Bị thủy đậu tắm lá gì tốt? 5 loại lá thường sử dụng

Bệnh thủy đậu có được tắm không?

Nốt thủy đậu đóng vảy đã khỏi chưa, còn lây không?

Bệnh thủy đậu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bị bệnh thủy đậu kiêng gì nhanh khỏi, không lo sẹo?

Bị thủy đậu có nằm máy lạnh được không?

Cách dùng lá canh châu chữa thủy đậu theo dân gian

8 bài thuốc trị bệnh thủy đậu hiệu quả nhiều người sử dụng

Bị thủy đậu có được tắm sữa tắm không?

Có nên tắm lá chân vịt chữa thủy đậu tại nhà?

Bị thủy đậu có tắm xà phòng được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh thủy đậu là căn bệnh không còn quá xa lạ với mọi người. Khi bị mắc chứng thủy đậu, người bệnh nên tắm rửa mỗi ngày. Tuy nhiên, không được tắm bằng xà phòng, sữa tắm,…

Bệnh nhân thủy đậu (trái rạ) cần tắm rửa mỗi ngày. Tuyệt đối không tắm bằng xà phòng.

Tổng quan về bệnh thủy đậu

Thủy đậu (Chickenpox) là một căn bệnh do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh thủy đậu (có người gọi là trái rạ) là tình trạng trên da xuất hiện những hạt mụn nước có kích thước như hạt đậu. Những hạt mụn nước này sẽ chuyển màu dần từ trắng trong sang màu đục.

Bệnh thủy đậu là một chứng bệnh lây truyền. Virus có nhiều trong mụn nước, hơi thở của người bệnh. Virus sẽ tấn công vào cơ thể người lành qua đường không khí hoặc qua tiếp xúc ngoài da.

Đây là một căn bệnh phổ biến, hầu như ai cũng bị mắc phải một lần trong đời. Thông thường, khi đã bị mắc bệnh một lần, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra chất đề kháng đặc biệt để chống lại virus gây bệnh. Điều này có nghĩa, nếu đã bị mắc thủy đậu một lần, bạn sẽ không thể mắc bệnh lần sau. Tuy nhiên, trong trường hợp sức đề kháng kém, bạn có thể sẽ mắc bệnh lần sau nếu virus xâm nhập vào cơ thể.

Bên cạnh những nốt mụn nước gây ngứa và đau nhức trên da, người bệnh thủy đậu còn gặp phải những triệu chứng khác như:

  • Sốt;
  • Mệt mỏi;
  • Sổ mũi;
  • Chán ăn.

Với sự phát triển của y học, bệnh thủy đậu đã có thuốc điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh cần phát hiện và đến gặp bác sĩ để điều trị sớm. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng khôn lường.

Bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc ngoài da thông thường.
Bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc ngoài da thông thường.

Bị thủy đậu có tắm xà phòng được không?

Rất nhiều người thắc mắc rằng, bị thủy đậu thì có cần kiêng nước không, có được tắm bằng xà phòng như bình thường không? Khi bị bệnh thủy đậu, người bệnh cần tắm gội hàng ngày để giúp cơ thể sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn, mồ hôi.

Người bệnh thủy đậu không nên tắm bằng xà phòng. Các loại xà phòng, sữa tắm có thể làm kích ứng những nốt mụn nước, làm khô da, gây bất lợi cho quá trình điều trị.

Bên cạnh đó, trong quá trình tắm, người bệnh chà xát thỏi xà phòng lên vùng da bị bệnh sẽ khiến cho xà phòng nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Từ đó có thể lây lan cho người khác nếu dùng chung.

Tóm lại, người bệnh thủy đậu vẫn có thể tắm rửa như bình thường. Hãy tắm gội hàng ngày để loại bỏ mồ hôi, vi khuẩn trên cơ thể. Giúp da dẻ thông thoáng, bệnh sẽ mau chóng được thuyên giảm.

Bệnh nhân thủy đậu nên tắm bằng nước ấm hàng ngày. Không được dùng sữa tắm, xà bông để tắm vì sẽ gây kích ứng da.
Bệnh nhân thủy đậu nên tắm bằng nước ấm hàng ngày. Không được dùng sữa tắm, xà bông để tắm vì sẽ gây kích ứng da.

Chăm sóc cơ thể khi bị thủy đậu như thế nào?

1. Tắm

Người bệnh thủy đậu cần tắm gội hàng ngày. Hãy tắm bằng nước ấm để cơ thể không bị lạnh, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Tắm nước ấm sẽ giúp da dễ chịu, những mụn mủn sẽ không bị kích ứng.

Người bệnh có thể tắm bằng nước muối loãng để giúp cơ thể sạch khuẩn hơn. Thực hiện điều này bằng cách vệ sinh thật sạch chậu tắm, bồn tắm, sau đó hòa thêm ít muối vào nước ấm. Bệnh nhân ngâm mình từ 5 đến 10 phút, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn.

Lưu ý, trong quá trình tắm, người bệnh cần thao tác nhẹ nhàng, không kì cọ quá mạnh, dễ làm tổn thương da, làm vỡ những mụn nước, dễ bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, người bệnh thủy đậu còn có thể tắm bằng những loại lá thuốc dân gian giúp sát khuẩn, cải thiện bệnh tình. Tuy nhiên, người bệnh cần cân nhắc trước khi sử dụng vì có thể gây ra những dị ứng trên da. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

2. Dinh dưỡng

Người bệnh thủy đậu cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để bệnh mau chóng thuyên giảm. Bệnh nhân ăn uống điều độ, ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt. Ăn đầy đủ thịt, cá, rau xanh, các loại củ, trái cây,… để bổ sung chất xơ, vitamin, các loại khoáng chất thiết yếu giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt, kháng lại bệnh tật.

Bệnh nhân thủy đậu cần kiêng kỵ những thực phẩm gây hại cho quá trình điều trị như các loại thức ăn có vị cay nóng, các loại thức ăn khô khan, nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên, nướng,…

3. Sinh hoạt hàng ngày

Trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh thủy đậu cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Hãy uống đầy đủ nước mỗi ngày, tránh xa bia rượu, các loại chất kích thích như cà phê, thuốc lá,…

Bệnh nhân thủy đậu cần ngủ đủ giấc, có thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Trong quá trình phát bệnh, người bệnh cần nghỉ ngơi ở nhà, không nên đến nơi có nhiều khói bụi, ô nhiễm hoặc đông người.

Bệnh nhân thủy đậu nên mặc quần áo khô ráo, thoáng mát. Thay quần áo hàng ngày và giặt phơi ở nơi có ánh nắng tốt để diệt sạch vi khuẩn.

Việc chăm sóc cơ thể thật tốt và một lối sống lành mạnh giúp cho bệnh nhân có một kết quả điều trị tốt hơn.

Trong quá trình điều trị thủy đậu, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có lối sống sinh hoạt lành mạnh, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Trong quá trình điều trị thủy đậu, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có lối sống sinh hoạt lành mạnh, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Phòng tránh bệnh thủy đậu tái phát

Để phòng tránh bệnh thủy đậu và phòng tránh tái phát, mỗi người trong chúng ta cần:

  • Tránh tiếp xúc ngoài da với bệnh nhân đang bị bệnh.
  • Không dùng chung khăn tắm, quần áo,… với người bị bệnh thủy đậu.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học. Ăn đầy đủ cá, thịt, rau xanh, các loại củ tươi, trái cây,… để thu nạp các vitamin, chất xơ, các khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần.
  • Uống đầy đủ nước hàng ngày.
  • Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên, giúp cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch được tăng cường, từ đó giúp phòng tránh bệnh tật.
  • Tắm gội hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên, chỉ định phương pháp chữa bệnh,… thay thế cho bác sĩ chuyên khoa.

Trong dân gian có nhiều bài thuốc có khả năng điều trị bệnh thủy đậu.

8 bài thuốc trị bệnh thủy đậu hiệu quả nhiều người sử dụng

Thủy đậu là tình trạng da bị nổi những mụn nước gây đau nhức và ngứa. Bệnh thủy đậu do…

Bệnh thủy đậu có nên tắm không là thắc mắc của nhiều phụ huynh

Bệnh thủy đậu có được tắm không?

Bệnh thủy đậu có được tắm không, có được ra ngoài không, có nên nằm máy lạnh không… là những…

Bệnh nhân bị thủy đậu nên nghỉ ngơi tại nhà trong thời gian bệnh, không nên ra ngoài.

Bị thủy đậu có được ra ngoài không?

Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) do virus Varicella Zoster gây ra. Khi bị mắc bệnh, cơ…

nốt thủy đậu khô

Nốt thủy đậu khô là dấu hiệu bệnh sắp khỏi

Triệu chứng phổ biến của bệnh thủy đậu là sự xuất hiện của các nốt mụn nước trên bề mặt…

Bị thủy đậu có được tắm sữa tắm không?

Một trong những bước chăm sóc da quan trọng chính là làm sạch và dưỡng ẩm cho da bằng sữa…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *