5 cách làm tiêu đờm hiệu quả cho bà bầu – “Đặc trị”

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Nhiều bà bầu than phiền về chứng tăng tiết đờm ở cổ họng gây ho và khó chịu. Đây là triệu chứng phổ biến của các bệnh lý ở đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan hay viêm mũi xoang. Dưới đây là 5 cách làm tiêu đờm hiệu quả cho bà bầu.

Nguyên nhân khiến bà bầu có đờm ở cổ họng

Đờm là chất nhầy do đường hô hấp dưới tiết ra nhằm cân bằng độ ẩm, làm sạch và tống khứ các vật lạ như vi khuẩn, virus, bụi bẩn hay dị vật ra khỏi phổi, cổ họng hay phế quản. Bình thường vẫn có một lượng đờm nhất định tồn tại trong cổ họng, ngay cả ở phụ nữ mang thai vẫn không ngoại lệ.

cách làm tan đờm hiệu quả cho bà bầu
Bà bầu bị vướng đàm trong cổ họng sẽ gây ho nhiều và rất mệt mỏi

Tuy nhiên, nếu đột nhiên đàm nhầy tiết ra quá nhiều có thể khiến bà bầu không tránh khỏi cảm giác lo lắng cho sức khỏe của mình, đặc biệt là sự an toàn của thai nhi. Phụ nữ mang thai có thể bị vướng nhiều đờm trong cổ họng vì những nguyên nhân sau:

  • Do hàm lượng estrogen bị suy giảm trong thời gian mang thai có thể làm tăng sản xuất đờm nhầy ở cổ họng và cả âm đạo.
  • Do dị ứng với thực phẩm, sự thay đổi thời tiết, phấn hoa, bụi bẩn hay nấm mốc… cũng kích thích các tế bào ở cổ họng tiết ra nhiều đờm. Kèm theo đó là tình trạng đau họng, viêm ngứa ở cổ họng.
  • Sử dụng các sản phẩm từ sữa: Tẩm bổ quá nhiều các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, phô mai, phô mát… khiến một số mẹ bầu bị tiết chất nhầy ở đường thở nhiều hơn.
  • Ngoài ra, bà bầu còn có nhiều đờm do mắc các bệnh lý ở đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm họng, viêm phổi, viêm amidan, viêm phế quản…

Sự xuất hiện của đờm trong cổ họng có thể gây kích thích cổ họng khiến bà bầu bị ho nhiều, ngứa họng, có cảm giác vướng víu trong cổ họng, buồn nôn sau khi ăn. Nếu tình trạng này còn xuất hiện kèm theo các biểu hiện bất thường khác như đau họng, khó nuốt, sốt, thở khò khè, nghẹt mũi, chảy nước mũi… thì bà bầu nên thận trọng vì rất có thể đã bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Cách làm tiêu đờm hiệu quả cho bà bầu

Khi có nhiều đờm trong cổ họng, nhiều người hẳn sẽ nghĩ ngay đến việc sử dụng các loại thuốc tan đờm. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích ở bà bầu bởi những lo ngại của thuốc tân dược tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của em bé trong bụng. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai được khuyên nên thử những cách trị đờm cho bà bầu bằng mẹo tự nhiên trước để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh.

1. Cách trị tiêu đờm cho bà bầu bằng củ cải trắng

Theo ghi chép của các tài liệu y học cổ truyền, củ cải trắng tính mát, có tác dụng trừ đờm, giảm ho, thanh nhiệt, tiêu độc cho cơ thể. Bà bầu có thể sử dụng nước ép củ cải trắng kết hợp cùng với các nguyên liệu có đặc tính kháng viêm khác để loại bỏ đờm nhầy vướng víu trong cổ họng, chống lại tình trạng viêm nhiễm trong đường hô hấp.

cách trị tiêu đờm cho bà bầu bằng củ cải trắng
Củ cải trắng là phương thuốc tiêu đờm cho bà bầu an toàn

– Chuẩn bị:

  • Củ cải trắng: 1 ký
  • Mật ong nguyên chất: 250ml
  • Gừng tươi: 200 gram

– Cách sử dụng:

Rửa sạch củ cải trắng, gọt vỏ ép lấy nước cốt. Gừng thái lát mỏng bỏ vào nồi nấu chung với nước ép củ cải trắng. Đun sôi khoảng 10 phút thì thêm mật ong vào, để bếp sôi trở lại là được. Khi hỗn hợp nguội cất vào hũ thủy tinh. Để vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn.

Để trị đờm, bà bầu có thể lấy hỗn hợp này uống 2 lần một ngày, mỗi lần 2 muỗng canh. Nên pha thuốc với chút nước ấm trước khi uống để giảm kích ứng trong cổ họng. Nếu đáp ứng tốt thì sau khoảng 3 ngày sử dụng sẽ thấy bớt đờm hẳn

2. Cách trị đờm cho bà bầu bằng chanh đào

Đây là một trong những cách làm tiêu đờm hiệu quả cho bà bầu được nhiều mẹ tin dùng. Không chỉ giúp đánh tan đờm, hỗn hợp chanh đào khi hấp chung với mật ong còn có tác dụng làm dịu kích ứng trong cổ họng, giảm ho, sát trùng, đẩy lùi trình trạng viêm nhiễm ở đường thở. Đồng thời chúng cũng bổ sung nhiều vitamin C cải thiện hệ miễn dịch cho mẹ bầu bớt bị ốm vặt.

Chuẩn bị:

  • Chanh đào chín: 2 quả
  • Mật ong: 2 muỗng canh

Cách sử dụng:

Chanh đào rửa sạch, thái thành nhiều lát mỏng theo chiều ngang. Bỏ chanh vào một cái chén sành, rưới mật ong lên trên. Bỏ vào nồi cơm hoặc xửng hấp cách thủy khoảng 20 phút.

Khi dùng, chắt nước uống mỗi lần 2 thìa cà phê và lấy một lát chanh ngậm trong miệng rồi nuốt nước từ từ. Lặp lại theo cách tương tự vài lần trong ngày sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

3. Bí quyết tiêu đờm cho bà bầu bằng rau diếp cá

Rau diếp cá chứa chất kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm và tạp khuẩn gây viêm đường thở. Ngoài ra, thảo dược này còn giúp làm tan đờm, giảm cảm giác nóng rát khó chịu trong cổ họng.

cách tiêu đờm cho bà bầu bằng rau diếp cá
Rau diếp cá giúp sát khuẩn, giảm ho, chống viêm họng, tiêu đờm cho bà bầu

Dân gian có cách trị tiêu đờm cho bà bầu từ rau diếp cá rất đơn giản như sau:

– Chuẩn bị:

  • 200g rau diếp cá
  • 1 bát nước vo gạo lần 2

– Cách sử dụng:

Cho nước vo gạo vào nồi đun sôi. Sau đó giã nát rau diếp cá rồi bỏ vào nấu cùng. Đun thêm khoảng 5 phút , tắt bếp. Chờ cho hỗn hợp nguội bớt, lấy một cái rây lọc nước chia uống 2 lần trong ngày.

>>Tham khảo thêm: 5 cách dùng rau diếp cá trị viêm họng hiệu quả không ngờ

4. Dùng cam nướng làm tiêu đờm cho bà bầu

Cam giàu vitamin C nên có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm, qua đó ức chế quá trình tiết đờm nhầy trong cổ họng. Thay vì chỉ uống nước cam đơn thuần, bà bầu có thể làm món cam nướng muối để làm tiêu đờm hiệu quả hơn.

– Chuẩn bị:

  • 1 quả cam to
  • Một ít muối ăn

– Cách sử dụng: 

Cắt vát một đầu cam sao cho vừa chạm tới phần ruột rồi nhét muối vào bên trong. Bỏ cam vào lò vi sóng nướng khoảng 15 phút hoặc nướng trực tiếp trên bếp than đến khi cam nóng lên và muối tan hết là được.

Gọt vỏ cam, lấy múi ăn khi còn ấm. Để tăng công dụng, có thể tận dụng giữ lại phần vỏ cam để hãm trà uống bởi tinh dầu trong vỏ cam cũng có tác dụng kháng khuẩn, trừ đờm không thua kém gì múi.

5. Cách trị đờm cho bà bầu bằng mật ong

Cuối cùng, một cách làm tiêu đờm hiệu quả cho bà bầu từ tự nhiên rất đáng để thử đó chính là dùng mật ong. Thực phẩm này có tác dụng đặc biệt tốt trong việc long đờm, bổ phế. Bên cạnh đó, nguồn vitamin A, E, C phong phú trong mật ong còn có tác dụng giảm viêm, làm dịu cơn ho và tăng cường sức đề kháng cho bà bầu.

cách làm tan đờm hiệu quả cho bà bầu bằng mật ong
Mật ong có tác dụng tích cực trong việc làm tan đờm nhầy ở cổ họng bà bầu

Một số mẹo trị đờm đơn giản từ mật ong bà bầu có thể áp dụng:

  • Mật ong kết hợp vơi gừng: Rửa sạch một củ gừng, cạo vỏ, băm nhỏ rồi trộn chung với 2 thìa mật ong. Bỏ hỗn hợp vào một cái bát sành đem hấp cách thủy 20 phút. Chắt nước uống 3 lần trong ngày. Bã gừng lấy hai kỹ và nuốt được cả xác càng tốt.
  • Trà mật ong hoa cúc: Lấy 3 cái hoa cúc khô bỏ vào ấm. Chế nước sôi vào hãm khoảng 15 phút. Sau đó, vớt bỏ xác hoa, thêm 2 thìa mật ong vào, quậy tan và thưởng thức khi trà còn ấm.
  • Lá hẹ chưng mật ong: Thái nhỏ 1 nắm lá hẹ, bỏ vào chén sành. Thêm vào chén 150ml mật ong rồi bỏ vào nồi chưng cách thủy. Chia làm 2 lần dùng, ăn cả nước và cái.

Lưu ý khi trị đờm cho bà bầu

Những cách làm tan đờm cho bà bầu ở trên đều sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên nên hiệu quả sẽ đến từ từ chứ không nhanh bằng thuốc. Chị em không nên nôn nóng mà bỏ cuộc giữa chừng khiến cho việc điều trị bị gián đoạn.

Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp tự nhiên mà tình trạng tăng tiết đàm vẫn tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu hoặc bà bầu có biểu hiện sốt, ho nhiều thì nên đi khám bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc đặc trị dành riêng cho phụ nữ mang thai.

Muốn nhanh hết đờm cũng cần lưu ý:

  • Không ăn các thực phẩm lạnh hoặc uống nước đá
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần cổ và ngực trong những ngày trời lạnh hoặc thời tiết chuyển mùa
  • Tránh ăn các thực phẩm có thể khiến đờm tiết ra nhiều và gây ngứa, kích thích cơn ho như đậu phộng, hải sản, tôm, thịt bò, mía, hạt hướng dương, đồ ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ… Thay vào đó bà bầu nên ăn rau quả tươi để bổ sung các khoáng tố làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh xa những nơi có khói thuốc lá, bụi bặm hoặc phấn hoa
  • Uống nhiều nước ấm, nước ép trái cây và súc miệng thường xuyên với nước muối để sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm trong cổ họng.

Bạn có thể tham khảo thêm

Ngày đăng 07:56 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 16:14 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Rửa xoang bằng phương pháp Proetz là gì và cách làm?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp rửa xoang được áp dụng cho người bệnh. Trong đó rửa xoang bằng…

biến chứng viêm mũi dị ứng 5 Biến Chứng Của Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Thường Gặp Nhất

Viêm mũi dị ứng có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Đừng bỏ…

"Súc miệng, ngậm nước muối có trị được viêm họng không?" - Rất nhiều người quan tâm đến vấn đề này. Súc miệng, ngậm nước muối trị viêm họng có khỏi không?

Cách súc miệng, ngậm nước muối trị viêm họng có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu. Nước muối…

Thuốc xịt mũi Otrivin 0.05% Thuốc xịt mũi Otrivin 0.05% cho trẻ em và cách dùng

Thuốc xịt mũi Otrivin 0.05% chứa Xylometazoline hàm lượng thấp nên an toàn khi dùng cho trẻ em. Loại thuốc…

Bệnh ho gà ở trẻ em – Triệu chứng và cách chữa

Khi trẻ gặp phải các triệu chứng như ho dữ dội, ho không dứt kèm theo hít thở có âm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua