Bệnh trĩ nội

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Trĩ nội là 1 trong 3 loại bệnh trĩ phổ biển và cũng là dạng phức tạp khó chữa nhất. Nếu không can thiệp điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nặng nề, tốn kém nhiều chi phí. Có nhiều cách điều trị trĩ nội, tuy nhiên cần chọn đúng phương pháp giúp xử lý triệu chứng và ngăn chặn biến chứng hiệu quả nhất. 

Bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội là 1 trong 3 loại trĩ phổ biến nhất hiện nay

Tổng quan

Trĩ nội là bệnh lý về hậu môn - trực tràng, xảy ra do hệ thống tĩnh mạch tại vùng này bị căng giãn quá mức. Búi trĩ nội nằm bên trong ống hậu môn, gần trực tràng, khó quan sát bằng mắt thường, trừ khi búi trĩ sa ra ngoài. So với trĩ ngoại, trĩ nội khó phát hiện và khó chẩn đoán hơn.

Bệnh trĩ nội xảy ra phổ biến ở người trưởng thành (45 - 65 tuổi). Đặc điểm của trĩ nội là cảm giác đau rát, khó chịu vùng hậu môn. Trong giai đoạn đầu, triệu chứng trĩ nội chưa rõ ràng và ít nguy hiểm, có thể tự thuyên giảm dù không can thiệp y tế. Càng về các giai đoạn sau, bệnh chuyển biến nặng, tái phát thường xuyên, gây biến chứng nguy hiểm.

Phân loại

Dựa vào diễn tiến, triệu chứng ở từng giai đoạn để phân loại thành các dạng trĩ nội khác nhau. Gồm:

Bệnh trĩ nội
Trĩ nội diễn tiến qua 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng

  • Trĩ nội độ 1: Búi trĩ đã hình thành, nằm sâu trong ống hậu môn. Kèm theo chảy máu số lượng ít khi đại tiện, táo bón kéo dài.
  • Trĩ nội độ 2: Người bệnh cảm nhận hoặc nhìn thấy có khối thịt nhỏ lòi ra khi đi đại tiện, có khả năng co lại. Kèm theo ra máu, đau rát, ngứa hậu môn.
  • Trĩ nội độ 3: Búi trĩ có xu hướng sa ra ngoài, máu chảy ít lại nhưng cảm giác đau rát hậu môn tăng lên, ngay cả khi không đại tiện.
  • Trĩ nội độ 4: Búi trĩ sa hoàn toàn ra ngoài, dù không đi đại tiện và không thể tự thu lại. Kèm theo chảy máu và đau đớn dữ dội.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Trĩ là căn bệnh có tỷ lệ mắc cao, rất khó tránh khỏi nhất là ở những người có lối sống sinh hoạt kém khoa học. Các nhóm nguyên nhân điển hình gồm:

Bệnh trĩ nội
Thói quen đại tiện lâu hoặc rặn mạnh là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh trĩ nội

  • Đứng lâu, ngồi nhiều: Thói quen này khiến vùng hậu môn - trực tràng chịu áp lực lớn, sau thời gian dài như vậy sẽ hình thành búi trĩ nội. Đây là nguyên nhân lý giải vì sao những người làm việc văn phòng hoặc bốc vác có nguy cơ mắc bệnh trĩ nội cao hơn những đối tượng khác.
  • Ăn uống thiếu chất: Lười ăn rau xanh, củ quả, trái cây gây thiếu chất xơ. Đây là nguyên nhân khiến phân cứng, đại tiện khó, dễ bị trĩ hơn.
  • Thừa cân béo phì: Một thống kê được công bố người thừa cân - béo phì có nguy cơ mắc bệnh trĩ nội lẫn trĩ ngoại cao hơn bình thường. Nguyên nhân do trọng lượng cơ thể tạo áp lực lớn đến cấu trúc và chức năng hậu môn trực tràng. Ngoài ra, người béo phì có thói quen ăn uống và lối sống không lành mạnh càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Mang thai & sinh con: Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc bệnh dĩ, do thai nhi phát triển nhanh chèn ép lên hệ thống tĩnh mạch hậu môn - trực tràng, gia tăng áp lực hình thành búi trĩ. Đến kỳ sinh nở, việc rặn đẻ và căng thẳng quá mức cũng dễ phát sinh trĩ nội.
  • Hội chứng ruột kích thích: Bệnh này khiến người bệnh liên tục bị đau bụng, mót đại tiện nhưng khó đi, có xu hướng rặn mạnh và ngồi lâu trên bồn cầu. Tất cả đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ nội.

Triệu chứng và chẩn đoán

Các triệu chứng điển hình của bệnh trĩ nội gồm:

  • Đi đại tiện ra máu tươi
  • Sa búi trĩ
  • Đau rát, sưng viêm, ngứa ngáy hậu môn
  • Hậu môn tiết dịch nhầy

Ngoài đánh giá bệnh thông qua triệu chứng, chẩn đoán trĩ nội cũng được thực hiện bằng các cách sau:

  • Kiểm tra trực quan thông qua quan sát hậu môn và sờ trực tiếp vào bên trong ống hậu môn.
  • Nội soi hậu môn, soi đại tràng Sigma.
  • Xét nghiệm phân để phát hiện dấu hiệu trĩ.

Biến chứng và tiên lượng

Biến chứng bệnh trĩ nội xuất hiện trong giai đoạn nặng, do không chữa trị hoặc điều trị không hiệu quả trong giai đoạn đầu. Một số biến chứng điển hình như:

Bệnh trĩ nội
Biến chứng trĩ nội thường gặp là nhiễm khuẩn hoặc hoại tử búi trĩ

  • Nhiễm trùng búi trĩ: các dạng nhiễm trùng phổ biến như viêm toàn bộ búi trĩ, viêm khe, viêm nhú búi trĩ hoặc viêm rìa hậu môn.
  • Tắc mạch: Kích thước búi trĩ lớn, sa ra ngoài, chèn ép làm vỡ các mạch máu, hình thành cục máu đông và gây biến chứng tắc mạch. Hậu quả nặng hơn là hoại tử búi trĩ hoặc toàn bộ vùng hậu môn.
  • Sa nghẹt hậu môn: Búi trĩ nội phát triển quá mức gây chèn ép lên toàn bộ ống hậu môn, gây viêm nhiễm, lở loét, hoại tử sớm.

Bệnh nhân mắc trĩ nội độ 1 có tiên lượng tốt, có thể tự khỏi bệnh nếu được chăm sóc kỹ lưỡng, thay đổi sinh hoạt, ăn uống và vận động khoa học. Riêng các trường hợp trĩ nội từ độ 2 trở lên, bệnh không có khả năng tự khỏi. Bắt buộc phải thăm khám, chẩn đoán và can thiệp điều trị bằng biện pháp y tế phù hợp.

Điều trị

Sau chẩn đoán, tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh trĩ nội
Tùy theo cấp độ trĩ nội nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp

1. Điều chỉnh ăn uống và sinh hoạt

Trong giai đoạn đầu, bệnh trĩ nội không nghiêm trọng, có thể dễ dàng kiểm soát được thông qua điều chỉnh lối sống sinh hoạt, ăn uống.

  • Ăn uống khoa học, tăng cường chất xơ bằng cách tăng cường nhóm thực phẩm tốt cho đường ruột, làm mềm phân, phòng ngừa táo bón, tiêu chảy.
  • Tập thể dục mỗi ngày, hạn chế ngồi quá lâu, đứng quá nhiều.
  • Ngâm hậu môn vào nước ấm, chườm lạnh giảm ngứa rát.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
  • Sử dụng giấy vệ sinh chất lượng, mềm mại để ngăn ngừa viêm nhiễm.

2. Dùng thuốc

Một số thuốc trị trĩ nội thường dùng:

  • Thuốc chống viêm tại chỗ: Hydrocortisone 0.25 - 1%
  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: Framycetin, Neomycin…
  • Thuốc nhuận tràng: Sorbitol 5g, Forlax 10g, Duphalac 10g/15ml…
  • Thuốc giảm đau: Benzocain 5 - 20%, Lidocain 2 - 5%...
  • Thuốc co mạch: Ephedrin sulfate 0.1 - 0.125%, Phenyllephrin HCl 0.25%...

3. Phẫu thuật

Bệnh trĩ nội giai đoạn 4 có biến chứng thường được chỉ định phẫu thuật để xử lý. Các phương pháp cắt trĩ phổ biến như:

  • Cắt búi trĩ bằng thắt dây chun/ dây cao su, chích xơ mạch máu hoặc quang đông hồng ngoại. Thường áp dụng cho những trường hợp trĩ nội mức độ nhẹ.
  • Phương pháp phẫu thuật Longo áp dụng cho trường hợp trĩ nội độ 3 & 4. Kỹ thuật này đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng, không đau và thẩm mỹ.
  • Phương pháp khâu treo triệt mạch trĩ THD kết hợp với siêu âm nhằm làm giảm mức độ phình búi trĩ. Thường dùng cho các trường hợp trĩ nội độ 4.

Phòng ngừa

Cách phòng ngừa bệnh trĩ nội tốt nhất là giảm thiểu thấp nhất sự tác động gây áp lực lên vùng hậu môn - trực tràng. Để làm được điều này, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

Bệnh trĩ nội
Tăng cường chất xơ giảm táo bón phòng ngừa bệnh trĩ nội

  • Ăn nhiều ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, củ quả, trái cây… hỗ trợ tiêu hóa & bài tiết, tăng khối lượng và làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón.
  • Trung bình mỗi ngày uống từ 6 - 8 ly nước, xen kẽ các loại thức uống lành mạnh khác như nước ép trái cây, trà thảo dược, không dùng rượu bia.
  • Đại tiện đúng cách, đi tức thì khi có nhu cầu và đi càng nhanh càng tốt. Tuyệt đối không được rặn mạnh, không ngồi quá lâu trên bồn cầu.
  • Tập thể dụng điều độ hàng ngày, ngăn ngừa táo bón, nâng cao thể lực và tăng cường sức đề kháng.

Những câu hỏi quan trọng đi gặp bác sĩ

Các câu hỏi bạn nên biết để đặt cho bác sĩ trong quá trình thăm khám:

1. Hỏi về nguyên nhân gây trĩ nội và tình trạng bệnh hiện tại?

2. Bị trĩ có phải nội soi không?

3. Với mức độ này, tôi nên điều trị bằng phương pháp nào tốt nhất?

4. Tôi nên uống những loại thuốc nào? Nếu có tác dụng phụ phải làm gì để xử lý?

5. Chế độ sinh hoạt, ăn uống trong quá trình trị bệnh như thế nào?

6. Trĩ nội đã trị khỏi có tái phát không?

7. Có cần tái khám sau khi điều trị khỏi hay không?

Bệnh trĩ nội là căn bệnh khó nói, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây phát sinh nhiều phiền toái về sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, để tránh các biến chứng khó lường của bệnh, hãy chủ động thăm khám để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Ngày đăng 12:02 - 14/06/2023 - Cập nhật lúc: 12:02 - 15/06/2023
Chia sẻ:
Bệnh Lao ruột
Lao ruột là một trong những bệnh lao ít gặp. Tuy nhiên nếu mắc phải lại rất nguy hiểm vì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm…
Dị ứng sữa Bệnh Dị Ứng Sữa
Dị ứng sữa là một dạng dị ứng khá phổ…
Viêm loét dạ dày tá tràng Bệnh Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh về đường…
Bệnh Polyp Túi Mật
Polyp túi mật là những u nhú được hình thành…
Bệnh Hẹp môn vị phì đại

Hẹp môn vị phì đại là sự thu hẹp của cơ môn vị làm tắc nghẽn đường dẫn thức ăn…

Polyp Ống Tiêu Hóa

Polyp ống tiêu hóa thường xuất hiện ở đại tràng, dạ dày và nhiều vị trí khác. Chúng là những…

Sa trực tràng Bệnh Sa Trực Tràng

Sa trực tràng là tình trạng sa một phần hoặc toàn bộ lớp niêm mạc trực tràng trong hậu môn…

Bệnh Loạn Dưỡng Mỡ

Loạn dưỡng mỡ có thể do bẩm sinh di truyền hoặc mắc phải. Xảy ra khi tích tụ mô mỡ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua