VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn từ Y học cổ truyền [Đừng bỏ lỡ]

Biến chứng của thoái hóa khớp gối và cách phòng tránh

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời người bệnh thoái hoá khớp gối có thể bị teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống. Cho đến nay y học vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để căn bệnh thoái hoá khớp gối này bởi vậy việc có ý thức phòng ngừa căn bệnh này được coi là giải pháp tốt nhất.

Thoái hoá khớp gối là khởi nguồn của nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, cứng khớp thậm chí là tàn phế

Thoái hóa khớp gối hình thành do đâu?

Thoái hóa khớp gối là một loại bệnh mạn tính về các khớp xảy ra chủ yếu ở những người trong độ tuổi trung niên và cao tuổi được sinh ra do tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn có xảy ra phản ứng viêm và giảm thiểu dịch khớp.

Sụn khớp là các cấu trúc che phủ bề mặt xương giúp che chắn và đóng vai trò như một miếng đệm giữa các xương. Qua thời gian lớp sụn này bị mài mòn, mỏng đi, xù xì khiến cho khớp gối không thể hoạt động tốt. Phần xương dưới sụn cũng bị thay đổi hình dạng, bị xơ hoá khi mật độ khoáng và sự bền chắc bị giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ trên bề mặt sụn khớp.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Quá trình thoái hoá khớp gối

Khi thoái hoá khớp gối tiến triển đến giai đoạn nặng, sụn khớp bị mài mòn đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương khiến cho các đầu xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, mài mòn lẫn nhau khiến gây ra những cơn đau đớn cho người bệnh, khi các khớp chuyển động có thể nghe thấy tiếng lạo xạo thậm chí là gây biến dạng khớp, tàn phế.

Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối

  • Cảm giác đau nhức ở khớp gối thường trực: Người bệnh thoái hoá khớp gối sẽ phải đối mặt với các cơn đau ở khớp. Cơn đau tăng dần khi người bệnh vận động hoặc di chuyển. Khi người bệnh cử động duỗi chân có tiếng kêu lục cục ở khớp gối.
  • Hiện tượng cứng khớp gối vào buổi sáng thức dậy. Khi thức dậy vào buổi sáng, đặc biệt là buổi sáng mùa đông người bệnh sẽ bị cứng khớp gối, cử động co duỗi chân tay. Người bệnh thường phải mất 30 phút làm nóng khớp mới có thể cử động.
  • Khó nhấc chân, đi tập tễnh, đứng lên ngồi xuống gặp khó khăn cần có sự trợ giúp mới có thể đứng lên và ngồi xuống cần có sự trợ giúp mới di chuyển được. Khi phát triển đến giai đoạn nặng người bệnh thậm chí không thể bước lên cầu thang – xuống cầu thang và rất dễ bị ngã khi vận động.
  • Một số trường hợp biến chứng của bệnh thoái hoá khớp gối như: bị hẹp khe khớp, mọc gai xương ở mâm chày, khớp gối bị sưng lên do tràn dịch khớp; Gãy xương do áp lực; Chảy máu, nhiễm trùng trong khớp; Hoại tử xương; Tổn thương gân và dây chằng xung quanh các khớp

Hiện nay các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Tuy nhiên các phương pháp này cũng không thể điều trị triệt để được tình trạng này bởi vậy phòng tránh thoái hóa khớp từ sớm được cho là giải pháp tối ưu nhất.

Phòng tránh nguy cơ thoái hoá khớp gối

Thoái hóa khớp tuy không điều trị triệt để được nhưng việc dự phòng vẫn rất quan trọng để ngăn ngừa và hạn chế các yếu tố khiến quá trình thoái hoá diễn ra chậm, muộn hơn, giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm gây ra. Để phòng bệnh thoái hóa khớp gối, cần chú ý những điều sau:

Tập thể dục ngay khi còn trẻ: Ngay khi còn trẻ hãy duy trì thói quen vận động, thể dục, thể thao đều đặn, tránh tác động mạnh và những động tác nguy hiểm có thể gây chấn thương khớp gối. Bên cạnh đó, vận động, tập thể dục khoa học giúp cơ thể khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng là yếu tố thuận lợi để tăng cường dinh dưỡng cho sụn khớp. Tuy nhiên cần lưu ý, không chơi một môn thể thao quá mức như đá bóng, tennis… gây quá tải cho khớp gối, rất dễ tạo điều kiện cho bệnh thoái hoá khớp gối tiến triển mạnh.

Những người béo phì dễ bị thoái hóa khớp gối khi về già

Duy trì cân nặng phù hợp, tránh béo phì: Hãy luôn cố gắng giữ cơ thể ở một trọng lượng phù hợp. Tình trạng béo phì sẽ làm gia tăng sức tì đè lên các khớp đặc biệt khớp gối là khớp có vai trò gánh đỡ sức nặng của cả cơ thể. Vì vậy duy trì cân nặng là một cách hiệu quả giúp bạn phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối từ khi còn trẻ.

Vận động đúng tư thế: Tư thế tốt là tư thế cân bằng. Tư thế đúng giúp hạn chế sự đề ép không cân đối lên phần khớp gối.

Không mang vác vật nặng quá sức gây tổn hại lên khớp gối khiến khớp gối bi các khớp nhanh hư tổn và thoái hóa. Ngoài ra, nếu bạn đã có một tổn thương trước đó ở khớp gối thì việc mang vác những vật nặng sẽ khiến cho các tổn thương đó bị tái phát. 

Việc cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi là yếu tố quan trọng giúp bạn tránh được nguy cơ thoái hóa khớp gối

Cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc, thường xuyên thay đổi tư thế ngồi, làm việc: Với bất kỳ ai thì việc cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc. Không nên lặp đi lặp lại một tư thế làm việc quá lâu. Dù lực không lớn nhưng nếu tư thế đó lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài thì sẽ làm tổn thương khớp gối.

Điều trị tích cực các bệnh lý xương khớp: Nếu bạn đang có bất cứ một tổn thương hoặc bệnh lý về xương khớp nào hãy hãy đi khám sớm và tích cực điều trị để khắc phục tình trạng bệnh hiện tại, hạn chế tình trạng tái phát bệnh.

Nhung Dương

TIN NÊN ĐỌC

Ngày đăng 10:24 - 23/03/2023 - Cập nhật lúc: 10:24 - 24/03/2023
Chia sẻ:
Đau thần kinh tọa chữa bằng bài thuốc dân gian có thực sự hiệu quả?

Ngoài việc dùng thuốc tây thì nhiều bệnh nhân vẫn áp dụng cách chữa bệnh đau thần kinh tọa bằng…

Khám xương khớp ở Bệnh viện 108 – Địa chỉ trị bệnh đáng tin cậy

Người bệnh muốn khám xương khớp ở Bệnh viện 108 có thể tham khảo một số thông tin về quy trình…

Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout chuẩn Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout chuẩn

Viêm khớp dạng thấp và gout đều là bệnh lý có xuất phát từ viêm khớp phổ biến. Cả hai…

Hay bị tê chân tay do thiếu chất gì là thắc mắc chung của nhiều người Hay bị tê tay chân là thiếu chất gì và giải pháp bổ sung

Hay bị tê tay chân là thiếu chất gì là một trong những thắc mắc chung của rất nhiều người.…

Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục?

Nhiều bệnh nhân sắp mổ thoát vị đĩa đệm lo lắng gửi câu hỏi về cho trung tâm như sau:…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua