Bị vảy nến có tắm biển được không, tại sao?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tắm biển mang đến cảm giác thoải mái, thư giãn cho con người. Tuy nhiên, không ít người thắc mắc, bị vảy nến có tắm biển được không? Với làn da đang bị tổn thương, liệu tắm biển có gây nhiễm trùng da. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

bị vảy nến có tắm biển được không
Tắm biển mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Bị vảy nến có tắm biển được không?

Vảy nến là căn bệnh tự miễn, rất thường hay gặp ở con người. Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến sẽ rất dễ khiến làn da trở nên sần sùi, bong tróc, chảy máu, ngứa ngáy,… Với căn bệnh vảy nến, việc bảo vệ, làm sạch da là vô cùng cần thiết. Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến hoàn toàn có thể tắm biển bình thường.

Các thành phần trong nước biển sẽ hỗ trợ điều trị tình trạng nấm ngoài da, làm lành các tổn thương, cải thiện tình trạng vảy nến hiệu quả. Bên cạnh việc chữa trị bệnh vảy nến, tắm biển còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Nước biển có khả năng chữa trị rất nhiều bệnh lý khác như bệnh hô hấp, tai – mũi – họng, loãng xương,… Đồng thời giúp người bệnh ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn.

Tại sao bị vảy nến không nên tắm nhiều ?

Mặc dù nước biển chứa rất nhiều thành phần tốt cho việc điều trị bệnh vảy nến nhưng người bệnh không nên lạm dụng tắm biển quá nhiều. Việc ngâm mình dưới nước biển quá lâu sẽ gây tổn thương nghiêm trọng bề mặt da, khiến người bệnh rất dễ bị cảm. Đặc biệt, những vùng da bị chảy máu, lở loét sẽ rất dễ bị đau rát, khó chịu do da được sát trùng quá lâu. Một số trường hợp làn da sẽ bị ửng đỏ, sưng tấy, kích ứng gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người còn bị mất ngủ về đêm nếu tắm biển thường xuyên trong thời gian dài. 

Bệnh nhân hoàn toàn có thể đẩy lùi vảy nến nếu tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học.
bị vảy nến có tắm biển được không
Bệnh nhân mắc bệnh vảy nến không nên tắm nước biển quá nhiều.

Tắm biển chỉ hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến chứ không thể chữa trị bệnh khỏi hoàn toàn. Các thành phần trong nước biển chỉ thúc đẩy việc giảm vảy nến toàn thân. Nước biển không thể chữa trị bệnh vảy nến tận gốc. Do đó, bệnh nhân cần phải lưu ý vấn đề này, không nên lạm dụng việc tắm nước biển thường xuyên. Thay vì tắm biển thường xuyên, người bệnh có thể áp dụng cách chữa vảy nến bằng nước muối tại nhà để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Lưu ý khi đi tắm biển cho người bị vảy nến

Tắm biển tốt cho sức khỏe con người, giúp làm sạch và bong tróc các mảng bám ở da. Tuy nhiên, với căn bệnh vảy nến, tắm biển quá lâu hoặc tắm thường xuyên sẽ không tốt. Khi đi tắm biển, người bệnh vảy nến cần chú ý một số vấn đề sau đây.

  • Người bệnh chỉ nên tắm tối đa khoảng 15 – 20 phút/ mỗi lần tắm.
  • Không được ngâm mình trong nước quá lâu
  • Mỗi tháng chỉ được tắm biển khoảng 6 – 8 lần. Điều này cũng có nghĩa mỗi tuần, người bệnh chỉ tắm khoảng 2 – 3 lần.
  • Sau khi tắm, người bệnh cần phải chịu khó sử dụng các chất dưỡng ẩm khác như dầu dừa, dầu oliu.
  • Chỉ nên sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên, lành tính
  • Bệnh nhân nên áp dụng các cách chữa trị khác nhau theo chỉ định của bác sĩ song song với việc tắm biển.
  • Thoa kem chống nắng khi đi ra ngoài trời để tắm biển.
  • Sau khi bơi ở biển, bạn cần tắm lại bằng nước sạch.
  • Khi đã tắm xong, bạn cần sử dụng kem dưỡng ẩm để bảo vệ làn da của mình, giúp da mịn màng, ngăn ngừa khô da.

Phương pháp chữa vảy nến bằng muối biển tại nhà

Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, Hoa Kỳ có khoảng 6 triệu người mắc bệnh vảy nến. Tắm muối hạt là cách giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng tấy, ngứa ngáy, ửng đỏ và làm bong các đốm trắng. Để có thể cải thiện triệu chứng bệnh vảy nến bằng muối biển, người bệnh có thể áp dụng theo cách đơn giản như sau.

bị vảy nến có tắm biển được không
Người bệnh bị vảy nến có thể ngâm mình trong nước muối biển.

+ Bước 1: Đầu tiên, bạn sẽ đổ đầy nước ấm vào bồn tắm (người bệnh có thể dùng nước mát nếu thích). Bạn nên kiểm tra nước trước, tránh nước quá nóng gây bỏng da và có khả năng làm tăng các triệu chứng vảy nến nhiều hơn.

+ Bước 2: Người bệnh sử dụng một chén nhựa hoặc muỗng nhựa để lấy ra 2 chén muối. Tiếp đến, bạn hòa chung muối với nước tắm cho muối tan hết. Sử dụng tay để khuấy nước trong bồn để muối có thể tan hoàn toàn.

+ Bước 3: Tiếp đến, người bệnh ngồi hoặc nằm trong bồn tắm để nước muối thấm đều trên da, nhất là ở những vị trí bị vảy nến nhiều. 

+ Bước 4: Sau khi ngâm mình khoảng 15 phút, bạn có thể bước ra khỏi bồn. Trong quá trình ngâm cơ thể, người bệnh nên thư giãn hoặc đọc 1 cuốn sách để tận hưởng cảm giác thư thái tinh thần. 

+ Bước 5: Bạn dùng khăn mềm thấm cho khô da sau khi tắm xong. Sau đó nhanh chóng sử dụng các loại dầu dưỡng ẩm để thoa lên toàn bộ da, nhất là da bị vảy nến. 

Với phương pháp này, người bệnh chỉ nên thực hiện khoảng 1 – 2 lần/tuần. Bạn thực hiện đều đặn để các triệu chứng bệnh vảy nến nhanh chóng được cải thiện. Tắm muối biển tại nhà cũng chỉ là giải pháp hỗ trợ, bệnh nhân nên tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh chóng khỏi.

TIN HỮU ÍCH: VTV2 giới thiệu bài thuốc chữa vảy nến, viêm da cơ địa hiệu quả nhất hiện nay của Thuốc dân tộc

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc: Bị vảy nến có tắm biển được không? Những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến có thể tắm biển nhưng không được lạm dụng tắm quá nhiều. Hiện tại, căn bệnh này không có biện pháp chữa trị dứt điểm. Do đó, ngoài việc tắm biển, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng,… để bệnh nhanh chóng khỏi.

ĐỪNG ĐỂ VẢY NẾN KHIẾN BẠN TỰ TI, MẶC CẢM

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 13:00 - 05/06/2023 - Cập nhật lúc: 15:24 - 18/09/2023
Chia sẻ:
Gia đình 3 thế hệ thoát căn bệnh vảy nến di truyền nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang Gia đình 3 thế hệ thoát căn bệnh vảy nến di truyền nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Hồ hởi đến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở…

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên tư vấn tại Sống khỏe mỗi ngày Bác sĩ Lệ Quyên tư vấn chữa bệnh vảy nến, viêm da cơ địa trên Sống khỏe mỗi ngày VTV2

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên có gần 20 năm kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh viêm da. Với nền…

3 loại thuốc bôi trị vẩy phấn hồng tốt nhất 3 thuốc bôi trị bệnh vẩy phấn hồng tốt nhất hiện nay

Thuốc bôi trị bệnh vẩy phấn hồng thường chứa thành phần như Axit salicylic, Anthralin, Steroid,... Nếu sử dụng thuốc…

Bệnh vẩy nến da đầu là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh vẩy nến da đầu làm ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng cuộc sống. Thông tin về bệnh sẽ có…

Cách trị bệnh vảy nến bằng dầu dừa có khỏi không?

Trị vảy nến bằng dầu dừa mang lại được sự an toàn, lành tính và tiết kiệm chi phí. Phương…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Thanh bì dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 giới thiệu là giải pháp DUY NHẤT có 3 chế phẩm BÔI, UỐNG, RỬA hiệu quả.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua