Bị thủy đậu tắm lá gì tốt? 5 loại lá thường sử dụng

Bệnh thủy đậu có được tắm không?

Nốt thủy đậu đóng vảy đã khỏi chưa, còn lây không?

Bệnh thủy đậu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bị bệnh thủy đậu kiêng gì nhanh khỏi, không lo sẹo?

Bị thủy đậu có nằm máy lạnh được không?

Bệnh thủy đậu có kiêng gió kiêng nằm quạt không?

Bị thủy đậu có tắm xà phòng được không?

Thủy đậu mọc quá nhiều có để lại sẹo hay biến chứng gì không?

Thời gian ủ bệnh thủy đậu là bao lâu?

Bị thủy đậu có nằm máy lạnh được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bị thủy đậu có nằm máy lạnh được không, nằm máy lạnh có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh hay không là câu hỏi mà rất nhiều bố mẹ đặt ra khi có con em bị thủy đậu. Câu hỏi này đã nhận được giải đáp cặn kẽ từ các chuyên gia đầu ngành.

Bị thủy đậu có nằm máy lạnh được không là thắc mắc của nhiều cha mẹ khi có con mắc phải bệnh này
Bị thủy đậu có nằm máy lạnh được không là thắc mắc của nhiều cha mẹ khi có con mắc phải bệnh này

Bị thủy đậu có nằm máy lạnh được không?

Để biết bị thủy đậu có nằm máy lạnh được không trước hết chúng ta cùng điểm sơ qua về nguyên nhân, biểu hiện và nguyên tắc điều trị của bệnh thủy đậu để tìm ra kết quả. Cụ thể:

Nguyên nhân chính gây bệnh thủy đậu

Theo Bs. Đinh Thị Thu Hương (chuyên khoa Truyền nhiễm, BV Nhiệt đới Trung ương), thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi virus Varicella Zoster. Thường xảy ra quanh năm, ở miền bắc hay xuất hiện vào thời điểm cuối đông đầu thu, ở miền nam tập trung vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5.

Thủy đậu là bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Bệnh có thể lan truyền thông qua các giọt nước nhỏ do hắt hơi, ho hoặc qua tiếp xúc khăn trải giường, quần áo, ban thủy đậu, mụn rộp của người bệnh. Thời điểm dễ lây bệnh nhất là từ 1 ngày trước khi xuất hiện ban thủy đậu cho đến 7 ngày sau khi phát ban. Ngoài ra, thời điểm ban khô hoàn toàn và đóng thành vẩy cũng rất dễ lây nhiễm.

Các biểu hiện lâm sàng

Khi bị phơi nhiễm thủy đậu, người bệnh thường có các biểu hiện như sau:

  • Các triệu chứng sốt, phát ban dạng phỏng nước ở da và niêm mạc xuất hiện từ 7 – 21 ngày sau khi phơi nhiễm.
  • Các ban thủy đậu đầu tiên xuất hiện ở thân mình sau đó lan rộng ra toàn thân.
  • Xuất hiện nhiều ban phỏng nước có màu trắng hoặc trắng đục, sau khi vỡ sẽ để lại các vết loét nông trợt và đóng vảy.
  • Các ban thủy đậu có thể thấy ở thanh quản, vòm họng, màng tiếp hợp, đường tiêu hóa… Vì vậy sẽ có một số trường hợp người bệnh cảm thấy nuốt đau, ho, khó thở, tiêu chảy, nôn.

Nguyên tắc điều trị thủy đậu

Cũng theo Bs. Đinh Thị Thu Hương, đến nay thủy đậu vẫn chưa có thuốc chữa đặc hiệu. Vì vậy, bệnh chủ yếu được điều trị thông qua các triệu chứng, chăm sóc dinh dưỡng và phòng bội nhiễm. Một số trường hợp có thể được chỉ định sử dụng Acyclovir để điều trị.

=> Kết luận: Như vậy thông qua nguyên nhân, triệu chứng và nguyên tắc điều trị, người bệnh thủy đậu hoàn toàn có thể nằm điều hòa bình thường. Bác sĩ Hương cũng lưu ý thêm, bệnh nhân nên chú ý giữ vệ sinh da thông qua việc tắm rửa hằng ngày bằng nước ấm để tránh nhiễm trùng. Việc nằm điều hòa hoàn toàn không ảnh hưởng đến các triệu chứng của bệnh thủy đậu. Để bệnh nhanh thuyên giảm, nên uống uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạ sốt kịp thời nếu sốt cao, nghỉ ngơi tại giường và cách lý để không lây bệnh cho người khác.

Khi nào dùng máy lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh thủy đậu?

Chỉ nên điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh từ 25 độ C trở lên cho người mắc thủy đậu
Chỉ nên điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh từ 25 độ C trở lên cho người mắc thủy đậu

Mặc dù nằm điều hòa không ảnh hưởng đến bệnh thủy đậu. Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho biết, người bệnh thủy đậu có sức khỏe chưa ổn định, sức đề kháng kém nên không nên nằm ở phòng điều hòa quá lâu vì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Chỉ nên nằm điều hòa khi trời nắng nóng để tránh tình trạng cơ thể thoát mồ hôi quá nhiều gây ra bội nhiễm. Trong trường hợp trời mát mẻ, nên hạn chế nằm phòng điều hòa vì sẽ khiến khô mũi, viêm họng, khô da và làm cơ thể bị mất nước. Người bệnh thủy đậu là những đối tượng bị mất nước nghiêm trọng nếu để mất thêm nước do nằm phòng điều hòa sẽ khiến bệnh dễ chuyển biến xấu.

Khi bệnh nhân thủy đậu nằm phòng điều hòa, tốt nhất nên uống nhiều nước để tránh tình trạng cơ thể không hoạt động bình thường do thiếu nước. Có thể đặt một chậu nước trong phòng hoặc dùng máy phun sương để tránh tăng độ ẩm cho phòng đồng thời giúp cơ thể không mất nước.

Chỉ nên điều chỉnh nhiệt độ từ 25 độ C trở lên, khi trời mát mẻ thì nên mở cửa sổ để thông thoáng. Tránh để nhiệt độ phòng quá thấp sẽ tạo điều kiện cho một số virus gây bệnh sinh sôi, phát triển.

Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc bị thủy đậu có nằm máy lạnh được không chính là có. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng ở nhiệt độ thích hợp khi nhiệt độ ngoài trời quá nóng để tránh tình trạng thoát mồ hôi dẫn đến viêm nhiễm. Để nhanh chóng khỏi bệnh, nên kết hợp điều trị với việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và lưu ý các vấn đề kiêng khem.

Có thể bạn quan tâm

Các loại thuốc trị bệnh thủy đậu hiệu quả (Bôi + uống)

Thuốc trị bệnh thủy đậu có nhiều loại, từ các bài thuốc dân gian, thuốc thảo dược Đông y đến…

Khi nốt thủy đậu vỡ thì nên bôi thuốc xanh methylen

Nốt thủy đậu đóng vảy đã khỏi chưa, còn lây không?

Nốt thủy đậu đóng vảy đã khỏi chưa, bệnh thủy đậu kéo dài bao lâu thì khỏi hoàn toàn là…

Bệnh nhân thủy đậu nên tắm bằng nước ấm hàng ngày. Không được dùng sữa tắm, xà bông để tắm vì sẽ gây kích ứng da.

Bị thủy đậu có tắm xà phòng được không?

Bệnh thủy đậu là căn bệnh không còn quá xa lạ với mọi người. Khi bị mắc chứng thủy đậu,…

Cách dùng lá canh châu chữa thủy đậu theo dân gian

Từ bao đời nay, bà con ta đã biết dùng lá canh châu chữa thủy đậu cho con cháu. Bài…

Bệnh nhân bị thủy đậu nên nghỉ ngơi tại nhà trong thời gian bệnh, không nên ra ngoài.

Bị thủy đậu có được ra ngoài không?

Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) do virus Varicella Zoster gây ra. Khi bị mắc bệnh, cơ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *