Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà các mẹ nên biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Với trường hợp bệnh có mức độ nhẹ, có thể thực hiện các cách chăm sóc tại nhà. Nếu trẻ được nghỉ ngơi và chăm sóc hợp lý, triệu chứng của bệnh sẽ giảm sau khoảng 3 – 7 ngày.

cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban
Các cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà các mẹ nên biết

5 cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban ngay tại nhà

1. Chườm khăn để hạ sốt cho trẻ

Sốt có thể khiến trẻ mệt mỏi, mất nước và quấy khóc. Vì vậy nên dùng khăn ẩm để chườm cổ, trán, bẹn và nách nhằm làm giảm thân nhiệt cho trẻ. 

Chườm khăn để hạ sốt cho trẻ
Chườm khăn ẩm là một trong những cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban được áp dụng phổ biến

Mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát cho trẻ để giúp hạ thân nhiệt. Sử dụng quạt hoặc điều hòa để giữ không gian sống mát mẻ, tránh trường hợp thân nhiệt trẻ tăng lên đột ngột.

Gợi ý: Tìm hiểu một số triệu chứng sốt phát ban phổ biến thường gặp 

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

2. Bù nước và điện giải cho cơ thể

Sốt là nguyên nhân khiến cơ thể mất nước và mất cân bằng điện giải. Do đó cần bổ sung nước cho trẻ để hạ thân nhiệt, giảm khô miệng, mệt mỏi và đau nhức.

Bù nước và điện giải cho cơ thể
Cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước ép trái cây để bù nước và cân bằng điện giải

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các dạng bột đông khô chứa điện giải, hòa với nước và cho trẻ uống trong 2 – 3 ngày.

3. Giảm ho và đau họng với các thảo dược tự nhiên

Giảm ho và đau họng với các thảo dược tự nhiên
Bạn có thể dùng mật ong và các thảo dược tự nhiên để giảm ho và đau họng ở con trẻ

Để cải thiện cảm giác đau họng và ho kéo dài, có thể tận dụng các thảo dược tự nhiên có sẵn.

  • Mật ong: Làm dịu niêm mạc, kháng khuẩn, giảm viêm và sát trùng. Nên uống đều đặn vào buổi sáng và tối.
  • Gừng: Gừng có đặc tính sát trùng mạnh, tác dụng ức chế vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng. 
  • Tắc chưng đường phèn: Tắc chưng đường phèn có thể giảm ho và ngứa ngáy cổ họng.

Tham khảo thêm: Trẻ bị phát ban nhưng không sốt có nguy hiểm không?

4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bệnh có xu hướng thuyên giảm khi hệ miễn dịch đủ kháng thể để kìm hãm. Vì vậy cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ đẩy lùi bệnh tật. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch và giảm mức độ nhiễm trùng

Các thực phẩm nên bổ sung:

  • Thực phẩm chứa vitamin C
  • Thực phẩm chứa vitamin A 
  • Thực phẩm chứa nhiều khoáng chất
  • Thực phẩm giàu năng lượng 

5. Sử dụng thuốc khi cần thiết

Thuốc thường không được khuyến khích dùng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, có thể dùng thuốc cho trẻ để làm giảm các triệu chứng.

Sử dụng thuốc khi cần thiết
Có thể dùng thuốc cho trẻ bị sốt phát ban trong trường hợp cần thiết
  • Paracetamol: Tác dụng giảm đau nhẹ và hạ thân nhiệt. Tuy nhiên cần tránh dùng thuốc này cho trẻ bị thiếu hụt G6PD.
  • Ibuprofen: Có khả năng hạ sốt kém nhưng tác dụng giảm đau mạnh, được sử dụng trong trường hợp trẻ đau nhức cơ thể và mệt mỏi. 

Tránh dùng Aspirin cho trẻ em vì loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, đồng thời tăng nguy cơ phát sinh hội chứng Reye.

Xem thêm: Phát ban sau khi sốt ở trẻ có nguy hiểm không? Giải đáp thắc mắc

Khi nào trẻ cần điều trị tại bệnh viện?

5 trường hợp sốt phát ban ở trẻ cần đưa đến bệnh viện:

  • Trẻ bị sốt phát ban dưới 6 tháng tuổi.
  • Trẻ bị tiêu chảy nghiêm trọng và kéo dài.
  • Bệnh không thuyên giảm sau 3 ngày.
  • Thân nhiệt không giảm khi áp dụng biện pháp hạ sốt tại nhà.
  • Trẻ sốt cao trên 39.5 độ C và co giật, hôn mê, mất ý thức,…

Mặc dù sốt phát ban được đánh giá là bệnh lý lành tính, tuy nhiên vẫn có thể gặp phải các biến chứng như viêm não và viêm phổi.

Chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà chỉ thích hợp với trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình. Nếu không nhận thấy triệu chứng thuyên giảm sau 3 ngày, cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra. 

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 09:55 - 06/11/2023 - Cập nhật lúc: 09:55 - 06/11/2023
Chia sẻ:
Các triệu chứng sốt phát ban thường gặp cần nhận biết sớm
Triệu chứng sốt phát ban thường gặp như sốt cao, phát ban, mệt mỏi, đau họng,... Khi có các biểu hiện này, cần tiến hành chẩn đoán và điều trị…
Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà các mẹ nên biết

Với trường hợp bệnh có mức độ nhẹ, có thể thực hiện các cách chăm sóc tại nhà. Nếu trẻ…

Trẻ bị phát ban sau khi sốt là dấu hiệu nguy hiểm hay bình thường?

Trẻ bị phát ban sau khi sốt là một tình trạng phổ biến. Đây có thể là dấu hiệu hệ…

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy

Viêm da, mề đay hay rôm sảy ở trẻ em thường kéo dài dai dẳng, tái phát thường xuyên với…

Sốt phát ban gây ngứa làm thế nào để khắc phục?

Sốt phát ban gây ngứa cũng là một triệu chứng xảy ra phổ biến. Để làm giảm tình trạng này,…

Phát ban không sốt ở người lớn là biểu hiện của bệnh gì?

Triệu chứng phát ban không sốt ở người lớn bắt nguồn từ các bệnh da liễu. Triệu chứng này cũng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang điều trị thành công bệnh mề đay cho hàng ngàn người. Hiệu quả, mức độ an toàn đã được kiểm chứng.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua