - 02/03/2023 - Cập nhật lúc: 23:38 - 03/03/2023
Chia sẻ:
Vang danh là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, Quốc dược Phục cốt khang nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh và được giới chuyên môn đánh giá cao. [Đọc ngay]
Bệnh gút có di truyền không? [Chuyên gia giải đáp]

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân chính khiến người…

Làm bữa sáng cho người bệnh gout Làm bữa sáng cho người bệnh gout – Ngon 7 ngày/tuần

Gout có nguyên nhân một phần đến từ thói quen ăn uống ngày ngày. Thực tế, việc xây dựng chế…

Bị bệnh gút có ăn được sữa chua không, loại nào tốt?

Một vài nghiên cứu cho thấy bổ sung sữa ít béo và sữa chua giúp làm giảm nguy cơ mắc…

Cách chữa bệnh gút bằng cua đồng có thực sự hiệu quả?

Cách chữa bệnh gout bằng cua đồng ngâm rượu gạo là bài thuốc truyền miệng theo kinh nghiệm dân gian.…

Mẹo chữa bệnh gút bằng dưa chuột – Lạ mà hay

Dưa chuột chứa nhiều nước, chất xơ và có hàm lượng purin thấp. Do đó, việc bổ sung thực phẩm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang nổi tiếng với thành phần và công thức thuốc ĐỘC QUYỀN điều trị bệnh gout cấp và mãn tính hiệu quả, an toàn. [ĐỌC NGAY]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua