9 cách giảm ngứa khi bị dị ứng cho hiệu quả nhanh nên áp dụng

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Có rất nhiều cách giảm ngứa khi bị dị ứng tại nhà mang lại kết quả điều trị khả quan. Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng ngay 9 cách dưới dây để kiểm soát cơn ngứa. Đồng thời bài viết cũng gợi ý liệu pháp thảo dược kết hợp đặc trị dị ứng, hết ngứa và ngăn tái phát chỉ sau 1 liệu trình.

Top 9 cách giảm ngứa khi bị dị ứng người bệnh nên biết

Ngứa là một trong những dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh dị ứng. Triệu chứng này tuy không gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng khiến người bệnh mất khả năng tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Vì vậy, người bệnh cần nhanh chóng điều trị. Dưới đây là 9 cách giảm ngứa khi bị dị ứng tại nhà được các chuyên gia da liễu khuyên bệnh nhân nên sử dụng.

1. Bột yến mạch

Bột yến mạch là một trong những thành phần tự nhiên được sử dụng trong công thức của hàng loạt sản phẩm chăm cá nhân như kem dưỡng ẩm và xà phòng với mục đích làm giảm ngứa và hạn chế khô da.

Dựa vào một nghiên cứu vào năm 2012 công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ Viện Y tế Quốc Gia cho thấy, bột yến mạch khá an toàn và có tác dụng trị ngứa do bất kỳ nguyên nhân nào

Cách giảm ngứa khi bị dị ứng
Bột yến mạch được chứng minh an toàn và thường được sử dụng để điều trị ngứa do dị ứng

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

+ Cách thực hiện như:

  • Người bệnh sử dụng một lượng bột yến mạch vừa đủ cho vào tấm vải bọc
  • Sau đó, thả vào bồn nước và thêm một ít muối và tiến hành ngâm mình

Với cách giảm ngứa khi bị dị ứng bằng bột yến mạch này, nếu người bệnh kiên trì thực hiện không chỉ giúp làm giảm ngứa mà còn hỗ trợ tinh thần thoải mái, thư giãn, giúp bệnh dị ứng mau hồi phục.

2. Tinh dầu bạc hà

Theo các chuyên gia, tinh dầu bạc hà được tìm thấy trong các loại cây thuộc họ bạc hà, có tác dụng làm mát và giúp giảm ngứa do dị ứng gây ra. Kết quả nghiên cứu về tác dụng của bạc hà trong điều trị triệu chứng ngứa ở phụ nữ mang thai vào năm 2012 cho thấy, tinh dầu bạc hà không những an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn làm giảm triệu chứng ngứa hiệu quả.

+ Cách làm như sau:

  • Nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào thau nước ấm 
  • Dùng hỗn hợp pha này vệ sinh vùng da bị ngứa

Cách giảm ngứa khi bị dị ứng từ tinh dầu bạc hà nếu được áp dụng thường xuyên giúp đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc trên da. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng 1 – 2 giọt trộn chung với 5 giọt dầu dừa và bôi lên da bị ngứa do dị ứng gây ra, giúp giảm ngứa khá tốt. Tuy nhiên, trong quá trình dùng tinh dầu bạc hà, người bệnh cần nhớ luôn pha loãng tinh dầu. Tuyệt đối không sử dụng tinh dầu bạc hà nguyên chất, tránh gây kích ứng da khiến tình trạng ngứa ngáy thêm trầm trọng.

3. Giấm táo

Giấm táo có chứa acid acetic có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên, đồng thời giúp làm lành vết thương và giảm ngứa. Chính vì vậy, để cải thiện triệu chứng ngứa do dị ứng gây ra, bệnh nhân có thể pha loãng giấm táo trong nước ấm theo tỷ lệ 1 : 1. Sau đó, dùng bông thấm dung dịch và thoa lên vùng da bị dị ứng. Cuối cùng, chờ hỗn hợp khô, người bệnh rửa lại da bằng nước ấm.

Cách giảm ngứa khi bị dị ứng
Giấm táo không những tốt đối với sức khỏe mà còn giúp làm giảm ngứa do dị ứng

Với cách giảm ngứa khi bị dị ứng này, chỉ cần thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cắt cơn ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng giấm táo cải thiện ngứa, bệnh nhân nên tránh bôi lên bộ phận có vết thương hở, vì nguyên liệu thiên nhiên này có thể gây cảm giác nóng rát trên vết thương hở.

4. Lô hội

Gel của cây lô hội không chỉ có tác dụng cải thiện làn da bị cháy nắng hoặc làm giảm các vết sưng do muỗi đốt mà chúng còn giúp giảm ngứa do dị ứng.

+ Cách thực hiện:

  • Người bệnh sử dụng 1 nhánh lô hội, gọt bỏ phần vỏ ngoài, lấy phần thịt và rửa sạch
  • Sau đó, dùng phần thịt đắp lên vùng da bị dị ứng gây ngứa khoảng 15 phút
  • Cuối cùng vệ sinh lại da bằng nước sạch

Áp dụng cách giảm ngứa khi bị dị ứng bằng lô hội thường xuyên giúp kiểm soát ngứa ngáy. Đồng thời giúp cung cấp độ ẩm trên da, hạn chế tình trạng bong tróc và kích ứng gây dị ứng.

5. Baking soda

Baking soda có đặc tính kháng nấm và chống viêm. Và dựa theo một số nghiên cứu cho thấy, hoạt chất này có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến nấm da. Ngoài ra, baking soda cũng mang lại công dụng hữu hiệu trong việc giảm ngứa do dị ứng.

Để giảm ngứa do dị ứng gây ra, người bệnh chỉ cần sử dụng 1 muỗng cà phê bột baking soda hòa tan với nước thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, bôi hỗn hợp này lên vùng da bị ngứa 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện 2 – 3 lần trong tuần, ngứa do dị ứng gây ra sẽ có dấu hiệu giảm dần.

6. Dùng sản phẩm chăm sóc da

Các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng ẩm thường giúp giữ nước và cân bằng độ ẩm trên da, hạn chế tình trạng khô và kích ứng da, làm giảm nguy cơ hình thành dị ứng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh nên hết sức lưu ý về thành phần có trong kem dưỡng. Bởi một số sản phẩm chăm sóc da có chứa chất bảo quản, phụ gia và hương liệu có thể làm kích ứng da và thúc đẩy bệnh phát triển theo chiều hướng xấu. Vì vậy, để giảm thiểu triệu chứng ngứa ngáy, người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da có chiết xuất tự nhiên, không chứa màu và mùi.

Cách giảm ngứa khi bị dị ứng
Các sản phẩm chăm sóc da từ tự nhiên có tác dụng giảm ngứa dị ứng

7. Thay đổi nhiệt độ và độ ẩm

Theo các chuyên gia da liễu, những thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm chính là nguyên nhân khiến da bị khô và bong tróc, làm tăng khả năng xuất hiện dị ứng và gây ngứa. Chính vì vậy, để đẩy lùi triệu chứng ngứa trên da, người bệnh nên duy trì độ ẩm và nhiệt độ trong nhà cân bằng với nhiệt độ ngoài trời.

8. Sử dụng quần áo với chất liệu vải cotton, mềm

Quần áo làm từ len hoặc các sợi tổng hợp có thể là tác nhân khiến tình trạng ngứa do dị ứng trở nên ngày càng trầm trọng hơn., đặc biệt là ở một số đối tượng có cơ địa nhạy cảm. Vì thế, để giảm thiểu ngứa ngáy, người bệnh bị dị ứng nên chọn mặc những bộ quần áo có chất liệu vải cotton thấm hút nhanh, rộng và không được bó sát. 

9.  Chọn những loại thực phẩm có tính mát

Người bệnh nên chọn những món ăn hoặc thực phẩm có tính mát để bổ sung cho cơ thể mỗi ngày. Việc lựa chọn những loại thực phẩm này không chỉ giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể mà còn giúp hỗ trợ điều trị dị ứng da, giảm ngứa.

Ngoài các cách nêu trên, người bệnh có thể giảm ngứa khi bị dị ứng bằng cách chườm mát bằng khăn ẩm, lạnh, tránh xa tác nhân gây dị ứng hoặc tắm rửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày,… Bên cạnh đó, một trong những cách giảm ngứa khi bị dị ứng được các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân thực hiện đó là nên cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và công việc. Căng thẳng có thể gây kích hoạt cơn ngứa. Vì vậy, người bệnh nên giữ tâm lý thư giãn bằng các biện pháp yoga.

Những cách giảm ngứa khi bị dị ứng nêu trên giúp cải thiện ngứa tại nhà khá tốt. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngứa do dị ứng kéo dài hơn 2 tuần hoặc tái phát thường xuyên, người bệnh cần có phương pháp mạnh mẽ và toàn diện hơn.

10. Dứt điểm dị ứng không tái phát với bài thuốc thảo dược kết hợp

Với ưu điểm điều trị bệnh tận căn nguyên, ngăn tái phát, an toàn và lành tính, các bài thuốc thảo dược Đông y và xu hướng trị liệu tự nhiên được nhiều người lựa chọn. Theo quan điểm Đông y, dị ứng, mề đay mẩn ngứa thuộc chứng phong chẩn khối. Các yếu tác nhân dị ứng hay còn gọi là tà độc, phong hàn, phong nhiệt không tự nhiên xâm nhập được vào cơ thể mà do hệ miễn dịch, chức năng tạng phủ suy yếu.

Vì vậy, thay vì tìm cách giảm ngứa bên ngoài, Đông y tập trung đặc trị dị ứng từ bên trong bằng cách tăng cường, phục hồi tạng phủ, hệ miễn dịch, giải độc, tiêu ban. Từ đó, tình trạng ngứa và các triệu chứng được loại bỏ và không có cơ hội tái lại. Điều trị dị ứng, mề đay, ngứa da bằng Đông y được xem là liệu pháp hoàn chỉnh, an toàn và bền vững nhất.

TIÊU BAN GIẢI ĐỘC THANG – BÀI THUỐC THẢO DƯỢC ĐÔNG Y HOÀN CHỈNH ĐẶC TRỊ MỀ ĐAY

Kế thừa và phát triển giá trị tinh hoa YHCT, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế thành công bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang. Bài thuốc là liệu pháp hoàn chỉnh, hiệu quả với mọi thể dị ứng, mề đay, ngứa da với những ưu điểm vượt trội như:

Điều trị bệnh từ gốc, dứt điểm các triệu chứng dị ứng sau 1 liệu trình, không tái phát nhờ công thức thuốc kết hợp vừa đặc trị vừa phục hồi với 2 phương thuốc nhỏ GIẢI ĐỘC HOÀN và BÌNH CAN HOÀN.

Xem ngay: Tiêu ban Giải độc thang đặc trị mề đay 10 người dùng 9 người khỏi

Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang đặc trị dị ứng, mề đay
Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang đặc trị dị ứng, mề đay

Hàng ngàn người khỏi hẳn dị ứng, mề đay nhờ bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang. Trong đó, 95% hết bệnh sau 1-3 tháng, 5% còn lại cần nhiều thời gian hơn, tỷ lệ tái phát thấp.

Bài thuốc kết hợp gần 30 thiên dược quý hòa quyện theo tỷ lệ vàng với quy luật phối chế Đông y. Các vị thuốc được xem là vị quân, vị chủ trong nhiều bài thuốc chủ trị dị ứng, mề đay như: bồ công anh, kim ngân cành, đơn đỏ, ké đầu ngựa, phòng phong, diệp hạ châu…

Thành phần dược liệu 100% chuẩn sạch GACP-WHO an toàn, không tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng. Dạng bào chế cao tinh chất tiện lợi, dễ uống, dễ bảo quản.

Diễn viên Khánh Linh bị nổi mề đay, dị ứng, mẩn ngứa mãn tính. Sau 2 tháng sử dụng Tiêu ban Giải độc thang, chị đã khỏi hẳn tình trạng này.

Xem chi tiết chia sẻ của DV Khánh Linh:

Chị Đỗ Thị Ngọc (38 tuổi – Phú Thọ) khỏi hẳn dị ứng, mề đay sau 2 tháng dùng bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang và 4 năm chưa tái phát.

Bạn đọc có thể xem thêm chia sẻ của chị Ngọc về hiệu quả bài thuốc:

Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc và người bệnh quan tâm có được liệu pháp điều trị dị ứng hiệu quả. Hãy liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc khi bạn cần sự hỗ trợ và tư vấn của đội ngũ bác sĩ đầu ngành.

⇒ Có thể bạn quan tâm:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 08:49 - 17/03/2023 - Cập nhật lúc: 21:09 - 18/03/2023
Chia sẻ:
Dị ứng đậu phộng – Biểu hiện và cách xử lý nhanh nhất

Dị ứng đậu phộng là một tình trạng phổ biến và có thể đe dọa đến tính mạng của người…

dị ứng thời tiết khi mang thai Bà bầu bị dị ứng thời tiết khi mang thai phải làm sao?

Bà bầu rất dễ bị dị ứng thời tiết khi mang thai do cơ địa nhạy cảm và hệ miễn…

Cách trị dị ứng da mặt bằng sữa chua lấy lại làn da mịn màng

Việc áp dụng cách trị dị ứng da mặt bằng sữa chua là một trong những cách mà có khá…

Dấu hiệu dị ứng son môi và cách khắc phục

Có rất nhiều người mắc bệnh dị ứng son môi khiến môi bị ngứa ngáy, mọc mủ, sưng tấy, lở…

Tại sao dị ứng yến mạch? Cách xử lý, khắc phục

Dị ứng yến mạch là tình trạng dị ứng hoặc nhạy cảm với một loại protein có trong yến mạch.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tin tưởng sử dụng bài thuốc đặc trị mề đay của Trung tâm Thuốc dân tộc, diễn viên Khánh Linh đã khỏi bệnh sau 1 liệu trình.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua