5 cách chữa táo bón lâu ngày tại nhà – Chẳng cần thuốc

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Khi táo bón kéo dài trong nhiều ngày hoặc hàng tháng liền nó được coi là mãn tính. Để quản lý tốt triệu chứng bệnh, người bệnh có thể áp dụng 5 cách chữa táo bón lâu ngày tại nhà sau đây.

cách chữa táo bón lâu ngày

5 cách chữa táo bón lâu ngày tại nhà

Táo bón hình thành chủ yếu là do thói quen sinh hoạt hoặc ăn uống hàng ngày không khoa học. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, nguyên nhân gây táo bón thường không thể hiện rõ ràng. Bệnh xuất hiện với triệu chứng đầy bụng, phân cứng hoặc khô. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp phải biểu hiện khó đi ngoài, số lần đi tiêu mỗi tuần thường ít hơn ba. 

Bệnh táo bón nếu để lâu ngày chính là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần khám và điều trị càng sớm càng tốt. Có rất nhiều cách tự nhiên có thể giảm triệu chứng táo bón ngay tại nhà, người bệnh có thể tham khảo và thử áp dụng.

1. Uống nhiều nước

Cơ thể thiếu nước chính là nguyên nhân khiến người bệnh vướng phải rắc rối liên quan đến chứng bệnh táo bón. Để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, bệnh nhân nên uống đủ nước mỗi ngày. Nước không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, làm sạch đường ruột mà còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa và hấp thu thức ăn diễn ra dễ dàng hơn.

Trung bình, mỗi người nên uống ít nhất 6 – 8 cốc nước. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa, chiều cao và thể trọng của mỗi người mà lượng nước dung nạp vào thường khác nhau. Dưới đây là những thời điểm uống nước tốt giúp cải thiện bệnh táo bón lâu ngày.

  • Vào sáng sớm lúc mới ngủ dậy: Nên uống 1 cốc nước to nhằm giúp làm sạch đường ruột
  • Giữa buổi sáng: Thời điểm uống nước này giúp giảm cơn đói và tạo cảm giác dễ chịu ở dạ dày
  • Sau khi ăn xong: Uống nước sau khi ăn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
  • Uống sau mỗi lần đi tiểu: Thời điểm uống nước này sẽ giúp bù đắp cho lượng nước cơ thể vừa mất đi

Ngoài nước lọc, người bệnh có thể dùng nước khoáng để thay thế. Bởi trong nước khoáng chứa hàm lượng lớn chất magne có tác dụng nhuận tràng, giúp kích thích nhu động ruột hoạt động đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.

cách chữa táo bón lâu ngày
Uống nhiều nước giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh táo bón

2. Ăn nhiều chất xơ

Các chuyên gia khoa Nội Tiêu Hóa thường khuyến khích người mắc bệnh táo bón nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hòa tan và không lên men. Việc tiêu thụ nhiều chất xơ sẽ kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Đồng thời giúp phân vào khuôn và khiến việc đại tiện trở nên dễ dàng.

Có nhiều loại chất xơ khác nhau nhưng chúng được chia làm hai loại chính. Đó là:

  • Chất xơ không hòa tan: Loại chất xơ này được tìm thấy trong cám lúa mì, ngũ cốc và rau xanh. 
  • Chất xơ hòa tan : Được tìm thấy trong cám yến mạch, lúa mạch và các loại hạt như đậu lăng và đậu Hà Lan. Ngoài ra, chất xơ hòa tan còn có nhiều ở một số loại trái cây và rau quả khác. 

Chất xơ không hòa tan khi tiêu thụ vào cơ thể chúng giúp phân xếp vào khuôn và dễ dàng đẩy ra ngoài. Còn chất xơ hòa tan có tác dụng hấp thụ nước và tạo thành một hỗn hợp giống như gel giúp làm mềm phân. Nhìn chung, cả hai loại chất xơ này đều có công dụng trong việc điều trị bệnh táo bón. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, nếu bổ sung quá nhiều chất xơ không hòa tan, chúng không những không giúp cải thiện bệnh mà còn khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Do đó, để cân bằng, người bệnh nên luân phiên thay đổi nhiều loại rau trong khẩu phần ăn hàng ngày nhằm giúp cải thiện bệnh và tăng cảm giác ăn ngon miệng.

cách chữa táo bón lâu ngày tại nhà
Bổ sung nhiều chất xơ chính là cách giúp giải quyết táo bón tại nhà hiệu quả

3. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên không ảnh hưởng đến tần suất đi tiêu nhưng các động tác tập luyện thường tác động vào hệ tiêu hóa. Từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giúp giảm đáng kể triệu chứng bệnh táo bón. Do đó, nếu bị táo bón lâu ngày, người bệnh nên tích cực đi bộ hoặc áp dụng các bài tập yoga để cải thiện hệ tiêu hóa.

Một số bài tập yoga chữa táo bón:

  • Tư thế Pavanamukrasana: Người bệnh nằm ngửa lưng lên sàn. Sau đó kéo đầu gối trái về phía ngực, trong khi đó chân phải duỗi thẳng và ấn mạnh xuống thảm. Tiếp đó gập hai mũi chân lên sao cho mũi chân hướng về phía đầu gối. Hai tay đan vào nhau và ôm gối trái sát người. Sau đó duỗi thẳng chân trái ra và ấn mạnh lưng xuống dưới sàn. Giữ nguyên tư thế này trong 5 – 10 nhịp thở rồi đổi bên và thực hiện thao tác tương tự.
  • Tư thế Savasana: Nằm thẳng người trên thảm sao cho hai chân rộng bằng thảm và hai mũi chân hướng lên trên. Sau đó duỗi hai tay ra hai bên thân với lòng bàn tay mở lên, các đầu ngón tay để tự nhiên. Bước tiếp theo nhắm mắt lại và thư giãn thân người từ đầu đến chất. Trong quá trình tập nên hít thở đều đặn.

Với các động tác yoga chữa bệnh táo bón này, người bệnh nên tập luyện thường xuyên giúp cải thiện chứng táo bón lâu ngày hiệu quả.

Chữa táo bón lâu ngày

4. Ăn thực phẩm chứa nhiều Probiotic

Probiotic là những vi sinh vật sống có lợi cho hệ đường ruột. Do đó, chúng thường được bác sĩ yêu cầu bổ sung để cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột và ngăn ngừa táo bón mãn tính. Probiotic giúp điều trị bệnh táo bón bằng cách sản xuất acid lactic và acid béo chuỗi ngắn. Do đó, khi đưa vào cơ thể, chúng giúp cải thiện chuyển động của ruột và làm cho phân thoát ra ngoài dễ dàng hơn.

Sữa chua và các sản phẩm lên men đều là những thực phẩm chứa nhiều Probiotic, rất tốt đối với hệ tiêu hóa và bệnh táo bón. Tuy nhiên, không phải loại sữa chua nào cũng chứa Probiotic. Do đó, người bệnh nên tìm những loại sữa chua có chứa các thành phần có loại men Probiotic như Bifidobacterium, Lactobacillus paracasei và Lactobacillus acidophilus.

Điều trị táo bón lâu ngày tại nhà
Sữa chua chứa Probiotic có tác dụng cân bằng hệ đường ruột, giúp cải thiện chứng táo bón lâu ngày

5. Thuốc nhuận tràng không kê đơn hoặc theo toa

Nếu áp dụng các cách nếu trên mà triệu chứng táo bón lâu ngày không thuyên giảm, người bệnh có thể sử dụng thuốc nhuận tràng không kê đơn hoặc theo toa để điều trị tại nhà. Sau đây là một số loại thuốc điều trị bệnh táo bón thường được bác sĩ chỉ định như:

  • Chất làm mềm phân: Một số loại thuốc làm mềm phân có chứa dầu giúp phân mềm và dễ dàng đi qua đường ruột
  • Thuốc nhuận tràng kích thích: Thuốc có tác dụng kích thích các dây thần kinh trong ruột của bạn để tăng nhu động ruột
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Thuốc giúp làm mềm phân bằng cách kéo nước từ các mô xung quanh vào hệ thống tiêu hóa

Thuốc nhuận tràng có tác dụng giảm nhanh triệu chứng táo bón. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc này đều không được sử dụng một cách thường xuyên vì chúng có thể gây phản ứng ngược. Do đó, để việc sử dụng thuốc mang lại hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Với các cách chữa táo bón lâu ngày nêu trên, người bệnh nên thực hiện thường xuyên và đều đặn hàng ngày để cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh không khỏi mà ngày càng nặng, bệnh nhân nên đến bệnh viện kiểm tra và nhận sự trợ giúp từ y tế. Bởi táo bón lâu ngày có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh lý nào đó, cần điều trị sớm.

Có thể bạn quan tâm

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 11:41 - 14/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:29 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón?
Táo bón thường gặp ở những người có chế độ ăn ít chất xơ. Tuy nhiên nếu ăn nhiều rau xanh nhưng vẫn bị táo bón, tình trạng này có…
Cách massage bụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón dễ đi cầu

Có một số cách mát xa cho trẻ bị táo bón để hỗ trợ giải phóng khí thừa và chất…

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu – Cách xử lý, điều trị

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu là triệu chứng rối loạn tiêu hóa khá phổ biến. Tình trạng…

trị táo bón cho bà bầu 10+ cách trị táo bón cho bà bầu nhanh “nặng mấy cũng hết”

Táo bón là tình trạng rất dễ kích hoạt khi phụ nữ đang ở bất cứ giai đoạn nào của…

uống kháng sinh bị táo bón Uống kháng sinh bị táo bón – Cách khắc phục & phòng ngừa

Thuốc kháng sinh thường rất dễ gây ra các tác dụng không mong muốn, nhất là khi dùng kéo dài.…

Cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi và giải pháp phòng ngừa

Táo bón là triệu chứng thường gặp ở trẻ em mà tỷ lệ cao nhất là trẻ em khoảng 2…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua