Bí tiểu sau sinh – Nguyên nhân, cách điều trị & phòng ngừa

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bí tiểu sau sinh là tình trạng rối loạn đường tiểu, mắc đi tiểu nhưng không thể đi được ở sản phụ sau khi sinh. Hiện tượng này không gây nguy hiểm nhưng nó khiến cho sản phụ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bí tiểu sau sinh hiệu quả.

Bí tiểu sau sinh khiến cho sản phụ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Bí tiểu sau sinh khiến cho sản phụ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Nguyên nhân và biểu hiện bí tiểu sau sinh

Bí tiểu sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, đặc biệt là khi sinh bị ngã âm đạo. Đây là tình trạng rối loạn đường tiểu gây ra chứng mắc đi tiểu nhưng không thể đi được, cầu bàng quang căng tức khi tắm. Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bí tiểu sau sinh, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Trong quá trình chuyển dạ, ngôi thai xuống thấp, đầu thai nhi đè vào cổ bàng quang hoặc là niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giản. Nếu giãn quá nhiều sẽ làm mất trương lực, gây co thắt cơ cổ bàng quang.
  • Sau khi sinh phải cắt khâu tầng sinh môn, chỗ khâu bị sưng nề khiến việc đi tiểu dễ tác động vào vết thương gây đau, đồng thời làm hạn chế phản xạ co bóp lớp cơ ở đường tiểu, khiến việc đi tiểu trở nên khó khăn hơn.
  • Quá trình sinh nở diễn ra quá lâu, thai nhì đè ép lên bàng quang gây phù thũng bàng quang, đường tiểu làm cản trở việc đi tiểu.
  • Sau khi sinh, bàng quang trở nên không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy gây bí tiểu
  • Bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng ống tiểu cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra bí tiểu sau sinh.
  • Bí tiểu sau sinh xảy ra với những trường hợp mổ để có thể do tác dụng phụ của thuốc gây mê gây tể tủy sống, thần kinh quá lo lắng, tổn thương do thủ thuật thô bạo, dập bàng quang gây bí tiểu.

Sau khi sinh, nếu sản phụ có các biểu hiện dưới đây thì rất có thể đã mắc chứng bí tiểu sau sinh, lúc này cần đến bệnh viện để kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp:

  • Sau khi sinh khoảng 3 – 4 giờ trở đi, sản phụ có cảm giác mắc đi tiểu nhưng không đi được.
  • Khám lâm sàng thấy bụng mềm, vùng dưới rốn ngoài khối cầu an toàn xuất hiện một khối cầu khác đó là cầu bàng quang, ấn vào cảm giác căng tức.
  • Sau khi được hướng dẫn tập đi tiểu nhưng sản phụ không tự đi tiểu được, cảm giác ngày càng căng tức và khó chịu. 

Các phương pháp điều trị bí tiểu sau khi sinh

Điều trị bí tiểu sau sinh có tác dụng khôi phục lại trương lực của bàng quang, giúp bàng quang co bóp trở lại bình thường. Theo các bác sĩ tại Viện Quân y 108, để điều trị dứt điểm chứng bệnh này, sản phụ nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh từ đó có cách điều trị phù hợp.

Điều trị bí tiểu sau sinh bằng Tây y

Điều trị bí tiểu sau sinh bằng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm
Điều trị bí tiểu sau sinh bằng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm

Phương pháp điều trị bí tiểu sau khi sinh trong y học hiện đại thường tuân thủ theo 4 nguyên tắc sau:

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn xâm nhập gây ra với các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng dưới. Áp dụng các cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị mang lại những dấu hiệu tích cực mà người bệnh có thể sử dụng.
  • Tập đi tiểu để tạo lại phẩn xạ khi đi tiểu.
  • Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng.
  • Dùng kháng viêm chống phù nề chèn ép lên cỗ bàng quang.
  • Hỗ trợ trương lực bàng quang giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại như bình thường.

1. Tập đi tiểu để tạo lại phản xạ khi đi tiểu và thông tiểu

– Dội nước ấm vùng âm hộ, vận động sớm sau khi sinh và tập đi tiểu tự nhiên

– Nếu sau khi thực hiện phương pháp trên nhưng không hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành đặt sonde tiểu và lưu trong 24 giờ.

– Tập bàng quang:

  • Đặt sonde tiểu giữ lại và tháo kẹp mỗi 3 – 4 giờ/lần, tạo lại phản xạ đi tiểu, khi tháo kẹp người mẹ phải tập rặn tiểu qua sonde.
  • Trước khi rút sonde tiểu, kẹp sonde tiểu 4 giờ, chờ cảm giác mót tiểu, cho người mẹ rặn tiểu qua sonde, nếu tiểu được qua sonde thì mới rút sonde.

2. Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng

Bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc điều trị bí tiểu sau khi sinh nếu sau khi áp dụng tất cả những phương pháp điều trị trên nhưng không mang lại kết quả:

  •  Prostigmine 0,5 mg (Tiêm bắp mỗi ngày)
  •  Domitazol 2 viên x 2 lần uống trong 5 ngày
  • Xatral SR 5 mg 01 viên x 2 lần uống trong 5 ngày
  • Ngoài ra, có thể kết hợp các thuốc vitamin B1, B6, B12 nhằm tăng cường sức khỏe.

3. Một số lưu ý trong quá trình thông tiểu

  • Dụng cụ sonde tiểu phải tuyệt đối vô khuẩn để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng. Kỹ thuật thực hiện phải đúng quy trình và vô khuẩn, động tác nhẹ nhàng.
  • Không được dùng sonde tiểu có kích cỡ quá lớn gây tổn thương, phù nề.
  • Nếu cần lấy nước tiểu thử vi khuẩn phải lấy nước tiểu giữa bãi, nên lấy trực tiếp vào ống nghiệm vô khuẩn.
  • Không để lưu sonde tiểu quá 48 giờ, không thông tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Nếu bí tiểu có bàng quang quá căng, phải rút nước tiểu chậm và không rút hết nước tiểu trong bàng quang.
  • Theo dõi bàng quang trong và sau khi thông tiểu để phát hiện những dấu hiệu bất thường và có xử trí kịp thời.

Điều trị bí tiểu sau sinh theo Đông y

Điều trị bí tiểu sau sinh bằng phương pháp massage, bấm huyệt trong Đông y
Điều trị bí tiểu sau sinh bằng phương pháp massage, bấm huyệt trong Đông y

Trong trường hợp bí tiểu sau sinh do cơ năng thì có thể điều trị bằng cách xoa bóp bấm huyệt, phương pháp này được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Cho sản phụ nằm trên giường với tư thế thoải mái, toàn thân thả lỏng và thư giãn, giữ cho tinh thần bình tĩnh. Dùng dầu nóng xoa lên vùng bụng. Dùng hai tay massage vùng bụng dưới theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần thực hiện 50 vòng. Tiếp đến dùng ngón tay cái miết dọc trục giữa từ rốn xuống điểm giữa bờ xương mu thêm 30 lần.
  • Bước 2: Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa bấm các huyệt Khí hải, Quan nguyên và Thúc cốt, theo trình tự mỗi huyệt khoảng nửa phút.
  • Bước 3: Dùng hai ngón tay cái ấn đồng thơi hai huyệt Túc tam lý trong vòng 1 phút.
  • Bước 4: Dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời cả hai huyệt Âm lăng tuyền trong nửa phút.
  • Bước 5: Dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời cả hai huyệt Tam âm giao trong 1 phút.

Trong trường hợp sản phụ bị bí tiểu sau sinh do bệnh lý gây nên (chủ yếu là do sỏi bàng quang hình thành trong quá trình mang thai), phương pháp điều trị an toàn nhất được các chuyên gia khuyên áp dụng là sử dụng thuốc nam. Trong số đó, bài thuốc nam gia truyền hơn 150 năm Đỗ Minh Bài Thạch Khang của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được nhiều chuyên gia khuyên dùng và nhận được phản hồi tốt từ người bệnh. 

Theo tìm hiểu của phóng viên thuocdantoc.org, bài thuốc này được nghiên cứu dựa trên nguyên lý chữa bệnh của YHCT, kết hợp công thức bí truyền của dòng họ Đỗ Minh để mang đến hiệu quả chữa bệnh cao nhất. Thêm vào nữa, các lương y, bác sĩ Đỗ Minh Đường chú trọng sử dụng thảo dược sạch làm thuốc, đảm bảo yếu tố an toàn cho người bệnh. 

Liệu trình bài thuốc Đỗ Minh Bài Thạch Khang của Đỗ Minh Đường
Liệu trình bài thuốc Đỗ Minh Bài Thạch Khang của Đỗ Minh Đường

Theo đó, hơn 50 thảo dược có mặt trong bài thuốc Đỗ Minh Bài Thạch Khang đều là vị thuốc sạch đạt tiêu chuẩn GACP – WHO được thu hái từ 3 vườn thuốc của Đỗ Minh Đường tại Hòa Bình – Hưng Yên – Gia Lâm (Hà Nội). Sau khi thu hái, sơ chế, nam dược được đưa vào quá trình điều chế liên tục suốt 48 giờ để cho ra thành phẩm cao đặc nguyên chất, hiệu quả thuốc vẫn đảm bảo mà giúp người bệnh dễ dàng, tiện lợi hơn khi dùng. 

ĐỌC NGAY: Đỗ Minh Bài Thạch Khang – Bí quyết hơn 150 năm – “Khắc tinh” của các chứng sỏi tiết niệu

Để được các chuyên gia nhà thuốc Đỗ Minh Đường tư vấn liệu trình điều trị thích hợp nhất, mẹ bầu có thể liên hệ đến hotline 0984 650 816/ 0932 088 186 hoặc đến trực tiếp nhà thuốc tại: 

  • Hà Nội: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình
  • Hồ Chí Minh: Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, P.25, Q. Bình Thạnh

Chuyên gia đang ONLINE – CHAT ngay để nhận tư vấn MIỄN PHÍ

Đặt lịch hẹn online cùng bác sĩ Đỗ Minh Đường

Điều trị bí tiểu sau sinh bằng phương pháp dân gian

Bí tiểu lâu ngày sau sinh nếu không được thông tiểu sẽ gây hại chi bàng quang và ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Khi bí tiểu mẹ có thể tiến hành cải thiện bằng các biện pháp dân gian tại nhà rất đơn giản và hiệu quả:

Chữa bí tiểu sau sinh bằng củ hành tươi

– Nguyên liệu:

  • 10 gram củ hành tươi

– Cách thực hiện:

  • Hành tươi cho vào cối giã nát, chia thành 2 phần.
  • Bọc hành đã giã vào hai miếng vải sạch khác nhau.
  • Cho bọc vải lên chảo sao cho nóng luân phiên nhau để đắp lên rốn.
  • Sau vài ngày việc đi tiểu sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Chữa bí tiểu sau sinh bằng mía và ngó sen

– Nguyên liệu:

  • 1 kg mía
  • 200 gram ngó sen

– Cách thực hiện:

  • Mía gọt bỏ vỏ, ép lấy nước, ngó sen cũng ép lấy nước.
  • Trộn nước ngó sen và nước mía với nhau, bắc lên bếp đun nóng.
  • Lấy 200 ml nước uống nay, phần còn lại có thể uống thay nước lọc hàng ngày.
  • Sau vài ngày thực hiện tình trạng bí tiểu sẽ giảm dần.

Biện pháp phòng ngừa bí tiểu sau sinh

Làm sao để phòng tránh tình trạng bí tiểu sau sinh
Làm sao để phòng tránh tình trạng bí tiểu sau khi sinh ở sản phụ

Để phòng tránh chứng bí tiểu sau sinh một cách hiệu quả, mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Nếu bị nhiễm trùng đường tiểu, đường tiết niệu khi mang thai nên điều trị sớm và dứt điểm, không nên để kéo dài đến lúc sinh.
  • Mẹ sau sinh nên vận động sớm, tự đi tiểu không nên lo sợ đau đớn với vết may ở tầng sinh môn, tập rặn tiểu như bình thường.
  • Trong và sau khi chuyển dạ, sản phụ nên đi tiểu 2 – 3 giờ/lần, uống nhiều nước từ 2,5 – 3 lít nước/ngày, không nên nín tiểu
  • Vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ bằng nước ấm hoặc là dung dịch vệ sinh phụ khoa như gynofar, lactacyd FH.
  • Luôn luôn giữ khô vùng âm hộ, tránh nhiễm trùng vết may tầng sinh môn.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp phục hồi sức khỏe sau sinh, cũng như cung cấp sữa mẹ cho con bú được đầy đủ.

Bí tiểu sau sinh gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của sản phụ, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Hy vọng, với những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc đẩy lùi triệu chứng bí tiểu sau sinh và có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Ngày đăng 09:28 - 11/06/2022 - Cập nhật lúc: 13:38 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không hay phải chữa?

Viêm đường tiết niệu không có khả năng tự khỏi. Để kiểm soát triệu chứng và điều trị bệnh dứt…

Các loại sỏi thận thường gặp và cách xử lý Các loại sỏi thận thường gặp và cách xử lý

Có nhiều loại sỏi thận xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước khi điều trị, người bệnh cần…

Bị ung thư bàng quang sống được bao lâu?

Bệnh ung thư bàng quang nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm thì khả năng chữa…

Các bài thuốc nam, dân gian điều trị ung thư bàng quang

Trị ung thư bàng quang bằng các bài thuốc nam lưu truyền trong dân gian có độ an toàn cao…

U bàng quang ác tính là gì? Chữa được không?

U bàng quang ác tính (hay ung thư bàng quang) là bệnh lý xảy ra khi có sự hiện diện…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm đường tiết niệu làm sao chữa khỏi? Đâu là phương pháp hữu hiệu nhất? Tất cả sẽ có ngay trong bài viết này. Hiệu quả nhất là bài thuốc thứ 3, đừng bỏ lỡ.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua