Buồng trứng là gì? Cấu tạo, vị trí và chức năng

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Buồng trứng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Nhờ có cơ quan này mà chị em mới có thể thực hiện được thiên chức làm mẹ, sinh ra được những đứa con xinh xắn, dễ thương.

buồng trứng
Buồng trứng là cơ quan quan trọng trong cơ thể phụ nữ.

Buồng trứng là gì?

Theo bác sĩ phụ khoa Dư Phương Anh (Bệnh viện Từ Dũ) cho biết, buồng trứng là cơ quan sinh sản của phụ nữ. Thông thường, mỗi người phụ nữ sẽ có 2 buồng trứng với kích thước tương đương một hạt thị. Cơ quan này sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình thụ tinh và sản xuất ra nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone). Nội tiết tố này ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ thể người phụ nữ, nhất là chu kỳ kinh nguyệt, mang thai.

Các bệnh lý liên quan đến buồng trứng phụ nữ thường hay gặp phải như: 

  • Buồng trứng đa nang: Bệnh lý này chiếm khoảng 15% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Chị em vẫn có con bình thường vì họ có rất nhiều trứng nhưng trứng không rụng.
  • Suy buồng trứng: Đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ từ 35 – 45 tuổi. Phụ nữ không thể nuôi dưỡng trứng và duy trì chức năng sinh sản của bản thân mình. Người bệnh thường có dấu hiệu bị rối loạn kinh nguyệt, hoa mắt, buồn nôn, mất ngủ, khô âm đạo, da nhăn nheo,…
  • Viêm buồng trứng: Ống dẫn trứng của phụ nữ không thực hiện được chức năng phóng noãn nên trứng không thể rụng. Có khoảng 25% phụ nữ sẽ bị vô sinh do căn bệnh này gây ra. Chị em thường bị đau vùng bụng dưới, xương hông, suy nhược cơ thể, đau đầu, chóng mặt,…
  • Viêm tắc vòi trứng: Vòi trứng bị viêm, chít hẹp, tắc nghẽn sẽ gây khó khăn cho việc thụ thai bởi tinh trùng không thể gặp trứng. Với căn bệnh này, phụ nữ có thể mang thai ngoài tử cung hoặc bị vô sinh. Bệnh nhân thường bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,…
  • U nang buồng trứng: Khối u càng lớn thì khả năng vô sinh ở phụ nữ càng cao. U nang buồng trứng sẽ nhanh chóng gây co ép tử cung khiến cho tinh trùng gặp được trứng cũng không thể thụ thai. Phụ nữ nên điều trị bệnh sớm, tránh bệnh chuyển biến xấu đi.
  • Ung thư buồng trứng: Khối u có thể hình thành ở 1 hoặc 2 buồng trứng. Các tế bào ung thư sẽ nhanh chóng xâm lấn và phá hủy các mô cơ thể. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ khiến người bệnh đứng trước nguy cơ tử vong. Với căn bệnh này, phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản, nguy cơ vô sinh cao.

Buồng trứng nằm ở đâu?

Vị trí buồng trứng nằm ở thành chậu hông bé. Cơ quan này nằm ở hai bên tử cung, dính vào phần lá sau của dây chằng rộng, dưới eo chậu trên khoảng 10 mm, ngay phía sau vòi tử cung. Vị trí của buồng trứng sẽ thay đổi, tùy thuộc rất nhiều vào số lần phụ nữ sinh ít hay nhiều. Với những phụ nữ chưa sinh nở thì buồng trứng sẽ nằm ở tư thế đứng (tức trục dọc của buồng trứng nằm thẳng đứng).

buồng trứng
Vị trí buồng trứng trong cơ thể con người

Với kích thước buồng trứng rộng 1,5 cm, dài 3 cm, dày 1 cm, nếu dùng mắt quan sát, bạn đối chiếu lên thành bụng thì điểm buồng trứng chính là điểm giữa đường nối gai chậu trước nằm trên khớp mu. Thông thường, trên cơ thể con người, buồng trứng sẽ có màu hồng nhạt. Chúng thường nhẵn nhụi cho đến tuổi dậy thì hoặc sau tuổi dậy thì.

Vào những ngày rụng trứng hàng tháng, buồng trứng sẽ càng sần sùi hơn. Vì khi trứng rụng, vỏ buồng trứng sẽ nhanh chóng bị rách, tạo ra những vết sẹo ở mặt buồng trứng. Chỉ sau khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, bề mặt của buồng trứng mới có thể nhẵn nhụi lại.

Cấu tạo buồng trứng

Buồng trứng ở phụ nữ có cấu tạo gồm hai mặt (mặt trong và mặt ngoài), hai bờ (bờ tự do và bờ mạc treo) và hai đầu (đầu vòi và đầu tử cung). Vì buồng trứng không có lớp phúc mạc bên ngoài che phủ nên cơ quan này được bao bọc bởi lớp áo trắng. Phần dưới lớp áo trắng là lớp vỏ buồng trứng. Ở phần trung tâm, dưới lớp vỏ là phần tủy buồng trứng. 

buồng trứng
Buồng trứng bao gồm rất nhiều cơ quan khác nhau.

Ở lớp áo trắng, các tế bào trụ phủ bên ngoài buồng trứng. Với lớp tế bào này, buồng trứng thường có màu xám đục. Vùng chuyển tiếp giữa lớp vỏ trung mô dẹt của phúc mạc và tế bào trụ phủ buồng trứng là một đường màu trắng mảnh. Chúng hình thành dọc theo bờ mạc treo của buồng trứng.

Lớp vỏ buồng trứng chứa thể vàng và các nang buồng trứng. Trong lớp mô đệm của vỏ buồng trứng có chứa các sợi liên kết lưới, tế bào cơ trơn và tế bào hình thoi. Tủy buồng trứng gồm nhiều mô đệm, được cấu tạo bởi nhiều mô liên kết, tế bào cơ trơn, mạch máu (tĩnh mạch). Thông thường, phần tủy buồng trứng sẽ có nhiều mạch máu hơn lớp vỏ bên ngoài.

Nang trứng có trong lớp vỏ buồng trứng. Mỗi nang trứng sẽ chứa có một tế bào trung tâm (noãn) bao quanh lớp tế bào trụ nhỏ hoặc tế bào dẹt (tế bào nang). Sau tuổi dậy thì, các tế bào nang trứng sẽ dần dần bị thoái hóa, các nang chín bị vỡ ra, tạo thành hiện tượng rụng trứng.

Trong quá trình trứng phòng noãn, các nang trứng nhanh chóng xẹp xuống, hình thành nếp gấp. Lúc này, các tế bào của màng hạt sẽ to ra và chứa rất nhiều sắc tố vàng bên trong bào tương, tạo thành thể vàng. Các thể vàng này sẽ hoạt động từ 12 – 14 ngày sau khi rụng trứng. Nếu phụ nữ có thai, thể vàng sẽ bị thoái hóa và hình thành các mô sợi. 

Chức năng của buồng trứng

Buồng trứng gồm có 2 chức năng chính là chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết. Hai chức năng này sẽ tồn tại song song và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển ở mức độ nhất định, hỗ trợ tăng khả năng sinh sản cho phụ nữ. Cụ thể về từng chức năng của buồng trứng như sau:

buồng trứng
Buồng trứng khỏe mạnh giúp tăng khả năng sinh sản cho nữ giới.

# Chức năng ngoại tiết 

Thông thường, sau tuổi dậy thì, buồng trứng sẽ thay phiên nhau để phóng thích trứng. Trung bình chu kỳ mỗi tháng 1 lần. Quá trình này sẽ lặp lại thường xuyên còn được gọi là chu kỳ hành kinh của phụ nữ. Nếu trứng gặp tinh trùng sẽ nhanh chóng thụ thai. Đây cũng là chức năng ngoại tiết điển hình của buồng trứng trong cơ thể con người.

# Chức năng nội tiết 

Buồng trứng có chức năng bài tiết 2 hormon sinh dục quan trọng của cơ thể phụ nữ là progesteron và estrogen. Mỗi hormon sẽ duy trì một chức năng riêng, giúp bảo tồn đặc tính sinh dục nữ, hỗ trợ trứng đã thụ tinh dễ dàng di chuyển vào tử cung, làm giảm co bóp cơ tử cung, ngăn cản việc đẩy trứng đã thụ tinh ra ngoài và duy trì sức khỏe cho nữ giới. Cụ thể:

Estrogen (hợp chất steroid) được tổng hợp ở buồng trứng từ cholesterol. Có 3 loại estrogen tồn tại trong huyết tương là estriol, estron, estradiol,… Nhờ có thành phần này mà phụ nữ có giọng nói trong, vai hẹp hông nở, dáng đi mềm mại, uyển chuyển,… 

Progesterol (hợp chất steroid) giúp kích thích bài tiết niêm mạc tử cung khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt, sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ. Hormon này còn có  tác dụng lên các cơ quan khác như tuyến vú, vòi trứng, cổ tử cung,…

Các bệnh về buồng trứng và cách điều trị hiệu quả

Cũng giống như nhiều cơ quan khác trong cơ thể, buồng trứng cũng có thể gặp nhiều vấn đề khác nhau, trong đó các bệnh thường gặp nhất phải kể tới:

  • Buồng trứng đa nang: Tình trạng này xảy ra ở khoảng 15% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, do tăng nội tiết tố nam, rối loạn kinh nguyệt, thừa cân,béo phì.,… từ đó khiến sự rụng trứng trở nên bất thường.
  • Viêm buồng trứng: Là tình trạng rối loạn rụng trứng, xảy ra khi ống dẫn trứng khó thực hiện chức năng phóng noãn khiến trứng không thể rụng. Viêm buồng trứng nếu không được điều trị có thể dẫn tới dính buồng trứng, tắc vòi trứng, vô sinh,…
  • U nang buồng trứng: Là tình trạng khối u hình thành và phát triển từ bào nang có chứa dịch bên trong buồng trứng. Bệnh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới buồng trứng, làm co ép tử cung, nguy hiểm hơn co thể dẫn tới u ác tính, tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn,…

Với những tình trạng này, việc tìm kiếm giải pháp điều trị dứt điểm là điều quan trọng bởi các bệnh liên quan tới buồng trứng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Hiện có nhiều phương pháp chữa các bệnh về buồng trứng như sử dụng thuốc Tây y, mẹo dân gian thì chữa bệnh bằng các bài thuốc thảo dược tự nhiên vẫn là lựa chọn của đông đảo chị em. Bởi phương pháp này mang tới hiệu quả tối ưu, an toàn, lành tính với đa phần bệnh nhân. 

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về buồng trứng phụ nữ cũng như cấu tạo và chức năng của cơ quan này. Vốn dĩ buồng trứng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới nên nếu phụ nữ nhận thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường nào, bạn nên tiến hành thăm khám sớm. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hoặc tùy tiện chữa trị bệnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

NHIỀU NGƯỜI CÙNG QUAN TÂM ĐẾN

Ngày đăng 11:22 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:48 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
Phẫu thuật ung thư buồng trứng khi nào? Điều cần biết

Phẫu thuật ung thư buồng trứng thường được chỉ định cho bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn I,…

hóa trị ung thư buồng trứng Hóa trị ung thư buồng trứng khi nào? Điều cần biết

Hóa trị hiện đang là giải pháp điều trị được áp dụng phổ biến cho các bệnh ung thư nói…

tầm soát ung thư buồng trứng Tầm soát ung thư buồng trứng khi nào? Bao lâu/lần?

Tầm soát ung thư buồng trứng chính là giải pháp hữu hiệu giúp phát hiện bệnh sớm. Từ đó phục…

Mổ u nang buồng trứng nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người Vừa Mổ U Nang Buồng Trứng Xong Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt?

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ u nang buồng trứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình…

vòi trứng thông hạn chế Vòi trứng thông hạn chế là gì? Giải pháp nào để có thai?

Vòi trứng thông hạn chế cũng giống như tình trạng tắc vòi trứng không hoàn toàn. Tình trạng này có…

Bình luận (1)

  1. Hưng
    Hưng says: Trả lời

    2 vc cưới nhau đã 8 tháng nhưng chưa có tin vui. Bs có thể tư vấn giúp ăn uống ntn để có kết quả k ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua