Tìm hiểu cách phòng ngừa bệnh trĩ ngay từ đầu

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Các chuyên gia khoa Hậu môn – trực tràng cho biết, trĩ không đơn thuần là bệnh lý về tĩnh mạch mà nó có liên quan đến toàn bộ hệ thống mạch máu từ tĩnh mạch, tiểu động mạch, các vị trí thông nối động tĩnh mạch và cơ trơn của ống hậu môn. Trĩ là bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, vì vậy mỗi người nên biết cách phòng ngừa bệnh ngay từ ban đầu.

Cách phòng chống bệnh trĩ
Vận động giữa giờ là cách phòng tránh bệnh trị hiệu quả đối với dân văn phòng

Chia sẻ với chuyên trang, bạn đọc Phạm Thị Minh Thảo, nhân viên văn phòng, Cần Giờ cho biết: “Tôi nghe nhiều người nói, làm việc văn phòng thường ngồi nhiều nên tỷ lệ mắc bệnh trĩ rất cao. Gần đây tôi cũng có biểu hiện đại tiện khó khăn, thường có biểu hiện đau rát hậu môn thì có phải là dấu hiệu của bệnh trĩ hay không? Mong chuyên gia tư vấn giúp cách phòng ngừa bệnh trĩ. Mong sớm nhận được phản hồi của chuyê gia.”

Cách phòng chống bệnh trĩ từ những thói quen thường ngày

Có thể nói, trĩ là hiện tượng căng dãn quá mức tại các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng và gây ra hiện tượng viêm sưng. Bệnh thường gặp phải ở những người làm việc nặng nhọc, làm việc văn phòng, phụ nữ mang thai, người bị táo bón kinh niên,… Ở những người mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu, thường hậu môn chỉ có cảm giác ngứa, rát đôi chút và biến mất ngay sau đó. Ở giai đoạn trầm trọng, búi trĩ có thể sa ra ngoài không chỉ làm ảnh hưởng đến việc di chuyển mà còn gây ra hiện tượng nhiễm trùng búi trĩ. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ?

Cách tốt nhất để phòng chống bệnh trĩ đó là luôn giữ cho phân mềm để không cọ xát mạnh và làm tổn thương hậu môn. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Cung cấp đủ lượng nước: Nước đóng vai trò kích thích chuyển hóa và giúp cho việc đào thải phân dễ dàng hơn. Các chuyên gia khuyến khích, mỗi ngày nên ung cấp khoảng 2 – 2,5l nước, với những người làm việc trong môi trường nắng nóng, lao động mạnh thì nên tăng thêm lượng nước để ngăn ngừa táo bón.
  • Ăn nhiều chất xơ: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám như yến mạch, lúa mì, gạo lức, mè đen, kê có hàm lượng chất xơ rất cao và nó có khả năng tăng lượng phân cũng như làm mềm phân tốt hơn so với thực phẩm chế biến sẵn. Hãy tăng lượng chất xơ từ từ để ngăn chặn tình trạng xì hơi quá mức. Hầu hết, mỗi chúng ta đều không cung cấp đủ 25 – 38g chất xơ/ngày. Do đó, các chuyên gia đầu ngành khuyến nghị, có thể xem xét các thực phẩm bổ sung hàm lượng chất xơ không cần kê đơn như Citrucel, Metamucil để cải thiện triệu chứng táo bón và ngăn ngừa búi trĩ hình thành. Các sản phẩm này chỉ có tác dụng hỗ trợ làm mềm phân trong trường hợp cung cấp đủ lượng nước. 
  • Không đọc báo, sử dụng điện thoại khi đại tiện: Ngồi quá lâu, nhất là ngồi bệt trên bồn cầu có nguy cơ gây áp lực tĩnh mạch. Hơn nữa, việc ngồi quá lâu khiến cho phân bị tắc nghẽn và khô cứng. 
  • Đại tiện khi có biểu hiện: Nhiều người có thói quen nhịn đại tiện khi chưa bị kích thích mạnh. Tuy nhiên, đây là thói quen sai lầm, bởi vì lúc này bạn có thể bỏ lỡ mất cảm giác kích thích phân ra ngoài. Lúc này, phân bị dồn lại trong trực tràng và dần bị niêm mạc trực tràng hấp thu mất lượng nước trong phân và khiến cho phân bị khô, cứng, gây khó khăn khi đại tiện.
  • Không rặn mạnh khi đại tiện: Cố gắng dùng sức khi đại tiện sẽ tạo nên một áp lực lên tĩnh mạch ở trực tràng. Bên cạnh đó, việc dùng sức này còn khiến cho tĩnh mạch bị tổn thương, chảy máu và gây hiện tượng viêm nhiễm.
  • Thể dục, thể thao điều độ: Duy trì việc luyện tập thể dục, vận động mỗi ngày, không ngồi hoặc đứng lâu quá 2 tiếng nhằm giúp cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả và làm giảm áp lực lên hậu môn. Điều này giúp cải thiện, ngăn chặn bệnh trĩ và giúp làm giảm cân hiệu quả.

Hầu như mỗi người đều có khả năng ngă ngừa bệnh trĩ mà không cần thăm khám bác sĩ. Tuy nhiên, khi có biểu hiện táo bón kéo dài, kèm theo đau rát hậu môn, chảy máu hậu môn thì tốt nhất nên thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, đặc biệt là những bệnh nhân trên 40 tuổi. Bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn như ung thư ống hậu môn, ung thư đại trực tràng và một số bệnh lý ác tính khác. 

Cách phòng chống bệnh trĩ
Phòng tránh bệnh trĩ bằng cách cải thiện chế độ dinh dưỡng

Bệnh nhân có thể nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ khi đại tiện có màu phân thay đổi, đi kèm triệu chứng chảy máu hoặc không có biểu hiện cải thiện sau khi đã dùng thuốc điều trị tại nhà. Cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu khi có dấu hiệu mất máu, choáng váng, ngất do hậu môn chảy máu quá nhiều.

Trường hợp bạn có dấu hiệu táo bón, đi cầu phân cứng, nứt kẽ hậu môn, ngứa hậu môn thì có thể ngâm hậu môn bằng nước muối ấm khoảng 10 phút để cải thiện triệu chứng. Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh trĩ cần có sự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được chỉ định, tránh trường hợp biến chứng. Đa số, các loại thuốc điều trị bệnh trĩ thường tập trung tác động chủ yếu lên tĩnh mạch trĩ như: kháng viêm, làm bền tĩnh mạch, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, cầm máu, giảm đau, có khả năng nhuận tràng,…

Hiện nay, có rất nhiều cách để khắc phục bệnh trĩ nhưng hầu như phương pháp nào cũng không mang lại hiệu quả tuyệt đối mà chỉ mang tác dụng hỗ trợ tạm thời. Bệnh trĩ thường có xu hướng phát triển nghiêm trọng và gây ra biến chứng nếu bệnh nhân không có biện pháp khắc phục và điều trị đúng cách. Hãy tham khảo cách phòng ngừa bệnh trĩ ngay từ bây giờ để có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Thông tin tham khảo thêm:

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 03:18 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:11 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Trung tâm Thuốc dân tộc đã chữa khỏi TRĨ NỘI, TRĨ NGOẠI, TRĨ HỖN HỢP cho hàng ngàn người chỉ bằng bài thuốc Đông y đơn giản. Đội ngũ chuyên gia, BS giỏi tại đây luôn sẵn sàng đồng hành và tư vấn giúp người bệnh 24/7.
20 thức ăn tốt cho người bệnh trĩ – Món ngon dễ làm
Bột yến mạch, bí đao, dưa leo, chuối, rau đay...là những thức ăn tốt cho người bệnh trĩ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Bệnh nhân nên thường…
Bệnh Trĩ Nội Và Trĩ Ngoại? Phân Biệt Các Cấp Độ Của Bệnh Trĩ

Bệnh trĩ được chia làm 2 thể gồm trĩ nội và trĩ ngoại. Việc phân biệt trĩ nội hay trĩ…

10 Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Cây Thuốc Nam Hiệu Quả

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam được đánh giá là an toàn, tiện lợi, đồng thời mang lại kết…

Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Hoa quả là nhóm thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, có khả năng khắc phục cơn đau, táo bón…

Cách Ngâm Nước Muối Chữa Bệnh Trĩ – Giảm Đau, Sát Trùng

Thông thường muối là một gia vị dùng để chế biến thức ăn,  bên cạnh nó còn đóng vai trò…

Tập gym có thể mang đến những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến bệnh trĩ Muốn tập GYM khi bị bệnh trĩ không nên bỏ qua bài này

Khi mắc bệnh trĩ, dặn dò của đa số bác sĩ là tránh gây thêm áp lực lên hậu môn.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua