Có cách chữa bệnh sùi mào gà tại nhà nào hiệu quả không?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Ngoài việc sử dụng thuốc, phẫu thuật laser,… người bệnh có thể tham khảo cách chữa sùi mào gà tại nhà để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai.

chữa sùi mào gà tại nhà
Tìm hiểu một số biện pháp chữa sùi mào gà tại nhà mang lại hiệu quả cao

Chữa sùi mào gà tại nhà có hiệu quả không?

Sùi mào gà là bệnh truyền nhiễm, lây lan qua đường tình dục và được gây ra bởi virus HPV. Các phương pháp điều trị thông thường là sử dụng thuốc thoa, phẫu thuật, đốt điện, áp lạnh và phẫu thuật laser. 

Bên cạnh đó, một số cách chữa bệnh sùi mào gà tại nhà có thể làm tăng tiết một số loại emzym được cho là có khả năng chống lại virus HPV. Các phương pháp này thường sử dụng các loại axit tự nhiên để giúp da loại bỏ mầm bệnh và cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị sùi mào gà tại nhà chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng, không thể tiêu diệt virus, vì vậy các nốt sùi mào gà có thể tái phát trong tương lai. 

Hiệu quả của các phương pháp trị sùi mào gà tại nhà phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và từng đối tượng bệnh. Trước khi tiến hành các biện pháp điều trị, vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên môn để có biện pháp hỗ trợ điều trị y tế hợp lý.

Một số cách hỗ trợ chữa sùi mào gà tại nhà

Để tăng hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ biến chứng và ngăn ngừa sùi mào gà tái phát người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà như sau:

1. Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống

Tình trạng sùi mào gà có thể gây căng thẳng cho đầu óc và cơ thể của người bệnh. Điều này làm cơ thể gặp khó khăn trong việc chống lại vi khuẩn, virus gây hại và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Do đó, để cơ thể phục hồi nhanh hơn, người bệnh có thể cần thay đổi lối sống và thực hiện một chế độ ăn kiêng các thực phẩm không lành mạnh.

chữa bệnh sùi mào gà tại nhà
Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống có thể tăng cường hệ thống miễn dịch hỗ trợ điều trị sùi mào gà

Một số lưu ý để hỗ trợ chữa sùi mào gà tại nhà như sau:

  • Tránh khỏi các tác nhân gây căng thẳng cho hệ thống miễn dịch như bỏ thuốc lá.
  • Sử dụng các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như quả việt quất, anh đào, cà chua, bí đao và ớt chuông.
  • Bổ sung thêm rau lá xanh đâm như rau bina và cải xoăn.
  • Sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt, quả hạnh nhân, đậu.

Thay đổi lối sống và thay đổi chế độ ăn uống có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa sùi mào gà tái phát.

2. Sử dụng Aspirin

Sử dụng Aspirin chữa bệnh sùi mào gà tại nhà mang lại hiệu quả tương đối tốt. Thành phần chính của Aspirin là Axit Salicylic, là một thành phần phổ biến trong các phương pháp điều trị mụn cóc, mụn cóc sinh dục và sùi mào gà không kê đơn.

Axit Salicylic hoạt động bằng cách loại bỏ tế bào da bị nhiễm trùng từ đó loại bỏ mụn cóc. Aspirin cũng có tác động tương tự lên các nốt sùi mào gà. Cách điều trị thường được khuyến cáo là nghiền nát viên Aspirin, trộn với nước sạch. Thoa hỗn hợp lên nốt sùi mào gà, băng kín lại và để qua đêm.

3. Trị sùi mào gà tại nhà bằng Vitamin

Bổ sung các loại vitamin có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng tốc độ chữa lành vết thương và cải thiện các mô da khỏe mạnh.

Các loại vitamin thường được sử dụng để trị sùi mào gà tại nhà là vitamin C và vitamin E.

  • Vitamin C: Nghiền nát một viên vitamin C sau đó hòa cùng một ít nước chanh để tạo ra hỗn hợp sền sệt. Thoa hỗn hợp vào nốt sùi mào gà, băng kín lại và để qua đêm. Mắc dù axit từ chanh có thể tăng hiệu quả điều trị, tuy nhiên chanh có thể gây kích ứng da. Do đó, hãy thận trọng khi áp dụng.
  • Vitamin E: Chọc thủng một viên vitamin E và bôi dầu lên nốt sùi mào gà, băng kín lại và để qua đêm. Chất dinh dưỡng từ vitamin E có thể cải thiện hệ thống miễn dịch và tăng phản ứng của cơ thể với virus HPV.

4. Chữa sùi mào gà tại nhà bằng giấm táo

Giấm táo được xem như là nguồn Axit Salicylic tự nhiên, an toàn. Axit Salicylic là thành phần chống nhiễm trùng và điều trị mụn cóc sinh dục, sùi mào gà không kê đơn phổ biến. Do đó, người bệnh có thể sử dụng giấm táo như một chất kháng khuẩn tự nhiên, giúp cơ thể chống lại virus HPV.

cách chữa bệnh sùi mào gà tại nhà
Giấm táo chứa nguồn Axit Salicylic tự nhiên mạnh mẽ có thể giúp cơ thể chống lại virus HPV

Cách thực hiện như sau:

  • Pha giấm táo và nước sạch với tỷ lệ 2:1.
  • Nhúng một miếng bông gòn vào hỗn hợp, sau đó đặt bông gòn lên ví trí sùi mào gà.
  • Băng kín hoặc cố định để bông không rơi ra.
  • Để yên trong 3 hoặc 4 giờ.

Lưu ý: Luôn luôn pha loãng giấm táo trước khi sử dụng. Axit trong giấm có thể gây kích ứng, bào mòn và làm bỏng da. Ngoài ra, không sử dụng giấm táo lên các vết thương hở.

5. Áp dụng các loại tinh dầu trị sùi mào gà

Một số loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên và được áp dụng như một cách chữa sùi mào gà tại nhà. Các loại tinh dầu phổ biến bao gồm:

  • Tinh dầu thầu dầu: Có một phương thuốc tự nhiên có thể chống lại vi trùng và chống viêm. Loại tinh dầu này có thể dùng để điều trị mụn cóc sinh dục, chốc lở, một số bệnh viêm da và sùi mà gà. Để điều trị, người bệnh thoa tinh dầu lên các nốt sùi mào gà mỗi ngày trong 2 – 3 tuần để điều trị.
  • Tinh dầu tràm trà: Thường được sử dụng để điều trị một số bệnh viêm da như mụn trứng cá, các bệnh nhiễm trùng da như chốc lở và các bệnh nhiễm virus như sùi mào gà. Pha 1 – 2 giọt tinh dầu tràm trà vào 12 giọt nước hoặc dầu hạnh nhân. Nhúng bông gòn vào dung dịch, đặt lên nốt mụn cóc và cố định trong 5 – 10 phút. Lặp lại 3 lần mỗi ngày.
  • Tinh dầu trầm hương: Là tinh dầu phổ biến với hương thơm giúp thư giãn. Ngoài ra, tinh dầu trầm hương cũng được sử dụng như một phương pháp kháng khuẩn và tăng tốc độ chữa lành các tổn thương. Cho 4 – 6 giọt tinh dầu trầm hương lên một miếng bông gòn, sau đó đặt lên vị trí sùi mào gà từ 10 – 20 phút, hai lần mỗi ngày.
cách chữa sùi mào gà tại nhà
Một số loại tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, chống virus và điều trị sùi mào gà

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu chữa sùi mào gà tại nhà:

  • Luôn pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng tinh dầu.
  • Không sử dụng khi có dấu hiệu dị ứng, kích ứng da.
  • Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu có bất cứ nghi nhờ, thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

Lưu ý khi chữa sùi mào gà tại nhà

Sùi mào gà là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Các biện pháp chữa sùi mào gà tại nhà chỉ loại bỏ các nốt sùi mào gà mà không thể tiêu diệt virus HPV. Vì vậy, đến bệnh viện và tham khảo ý kiến của bác sĩ để điều trị dứt điểm bệnh. Ngoài ra, trong quá trình điều trị sùi mào gà người bệnh không nên quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm cho bạn tình.

Mặc dù hiếm gặp nhưng virus HPV có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng (nếu bị sùi mào gà ở lưỡi, họng, miệng). Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần đến gặp bác sĩ điều trị ngay cả khi các biện pháp điều trị sùi mào gà tại nhà mang lại hiệu quả tốt.

Ngày đăng 08:58 - 08/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:37 - 09/06/2023
Chia sẻ:
Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu ở nam, nữ và thuốc điều trị
Những biểu hiện sùi mào gà giai đoạn đầu thường không quá khó để nhận biết. Điều này làm bệnh nhân thường lơ là bỏ qua hoặc nhầm lẫn với…
Bệnh sùi mào gà có gây ngứa không? Các dấu hiệu nhận biết

Sùi mào gà là bệnh truyền nhiễm do virus HPV gây ra. Bệnh không chỉ gây ra các tổn thương…

Có cách chữa bệnh sùi mào gà tại nhà nào hiệu quả không?

Ngoài việc sử dụng thuốc, phẫu thuật laser,… người bệnh có thể tham khảo cách chữa sùi mào gà tại…

Dấu hiệu sùi mào gà ở họng và phương pháp chữa trị

Sùi mào gà ở họng thường phổ biến ở những người quan hệ tình dục bằng miệng hoặc tiếp xúc…

Virus HPV là gì, gây bệnh gì và con đường lây nhiễm

HPV là chủng virus thường gặp hay gây bệnh ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Theo thống kê,…

Bệnh sùi mào gà có tự khỏi được không? [Hỏi – Đáp]

Hàng loạt bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà khiến cho âm đạo bị ngứa ngáy, nổi những bông hoa…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua