Các Cách Kiểm Tra Thận Yếu Hay Không Chính Xác Nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Có rất nhiều cách kiểm tra thận yếu như dựa vào các dấu hiệu sớm, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra nồng độ acid uric… Việc phát hiện sớm sự suy giảm chức năng thận giúp quá trình điều trị bệnh dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn so với chữa bệnh giai đoạn nặng. 

Cách kiểm tra thận yếu
Áp dụng các cách kiểm tra thận yếu là điều cần thiết để sớm phát hiện các bất thường và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng

Các cách kiểm tra thận yếu chính xác bạn nên áp dụng

Thận là cơ quan chính giữ vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu với chức năng lọc và đào thải các chất cặn bã, độc tố ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Bên cạnh đó, thận còn tham gia vào quá trình tái tạo máu và điều hòa chỉ số huyết áp động mạch. Từ đó có thể suy ra thận yếu là sự suy giảm các chức năng của thận gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của cơ thể. 

Chính vì vậy, kiểm tra chức năng thận là việc làm vô cùng cần thiết nhằm đánh giá sự hoạt động của cơ quan này có tốt hay không, góp phần phát hiện tình trạng thận yếu hoặc các bệnh về thận khác nếu có. Hiện nay, có nhiều cách khác nhau có thể giúp bạn đánh giá chính xác về tình trạng chức năng của thận, thận mà không mất nhiều thời gian như:

1. Kiểm tra thận yếu tại nhà

Bạn có thể kiểm tra thận yếu tại nhà thông qua các bước đơn giản sau:

Bước vào giai đoạn mãn dục nam ở độ tuổi 60 khiến nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hải nhiều lần "tẽn tò" trong chuyện chăn gối. Nhờ biết đến bài thuốc bí truyền, nghệ sĩ đã lấy lại phong độ, sung mãn như thời trai trẻ. [Tham khảo ngay]
  • Chuẩn bị một ly nước sạch, đổ một ít nước tiểu vào ly. 
  • Nếu thấy nước trong ly vẫn còn trong, không bị vẩn đục chứng tỏ thận vẫn khỏe mạnh nên hệ bài tiết mới hoạt động tốt. 
  • Nếu thấy trong ly nước xuất hiện váng mỡ hay vẩn bị vẩn đục cũng đồng nghĩa với việc chức năng thận suy yếu do bị tổn thương. 

Bên cạnh đó, để tăng thêm độ chắc chắn về kết quả đánh giá chức năng thận của mình, bạn cần chú ý xem có sự xuất hiện của một hay nhiều dấu hiệu sớm dưới đây hay không: 

Cách kiểm tra thận yếu
Sự thay đổi của nước tiểu cộng với một số biểu hiện trên cơ thể như đau lưng, tay chân sưng phù, da xấu… cho thấy chức năng thận suy giảm
  • Đau mỏi lưng: Thận yếu, suy giảm chức năng khiến các chất độc, cặn bã không được bài tiết ra khỏi cơ thể gây ra mệt mỏi, đau nhức lưng… 
  • Chán ăn: Đột ngột chán ăn, thường xuyên buồn nôn, nôn mửa… là dấu hiệu của việc các độc tố tích tụ quá mức trong cơ thể do chức năng thận suy yếu. 
  • Tiểu tiện bất thường: Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, tiểu đêm nhiều nhưng lượng nước tiểu ít… đều là những dấu hiệu cho thấy thận yếu, bộ lọc thận bị hư tổn. 
  • Lẫn máu trong nước tiểu: Nước tiểu bình thường sẽ có màu vàng nhạt nên nếu nhận thấy nước tiểu có màu sắc khác lạ, cụ thể là màu đỏ hồng chứng tỏ bạn đang bị xuất huyết do nhiễm trùng đường tiết niệu, dẫn đến thận yếu. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra chẩn đoán kỹ hơn vì có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về thận. 
  • Nước tiểu nổi bọt: Nước tiểu nhiều bọt hoặc tự sủi bọt kèm theo mùi lạ khó chịu là dấu hiệu cảnh báo thận hư, thận yếu. 
  • Dễ bị chuột rút: Thận yếu sẽ làm mất cân bằng các chất điện giải, khiến người bệnh thường xuyên bị chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm. 
  • Sưng mắt: Đây là dấu hiệu của việc rò rỉ protein vào nước tiểu khi thận yếu khiến mắt của bạn trở nên sưng húp, nhất là sau khi ngủ dậy. 
  • Sưng phù toàn thân: Ngoài mắt thì tay, chân, mặt… cũng là những bộ phận dễ bị sưng phù do cơ thể tích nước khi thận yếu không thể đào thải các chất dư thừa. 
  • Khô da, ngứa da: Máu bị lẫn nhiều tạp chất, cặn bã do suy giảm chức năng thận sẽ khiến các chất này tích tụ dưới da và biểu hiện ra với dấu hiệu khô da, sạm da, ngứa ngáy… 
  • Một số dấu hiệu khác: tóc rụng nhiều khi gội đầu, không nâng được vật nặng, tay chân bủn rủn dễ mất sức, không thể đứng quá lâu, giảm chất lượng giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, chập chờn… 

Sau khi hoàn thành bài kiểm tra này và có ít nhất từ 1 – 2 dấu hiệu trở lên chứng tỏ thận của bạn đang bị suy yếu. Lúc này, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và tiến hành làm các xét nghiệm chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. 

2. Kiểm tra thận yếu thông qua các xét nghiệm

Một số xét nghiệm thường được chỉ định nhằm kiểm tra chức năng thận như: 

Xét nghiệm sinh hóa máu

Ure máu (BUN – Blood Urea Nitrogen), Creatinin… là những sản phẩm của quá trình chuyển hóa đạm trong cơ thể. Vì vậy, để biết được quá trình chuyển hóa này có hiệu quả hay không để đánh giá chức năng thận chỉ cần dựa vào các chỉ số sau: 

Xét nghiệm nồng độ ure máu

Ure là hóa thải của protein được lọc bởi cầu thận trước khi được đưa vào nước tiểu và đào thải ra ngoài. Chính vì vậy, chỉ số ure máu được xem là một trong những tiêu chuẩn cơ bản giúp đánh giá chức năng thận cũng như theo dõi tình trạng thận yếu hoặc các bệnh lý thận liên quan khác. 

Cách kiểm tra thận yếu
Ure máu là một trong những chỉ số quan trọng giúp kiểm tra thận yếu và đánh giá chức năng thận chính xác nhất
  • Nếu chỉ số ure máu từ 2.5 – 8mmol/L chứng tỏ thận vẫn đang hoạt động thường, 
  • Nếu chỉ số ure máu cao hơn mức này chứng tỏ thận đang yếu và có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý về thận như: suy thận, sỏi thận, hội chứng thận hư, viêm thận Lupus… 
  • Nếu chỉ số ure thấp hơn mức trung bình rất có thể là do suy giảm chức năng gan, cơ thể thiếu hụt protein, do truyền nhiều dịch… 

Xét nghiệm Creatinin huyết thanh

Creatinin là sản phẩm thoái hóa của Creatin trong các nhóm cơ được lọc và đào thải bởi thận. Vì vậy, nếu thận suy yếu thì chỉ số này cũng sẽ có sự thay đổi nhất định so với bình thường. Thông thường, chỉ số này ở nam giới từ 0.6 – 1.2 mg/ dL, còn đối với nữ giới là từ 0.5 – 1.1mg/ dL. 

Vì vậy, khi chỉ số Creatinin trong máu tăng cao quá mức chứng tỏ thận của bạn đang bị rối loạn và suy giảm chức năng, có thể do thận yếu, suy thận hoặc nhiều bệnh lý khác. Để đánh giá mức độ bình thường của chỉ số này thường phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, hoạt động thể lực, khối lượng cơ… 

Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ xét nghiệm Creatinin cho kết quả không chính xác sẽ tiến hành xét nghiệm cystatin C máu. Giá trị thông thường của chỉ số này là từ 0.31 – 0.99mg/ L. 

Xét nghiệm acid uric máu

Bên cạnh chẩn đoán thận yếu, suy thận thì xét nghiệm acid uric còn được dùng phổ biến trong chẩn đoán bệnh gout. Giá trị acid uric máu thông thường là từ 180 – 420mmol/l đối với nam giới và từ 150 – 360mmol/l đối với nữ giới. Nếu kết quả chẩn đoán cho thấy giá trị này tăng cao hơn so với giá trị bình thường chứng tỏ thận yếu, bệnh gout hoặc vảy nến. Lúc này, người bệnh cần kết hợp thực hiện thêm một số chẩn đoán phân biệt để đưa ra kết quả chính xác nhất.  

Xét nghiệm điện giải đồ

Xét nghiệm máu cũng giúp xác định các chỉ số chất điện giải trong cơ thể, từ đó giúp chẩn đoán tình trạng rối loạn chức năng thận, thận yếu… 

  • Sodium (Natri): Giá trị natri máu bình thường là từ 135 – 145mmol/L. Tuy nhiên, ở người thận yếu, suy thận thì chỉ số natri máu sẽ giảm xuống thông qua đường tiêu hóa, qua da, thận hoặc do tình trạng thừa nước. Giảm natri máu có thể được biểu hiện thông qua một số triệu chứng lâm sàng về hệ thần kinh như đau đầu, buồn nôn, người lờ đờ, co giật, hôn mê… 
  • Potasium (Kali): Chỉ số kali máu bình thường ở mức 3.5 – 4.5mmol/ L. Khi bị thận yếu, suy thận sẽ làm tăng đột biến lượng kali máu do thận giảm chức năng đào thải. Một số biểu hiện về tình trạng này là mệt mỏi, giảm phản xạ, dị cảm, rối loạn nhịp tim, liệt cơ… 
  • Canxi máu: Chỉ số canxi máu bình thường sẽ duy trì trong mức từ 2.2 – 2.6mmol/ L. Tuy nhiên ở những người mắc chứng thận yếu thường sẽ có biểu hiện giảm canxi kèm theo tăng nồng độ phosphat với các triệu chứng đặc trưng như: co cứng cơ, tăng phản xạ gân xương, co giật, rối loạn nhịp tim… 

Rối loạn cân bằng kiềm toan

Xét nghiệm này được đánh giá dựa vào chỉ số pH máu, giá trị này ở mức thông thường duy trì trong mức từ 7.37 – 7.43. Tuy nhiên, sự suy yếu chức năng thận sẽ làm giảm đào thải acid, gây rối loạn chuyển hóa và hao hụt bicarbonat, hậu quả là gây rối loạn cân bằng kiềm toan chuyển hóa cho cơ thể. Tình trạng toan hóa máu này làm tăng kali máu, rối loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp… 

Một số xét nghiệm sinh hóa máu khác

  • Xét nghiệm protein toàn phần huyết tương nhằm đánh giá chức năng lọc của cầu thận. Giá trị này ở mức bình thường dao động từ 60 – 80g/L và khi mắc bệnh sẽ giảm xuống mức thấp hơn. 
  • Tổng phân tích tế bào máu giúp chẩn đoán bệnh suy thận mạn do giảm lượng hồng cầu. 

Xét nghiệm nước tiểu 

Xét nghiệm nước tiểu cũng là một trong những biện pháp giúp kiểm tra chức năng thận, chẩn đoán thận yếu hiệu quả. Cụ thể như sau: 

Cách kiểm tra thận yếu
Xét nghiệm nước tiểu là biện pháp hiệu quả giúp đánh giá chức năng thận
  • Tổng phân tích nước tiểu: Tỉ trọng nước tiểu ở mức bình thường là từ 1.01 – 1.020. Tuy nhiên, người bị thận yếu, giảm lọc và đào thải kéo theo giảm mức độ cô đặc nước tiểu, do đó khi đo sẽ thấy tỉ trọng nước tiểu sẽ thấp hơn mức trung bình. 
  • Xét nghiệm định lượng đạm niệu 24h: Trong nước tiểu luôn chứa lượng protein nhất định và duy trì trong mức từ 0 – 0.2g/l/24h. Nhưng ở những người bị yếu, suy thận, viêm cầu thận cấp… hoặc các bệnh lý liên quan như bệnh tiểu đường, huyết áp cao, lupus ban đỏ… thường có mức protein niệu khoảng 0.3g/l/24h. 
  • Kiểm tra thể tích nước tiểu: Đây là cách đơn giản để kiểm tra chức năng thận một cách chính xác thông qua lượng nước tiểu được đào thải ra ngoài. Nếu lượng nước tiểu thấp hơn so với bình thường có thể là do thận yếu gây tắc nghẽn đường tiết niệu, còn nếu lượng nước tiểu cao hơn bình thường có thể do tổn thương hoặc các bệnh lý gây ra. 
  • Ngoài ra, còn nhiều cách khác để kiểm tra chức năng thận thông qua nước tiểu như đo lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu hoặc kiểm tra lượng vi khuẩn, đo số lượng phôi tế bào… 

Xét nghiệm hình ảnh

Bên cạnh xét nghiệm máu và nước tiểu thì một số trường hợp cũng được chỉ định xét nghiệm hình ảnh để đánh giá toàn diện hệ bài tiết cũng như chức năng hoạt động của thận. 

  • Siêu âm bụng: Phương pháp này giúp phát hiện xem ở hai bên thận có ứ nước hoặc tắc nghẽn niệu quản, từ đó đánh giá chức năng thận có yếu hay không cũng như phát hiện những bất thường trong thận như khối u, sỏi thận, đa nang bẩm sinh, di truyền… 
  • Chụp CT Scan: Đây là phương pháp thăm dò hình ảnh thông qua tia X, từ đó phản ánh rõ chi tiết toàn bộ các cơ quan của hệ tiết niệu. Nhờ đó bác sĩ có thể dễ dàng đánh giá chức năng thận. 
  • Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ: Phương pháp này giúp bác sĩ có thể nhìn rõ chức năng lọc của từng quả thận, kiểm tra mức độ tắc nghẽn niệu quản… để đưa ra nhận định chính xác về việc thận có yếu hay không. 

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu? Chi phí bao nhiêu?

Sự phát triển của y học hiện đại cùng với vô số các bệnh viện, phòng khám lớn trên cả nước sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm tra chức năng thận của mình, xem thận có yếu hay không. Để đảm bảo đem lại kết quả tốt nhất, bạn nên tìm đến Khoa Nội tiết – thận niệu của các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín như:

Cách kiểm tra thận yếu
Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế, bệnh viện lớn có khoa Thận tiết niệu giúp bạn dễ dàng kiểm tra chức năng thận với chi phí niêm yết
  • Tại Hà Nội: Khoa Thận Tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thận Hà Nội, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện E Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn, Phòng khám số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Viện Pháp…
  • Tại TP HCM: Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Phòng khám Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định…

Chi phí làm xét nghiệm và kiểm tra thận yếu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chọn lựa bệnh viện công hay tư, phương pháp thực hiện xét nghiệm là gì… mà chi phí sẽ khác nhau. Trong đó, 2 xét nghiệm phổ biến nhất là xét nghiệm máu và nước tiểu thường dao động trong khoảng từ 500.000 – 1.000.000đ/ lượt. 

Điều trị thận yếu hiệu quả và an toàn với bài thuốc bổ thận, tráng dương Mãnh lực Phục dương khang [Tinh hoa y học cổ truyền]

Bài thuốc bổ thận Mãnh lực Phục dương khang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc được nghiên cứu và hoàn thiện dựa trên công thức bí truyền của người Thái đen – Tây Bắc, y Hải Thượng Lãn Ông, cùng hàng chục bài thuốc cổ phương. Trải qua nhiều bước thử nghiệm kỹ lưỡng về dược tính, thành phần, liều lượng, bài thuốc được đưa vào ứng dụng điều trị thận yếu và các rối loạn khả năng sinh lý nam.

Bài thuốc Mãnh lực Phục dương khang phối chế bài bản 4 nhóm thuốc với công thức độc quyền gồm: Mãnh lực Phục dương hoàn, Mãnh lực Bổ thận hoàn, Cố tinh Trường xuân hoàn và Mãnh lực Phục dương tửu (rượu thuốc).

Sự kết hợp 4 nhóm thuốc tạo cơ chế TỨ TRỤ tác động đa chiều, với công dụng:

  • Tư âm bổ thận, dưỡng thận, tăng cường chức năng thận, bổ khí huyết, cân bằng âm dương.
  • Phục hồi chức năng tạng phủ, bổ huyết, dưỡng can, bổ sung testosterone, tráng dương, tăng cường sinh lực nam.
  • Điều trị hiệu quả các chứng suy giảm ham muốn, yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm nhiều, ù tai, tóc bạc sớm, mệt mỏi… do thận yếu.
  • Tăng ham muốn, tăng khoái cảm và hưng phấn tình dục, nâng cao chất lượng đời sống phòng the.
  • Tăng cường thể trạng, nâng cao sức khỏe tổng thể, làm chậm mãn dục, duy trì sự sung mãn, hỗ trợ phòng tránh bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.

Đặc biệt, bài thuốc Mãnh lực Phục dương khang phối chế nhiều bí dược của người Thái đen bản địa cùng hàng chục vị thuốc Nam bổ thận, tráng dương, cường sinh lực tạo thành bảng thành phần vàng 58 vị. Một số chủ dược nổi bật như: Tứn khửn, bạch tật lê, tiên mao, ngọc cẩu, ngài tằm đực, tang phiêu diêu, nhục thung dung, dâm dương hoắc, đông trùng hạ thảo, ba kích, nhung hươu, vừng đen, đương quy, ngưu tất, thiên niên kiện, vương cốt đằng…

Sử dụng 100% dược liệu sạch chuẩn GACP-WHO được cung ứng từ Trung tâm Dược liệu Vietfarm trực thuộc Trung tâm Thuốc dân tộc, nhiều vị thuốc Nam quý hiếm được người dân bản địa khai thác trực tiếp từ rừng tự nhiên. Nhờ vậy, bài thuốc Mãnh lực Phục dương khang an toàn, không tác dụng phụ, hiệu quả cao trong điều trị với 95% nam giới chấm dứt các triệu chứng thận yếu, phục hồi phong độ sau 2-3 thang dùng thuốc.

Xem thêm: Vũ Khí Tối Thượng Giúp Quý Ông Điều Trị Dứt Điểm Thận Yếu, Thận Hư – Phục Hồi Sinh Lý Từ Gốc

VTV2 đánh giá cao chất lượng nguồn dược liệu của Trung tâm Thuốc dân tộc
VTV2 đánh giá cao chất lượng nguồn dược liệu của Trung tâm Thuốc dân tộc

Cá nhân hóa điều trị, các vị thuốc được gia giảm tùy thuộc vào mức độ và tình trạng, chức năng thận cụ thể. Bài thuốc được Trung tâm Thuốc dân tộc hỗ trợ sắc sẵn dưới dạng cao đóng lọ thủy tinh dễ dàng sử dụng và bảo quản.

Bài thuốc Mãnh lực Phục dương khang được kê đơn và gia giảm duy nhất bởi bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc qua tư vấn điều trị trực tiếp hoặc tư vấn điều trị từ xa gửi thuốc về tận nhà.

Xem thêm thông tin chi tiết bài thuốc Mãnh lực Phục dương khang qua video sau:

GỌI NGAY HOTLINE 0972 606 773 ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

HOẶC ĐẶT LỊCH KHÁM TRỰC TIẾP – ONLINE TẠI ĐÂY

Hy vọng với những thông tin về các cách kiểm tra thận yếu trong bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc có thêm nhiều kiến thức và giúp ích nếu bạn hoặc người thân có nhu cầu làm xét nghiệm kiểm tra, điều trị các chứng thận yếu. Thông tin chỉ mang tính tham khảo, vui lòng đến các bệnh viện, cơ sở y tế trên cả nước để được thăm khám, chẩn đoán và chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm

TIN NÊN ĐỌC

Ngày đăng 13:09 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:43 - 22/09/2023
Chia sẻ:
Suy thận cấp – Triệu chứng và cách chăm sóc, điều trị bệnh

Suy thận cấp là tình trạng thận ngưng lọc các chất thải và chất độc ra khỏi máu. Bệnh thường xảy…

Chữa thận yếu bằng thuốc nam vừa an toàn lại hiệu quả

Chữa thận yếu bằng thuốc nam là giải pháp điều trị bệnh an toàn được ông cha ta áp dụng…

Thận suy yếu sống được bao lâu Suy thận độ 2 chữa được không, bằng cách nào?

Suy thận là một căn bệnh không mấy xa lạ và có xu hướng gia tăng hiện nay. Suy thận…

Thận Hư Nhiễm Mỡ Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Thận hư nhiễm mỡ là một bệnh lý thường gặp ở thận có điểm đặc trưng là sự xuất hiện…

Nhận biết sớm các triệu chứng bệnh thận yếu ở nam giới sẽ giúp bạn bảo vệ cơ quan này tốt hơn Các triệu chứng bệnh thận yếu ở nam giới cần nhận biết sớm

Chức năng chính của thận là bài tiết độc tố trong cơ thể. Trong bối cảnh ô nhiễm và chất…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Hàng triệu nam giới truyền tai nhau bài thuốc đặc trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, liệt dương... phối chế 50 vị thuốc "cực phẩm nhân gian" - "chồng uống vợ say"... [Không thể bỏ qua]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua